Lũ quét và sạt lở đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế đến khả năng lấy nước của cống ngọc trại thuộc hệ thống thủy lợi bắc hưng hải​ (Trang 52 - 58)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Lũ quét và sạt lở đất

Thông qua việc điều tra khảo sát vào cuối năm 2018 - đầu năm 2019, tác giả đã thu được kết quả như sau:

- Lũ quét:

Tại huyện Phổ Yên bị xảy ra lũ quét 1 lần vào tháng 8 năm 2017 đã thiệt hại làm phá hủy cầu cống, đường giao thông và không thiệt hại về nhà cửa, tính mạng con người; lũ quét xảy ra tại huyện, người dân cho rằng liên quan tới yếu tố mưa lớn trong thời gian dài và sự có mặt của sông/suối. Ảnh hưởng của yếu

tố mưa lớn trong thời gian dài là yếu tố ảnh hưởng quan trọng trong việc tạo ra lũ quét của huyện.

Huyện Võ Nhai: Lũ quét xảy ra nhiều lần trong khoảng 5 năm trở lại đây, gây thiệt hại phá hủy một vài nhà cửa gần sông/suối; làm mất tích hoặc chết người. Lũ quét xảy ra chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như địa hình dốc; mưa lớn trong thời gian dài, thảm thực vật; sự có mặt của sông/suối; sự có mặt của công trình san gạt; sự có mặt của công trình giao thông; sự có mặt của khu vực khai thác khoáng sản và các yếu tố trên ảnh hưởng nhiều đến lũ quét ở mức độ quan trọng và rất quan trọng.

Huyện Phú Lương: Đã xảy ra 2 lần lũ quét vào khoảng tháng 6,7,8 các năm; năm 1997: nước ngập vào trong nhà cách nền nhà 1m và đến năm 2000 lũ quét lặp lại và nước tràn ngập vào nhà cách nền nhà 30 - 40cm, gây thiệt hai tới chăn nuôi, diện tích đất nông nghiệp; phá hủy một số đồ đạc trong nhà tại những nhà gần sông suối và yếu tố có mặt của sông/suối góp phần quan trọng tạo nên lũ quét tại huyện.

Huyện Phú Bình: Xảy ra 1 lần lũ quét tại xã Hà Châu, Xóm Chảy vào khoảng tháng 7 - tháng 9 năm 2017 làm thiệt hại hoa màu như ngô, lúa… nhiều yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến lũ quét như: mưa lớn trong thời gian dài; sự có mặt của sông/suối; sự có mặt của khu vực khoáng sản … Người dân ở đây cho rằng yếu tố ảnh hưởng đến lũ quét nhất là sự có mặt của sông/suối sau đó mưa lớn trong thời gian dài, sự có mặt của khu vực khai thác khoáng sản và cuối cùng mới liên quan đến địa hình dốc.

Huyện Đồng Hỷ: Cũng đã xảy ra 1 trận lũ quét tại xã Hòa Bình giáp xã Văn Lăng vào khoảng tháng 8 năm 2017 và đã phá hủy cầu cống, đường giao thông làm ảnh hưởng lớn tới lưu thông trao đổi hàng hóa, đi lại của người dân; việc gây ra lũ quét một phần là do địa hình dốc.

Huyện Định Hóa: Là huyện xảy ra nhiều lũ quét nhất tỉnh tại: Xóm Khuổi Lưa, Đông Vang, Xóm 7 xã Đồng Thịnh, xã Linh Thông, Định Biên, Xóm Bản Vèn, Xóm Cốc Móc, Xóm Nà Chá, …thường xảy ra vào khoảng các tháng 6,7,8,9 hầu hết đều phá hủy một vài nhà cửa gần sông/suối, phá hủy cầu cống, đường giao thông, tuy nhiên có trận làm mất tích hoặc làm chết người. Các yếu tố để gây ra lũ quét tại huyện chủ yếu là địa hình dốc, mưa lớn trong thời gian dài, thảm thực vật, sự có mặt của sông/suối bên cạnh đó cũng chịu sự tác động của sự có mặt của công trường san gạt, công trình giao thông. Trong các yếu tố tạo nên lũ quét thì yếu tố mưa lớn trong thời gian dài, sự có mặt của sông/suối chiếm vị trí rất quan trọng.

Huyện Đại Từ: Đã xảy ra 2 trận lũ quét tại Phúc Lương - Đức Lương và xóm Khuôn Muỗng xã Yên Lãng vào khoảng tháng 6 - tháng 8 năm 2017; đã phá hủy một vài nhà cửa gần sông/ suối và phá hủy cầu cống, đường giao thông cũng ảnh hưởng tới việc đi lại và buôn bán. Theo người dân, yếu tố liên quan tới lũ quét xảy ra: địa hình dốc, mưa lớn trong thời gia dài, vỏ phong hóa dày, Sự có mặt của hồ chứa nước, sự có mặt của sông/suối, sự có mặt của khu vực khai thác khoáng sản; nhưng yếu tố quan trọng nhất là yếu tố địa hình dốc và mưa lớn trong thời gian dài sau đó mới đến các yếu tố còn lại.

Thành phố Sông Công: không xảy ra lũ quét.

Tại Thành phố Thái Nguyên: Chỉ xảy ra mưa to, gió lốc dẫn đến ngập lụt vào khoảng tháng 8, 9 gây ảnh hưởng đến giao thông, các yếu tố chủ yếu là do địa hình dốc, mưa lớn trong thời gian dài, cấu trúc địa chất.

- Sạt lở đất:

Tại huyện Phổ Yên bị xảy ra sạt lở 2 lần tại Xóm Lò, xã Nam Tiến và Tổ Dân phố Cầu Rẽo, Phường Bãi Sông vào khoảng tháng 8 - tháng 9 năm 2017 đã thiệt hại làm lở ruộng, diện tích đất bồi bên sông bị thu hẹp lại, sạt lở bờ sông tạo nên hố sâu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở đất là do những trận mưa lớn trong thời gian dài, vỏ

phong hóa dày; sau đó là ảnh hưởng bởi sự có mặt của công trường san gạt và công trường khai thác khoáng sản, ngoài ra cũng chịu ảnh hưởng bởi địa hình dốc và thảm thực vật. Ảnh hưởng của yếu tố mưa lớn trong thời gian dài là yếu tố ảnh hưởng quan trọng trong việc tạo ra sạt lở của huyện.

Huyện Võ Nhai: Sạt lở xảy ra nhiều lần tại Vũ Chấn, năm 2008 xảy ra tại xã Đoàn Kết, Dân Tiến, Tổ dân phố Cổ Rồng… vào khoảng tháng 7,8,9; có những trận sạt lở bị ảnh hưởng, vùi lấp 1 phần của 1 số ngôi nhà, cây cối, phá hủy cầu cống, đường giao thông gây cản trở đến cuộc sống của người dân, nhưng đặc biệt không thiệt hại nặng nề về người. Sạt lở xảy ra chịu ảnh hưởng chủ yếu và quan trọng của địa hình dốc; mưa lớn trong thời gian dài và các yếu tố khác.

Huyện Phú Lương: Đã xảy ra nhiều lần sạt lở tại Xóm Phú Nam 4 - xã Phú Đô, xã Tức Tranh, Bãi thải Mỏ than Phấn Mễ - xóm Khuôn 1 xã Phục Linh, xóm Làng Bún - Mỹ Khánh, Xóm Vườn Thông, Tuyến đường Hồ Chí Minh, Làng Muông, Khe Khoang … vào khoảng tháng 6,7,8 nhưng chủ yếu là tháng 8. Những trận sạt lở đã phá hủy, chôn vùi một vài ngôi nhà, phá hủy cầu cống, đường giao thông, có những trận sạt lở còn chôn vùi, làm mất tích hoặc chết người… các trận sạt lở đã thiệt hại không ít đến của cải vật chất cản trở giao thông đi lại, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt đôi lúc còn thiệt hại về con người. Theo người dân thì yếu tố ảnh hưởng dẫn đến sạt lở đất là địa hình dốc, mưa lớn trong thời gian dài, sự có mặt của đường giao thông với taluy dốc nhưng yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất và quan trọng nhất là yếu tố mưa lớn trong thời gian dài.

Huyện Phú Bình: xảy ra lở đất ở một số điểm dọc bờ sông Cầu.

Huyện Đồng Hỷ: Cũng đã xảy ra 1 trận lũ quét tại xã Hòa Bình giáp xã Văn Lăng vào khoảng tháng 8 năm 2017 và đã phá hủy cầu cống, đường giao thông làm ảnh hưởng lớn tới lưu thông trao đổi hàng hóa, đi lại của người dân; việc gây ra lũ quét một phần là do địa hình dốc.

Huyện Định Hóa: Trong 5 năm trở lại đây, xảy ra 3 trận sạt lở đất tại Khu vực xã Hòa Bình, xóm Vải, xã Hóa Thượng, xóm 11 - Thị trấn Sông Cầu xảy ra vào khoảng tháng 9, theo phiếu điều tra hầu hết sạt lở gây thiệt hại và phá hủy, chôn vùi một vài ngôi nhà, phá hủy cầu công, đường giao thông làm gây ùn tắc giao thông đôi lúc còn phá hủy một số công trình xây dựng nhưng không gây thiệt hại về con người. Người dân cũng cho rằng yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất và quan trọng nhất vẫn là yếu tố địa hình dốc và mưa lớn trong thời gian dai.

Huyện Đại Từ: Là huyện xảy ra nhiều trận sạt lở đất nhiều nhất tại: Dốc Đình (mới) - Tổ dân phố An Long - Thị trấn Hùng Sơn, Khu vực Ao Soi - Na Mao, xóm Rộc Mán Đức Lương, sườn đồi dốc gần bờ suối tại xóm Đồng An - Yên lãng, Ven đường Tỉnh lộ 261… những trận sạt lở thường diễn ra vào khoảng tháng 7, 8. Thiệt hại do sạt lở đất gây ra làm thiệt hại và phá hủy cầu cống, đường giao thông; chôn vui, làm mất tích hoặc làm chết người; vùi lấp ruộng, vườn đường giao thông liên xã, có những nơi cây cối trồng lấy gỗ cũng bị đổ ảnh hưởng tới kinh tế cùa người dân. Hầu hết mọi người cho rằng nguyên nhân dẫn đến sạt lở một phần do yếu tố khách quan và một phần do yếu tố chủ quan như: Địa hình dốc, mưa lớn trong thời gian dài, thảm thực vật, sự có mặt của sông/suối, sự có mặt của cong trình san gạt, sự có mặt của đường giao thông với taluy dốc, sự có mặt bãi thải của công trường khai thác khoáng sản và sự xuất lộ nước ngầm; nhưng trong đó yếu cố địa hình dốc, mưa lớn trong thời gian dài và sự xuất lộ nước ngầm là các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất và rất quan trọng dến đến sạt lở.

Thành phố Sông Công: xảy ra lở đất ở một số điểm dọc bờ sông Công.

Thành phố Thái Nguyên: Xảy ra một số sạt lở nhỏ tại xóm Làng Phan, Xóm Cây Thị - Linh Sơn, sạt lở tường rào tại trường THCS Tích Lương, … làm thiệt hại tới hoa màu, đổ tường của nhà trường… Các yếu tố ảnh hưởng và gây ra những vụ sạt lở là do: địa hình dốc, mưa lớn trong thời gian dài, thảm thực vật, sự có mặt của sông/suối, sự có mặt của cong trình san gạt, sự có mặt của

đường giao thông với taluy dốc, sự có mặt bãi thải của công trường khai thác khoáng sản và sự xuất lộ nước ngầm nhưng yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất là do mưa lớn trong thời gian dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế đến khả năng lấy nước của cống ngọc trại thuộc hệ thống thủy lợi bắc hưng hải​ (Trang 52 - 58)