Các hiện tượng thời tiết cực đoan khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế đến khả năng lấy nước của cống ngọc trại thuộc hệ thống thủy lợi bắc hưng hải​ (Trang 58 - 64)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Các hiện tượng thời tiết cực đoan khác

- Hạn hán, nắng nóng:

Bảng 2.10. Các đợt hạn hán, nắng nóng ở tỉnh Thái Nguyên [29]

Năm Thời gian Mô tả

2015 Tháng 4, tháng 6, tháng 7

Do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino diễn ra đã làm cho nhiệt độ nước ta nói chung, tỉnh Thái Nguyên tăng cao hơn so với nhiệt độ trung bình cùng kỳ nhiều năm. Ngày nắng nóng đầu tiên với nhiệt độ cao nhất là 38°C. Tổng số đợt nắng nóng (từ 3 ngày liên tục trở lên) trong năm là 09 đợt, xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9. Đợt dài nhất kéo dài 9 ngày (từ 29/6 đến 4/7/2015) trong đó có 4 ngày nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất trên 37°C.

Hạn hán: nắng nóng và nhiệt độ cao làm mực nước một số hồ ở các huyện Phú Bình, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, TP. Sông Công như: Khuôn Nanh, Đồng Tâm, Cây Thị, Chín Tầng… hạ xuống mực nước chết.

2016 11 - 16/6 Nhiệt độ cao nhất tại Thái Nguyên là 38,7°C; Định Hóa 39,0°C. 2017 01 - 05/6 Nắng nóng kéo dài dẫn đến cháy rừng tại huyện Đại Từ.

2018 Tháng 6, tháng 7

Xảy ra 05 đợt nắng nóng nhưng không kéo dài và ít gay gắt, nhiệt độ cao nhất tại Thái Nguyên 38,8°C, tại Định Hóa 37,7°C. 2019 Thán 6,

tháng 7, tháng 8

Xảy ra 10 đợt nắng nóng diện rộng nhưng không kéo dài, đợt dài nhất là 6 ngày.

Nhiệt độ cao nhất tại Thái Nguyên 38,0°C, tại Định Hóa 37,9°C.

- Rét đậm, rét hại:

Bảng 2.11. Các đợt rét đậm, rét hại ở tỉnh Thái Nguyên [29]

2015 Tháng 12, tháng 1 và tháng 2

Trong năm có 4 đợt rét đậm rét hại (tháng 01 và tháng 12 mỗi tháng có 1 đợt, tháng 02 có 2 đợt). Đợt rét dài nhất kéo dài 7 ngày, từ ngày 09/01 đến ngày 15/01/2015.

2016 Tháng 12, tháng 1

Có 23 đợt không khí lạnh, gây ra 4 đợt rét đậm, rét hại; trong đó đợt rét từ ngày 23/01 đến ngày 28/01 không khí lạnh kèm mưa, rét hại xảy ra trên diện rộng, nhiệt độ trung bình chỉ từ 4 - 7°C, tại Định Hóa ngày 24/01 xuất hiện mưa đông kết dạng tuyết.

Nhiệt độ thấp nhất đo được vào ngày 24/01 là Thái Nguyên 5,3°C (thấp nhất trong 30 năm), Định Hóa 4°C.

2017 Tháng 1 và tháng 2

Có 9 đợt không khí lạnh gây ra 3 ngày rét đậm (từ ngày 12/01 đến ngày 13/01 và ngày 25/02).

2018 Tháng 12, tháng 1 và tháng 2

Thời tiết chịu ảnh hưởng của 25 đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường gây ra 03 đợt rét đậm - rét hại.

- Tháng 01 có 3 đợt, tháng 02 và tháng 11 có 4 đợt; tháng 03, tháng 04 và tháng 09 có 2 đợt; tháng 10 có 6 đợt, tháng 12 có 2 đợt.

Các đợt rét hại: Đợt từ 09 đến 13/01; từ 28/01 đến 09/02 và từ 12 đến 14/12; đợt rét đậm - rét hại dài nhất xảy ra từ ngày 28/01 đến ngày 09/02, kéo dài 13 ngày, trong đó có 5 ngày rét hại; nhiệt độ thấp nhất tại Thái Nguyên là 9,1°C, tại Định Hóa là 6,8°C.

2019 Tháng 12 và tháng 1

Thời tiết chịu ảnh hưởng của 18 đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường gây ra 04 đợt rét đậm, rét hại.

Đợt 1: Từ ngày 29/12/2018 - 03/01/2019; đợt 2: Từ ngày 09 - 10/01/2019; đợt 3: Từ ngày 16 - 18/01/2019; đợt 4: Từ ngày 08 - 12/12/2019.

- Mưa giông, lốc, sét:

Bảng 2.12. Các trận mưa, giông, lốc, sét ở tỉnh Thái Nguyên [29] Năm Thời

gian

2015 Tháng 7, tháng 8

Trong năm, trên địa bàn tỉnh có 10 đợt mưa vừa, mưa to. Đặc biệt từ ngày 01/8 đến ngày 04/8 xuất hiện đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng phạm vi toàn tỉnh với tổng lượng mưa đo được tại một số trạm thủy văn là: Phổ Yên 226,4mm, Ký Phú (Đại Từ) 227,6mm; Phú Bình 230mm, Thác Bưởi (Đồng Hỷ) 254mm, Núi Cốc 257mm, Thái Nguyên 198mm, Yên Lãng (Đại Từ) 191mm… Mưa to, dài ngày gây ngập úng, sạt lở đất tại các huyện Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình và TP.Thái Nguyên.

Hiện tượng mưa to kèm giông lốc không theo quy luật hàng năm (từ ngày 07/11 đến ngày 12/11) trên địa bàn huyện Định Hóa gây ngập úng, gẫy đổ nhiều diện tích lúa và hoa màu. Nước từ thượng nguồn về lớn làm mực nước hồ Núi Cốc lên nhanh, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi đã lên phương án điều tiết mực nước hồ Núi Cốc qua tràn xả lũ với lưu lượng từ 100 - 300m3/s để đảm bảo an toàn cho công trình (mặc dù theo quy trình vận hành thời gian này là đang tích nước).

2016 Tháng 4, tháng 5, tháng 7 và tháng 8

Có 6 đợt mưa lớn trên địa bàn tỉnh:

+ Đêm ngày 17/4 và đêm ngày 21/4/2016 trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa giông, lốc kèm theo mưa đá tại một số khu vực huyện Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa và Phú Lương.

+ Từ đêm ngày 25/5 đến sáng ngày 26/5/2016 trên địa bàn các huyện Đại Từ, Phú Lương, thị xã Phổ Yên chịu ảnh hưởng của mưa lớn, một số nơi có mưa to đến rất to, theo số liệu từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, lượng mưa đo được tại một số trạm như sau: Ký Phú (huyện Đại Từ) 133mm; Đại Từ 96,1mm; Giang Tiên 56,2mm; Đu 66mm… Mưa

lớn, kèm theo giông, sét trên địa bàn huyện Đại Từ và thị xã Phổ Yên gây lũ ống, ngập úng, sạt lở đất tại các xã Quân Chu, Ký Phú, Vạn Thọ, Tiên Hội, Phục Linh, thị trấn Hùng Sơn thuộc huyện Đại Từ; xã Phúc Tân thị xã Phổ Yên. + Rạng sáng ngày 01/7 xuất hiện mưa giông, sét trên địa bàn tỉnh gây thiệt hại về tài sản tại xã Cao Ngạn, TP. Thái Nguyên. Đêm ngày 01/7/2016 tiếp tục đã xảy ra mưa lớn cục bộ, hiện tượng chưa xảy ra trong nhiều năm trên địa bàn TP. Thái Nguyên với lượng mưa đo được là 165mm gây ngập úng cục bộ các khu vực dân cư ngập sâu 1 - 2m, các tuyến đường Minh Cầu, Hoàng Văn Thụ, Lương Ngọc Quyến, Phan Đình Phùng (TP. Thái Nguyên) ngập sâu 35 - 70cm.

+ Từ ngày 11/8 - 13/8/2016 không có mưa lớn, tuy nhiên do nước lũ từ đầu nguồn chảy về sông Dong tại khu vực xã Bình Long, huyện Võ Nhai gây thiệt hại về người. 2017 Tháng 8,

tháng 9 và tháng 11

Đã xảy ra 18 đợt mưa giông, lốc sét và sạt lở đất.

2018 Tháng 8, tháng 10 và tháng 11

Xảy ra 07 đợt mưa vừa, mưa to kèm theo gió lốc, sét. Tổng lượng mưa đạt mức xấp xỉ trung bình nhiều năm (TBNN). Tháng 08, tháng 10 và tháng 11 cao hơn TBNN (đạt từ 123 - 186%); tháng 01, tháng 03 và tháng 06 xấp xỉ TBNN; các tháng còn lại thấp hơn TBNN (đạt 50 - 74%). 2019 Tháng 5 và tháng 9

Xảy ra 07 đợt mưa vừa, mưa to kèm theo dông trên diện rộng, trong đó có 02 đợt mưa lớn điển hình xảy ra vào các ngày 30 - 31/5 (tại thị trấn Đu: 251mm; Điềm Mạc,

Định Hóa: 162mm) và ngày 10 - 11/9 (TP Thái Nguyên: 344mm; Phúc Trìu: 439mm)

Lượng mưa các tháng phổ biến thấp hơn đến xấp xỉ giá trị trung bình nhiều năm (TBNN); riêng tháng 9/2019 có lượng mưa cao hơn TBNN (đạt 157%).

Các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên xảy ra ở tỉnh Thái Nguyên là hạn hán, nắng nóng; rét đậm, rét hại và mưa, giông, lốc, sét. Trong đó, xảy ra nhiều nhất và hậu quả nghiêm trọng nhất là hiện tượng mưa, giông, lốc, sét. Sau mỗi đợt mưa lớn kéo dài, các khu vực địa hình trũng thấp tại tỉnh thường xuyên bị ngập úng, chia cắt giao thông, làm hỏng các công trình cầu cống,… như ở TP. Thái Nguyên, TP. Sông Công, thị xã Phổ Yên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế đến khả năng lấy nước của cống ngọc trại thuộc hệ thống thủy lợi bắc hưng hải​ (Trang 58 - 64)