Cơ sở lựa chọn giải pháp phòng tránh tai biến thiên nhiê nở tỉnh Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế đến khả năng lấy nước của cống ngọc trại thuộc hệ thống thủy lợi bắc hưng hải​ (Trang 77 - 98)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Cơ sở lựa chọn giải pháp phòng tránh tai biến thiên nhiê nở tỉnh Thá

3.1. Cơ sở lựa chọn giải pháp phòng tránh tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái Nguyên Nguyên

Phòng chống là biện pháp mà con người ta lựa chọn nhằm hạn chế thiệt hại do các hiện tượng tai biến thiên nhiên gây ra. Các biện pháp phòng chống được dựa trên điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của đất nước. Các thành phần tự nhiên như: khí hậu, cấu trúc địa chất, thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, lớp phủ thực vật và các hoạt động kinh tế của con người có quan hệ gắn bó và ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. Vì thế, các biện pháp phòng chống là những biện pháp tổng hợp, giữa chúng có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Các biện pháp thường được áp dụng bao gồm: trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn, xây dựng các hồ chứa nước lớn… Giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra bằng biện pháp công trình đó là việc sử dụng các loại hình công trình để làm thay đổi đặc tính của các thiên tai và môi trường tự nhiên, nhằm đạt mục tiêu ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại.

Biện pháp phi công trình là những biện pháp nhằm giảm nhẹ tổn thất do các hiện tượng tai biến thiên nhiên gây ra, không phải để làm thay đổi đặc tính tự nhiên của các tai biến, mà thông qua việc quản lí có kế hoạch từ góc độ pháp luật hành chính, kiểm soát được các khu vực xảy ra các tai biến.

3.2. Giải pháp chung

* Giải pháp tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân

Con người là chủ thể của tự nhiên, hoạt động sống và sinh hoạt của con người có tác động lớn đến tự nhiên, bên cạnh một số hoạt động tích cực thì của yếu là hoạt động tiêu cực, làm gia tăng các tai biến thiên nhiên. Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng tránh và giảm nhẹ tai biến, những chủ trương, chính sách của nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai tới tận người dân bằng nhiều hình thức khác nhau như:

- Đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về phòng, chống tai biến thiên nhiên cho cộng đồng trong vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

- Tổ chức thông tin và tuyên truyền về các hình thái tai biến thiên nhiên và biện pháp phòng chống qua hệ thống thông tin đại chúng. Tăng cường các chương trình phổ biến kiến thức thường xuyên trên đài truyền hình tỉnh Thái Nguyên, báo, đài phát thanh tỉnh Thái Nguyên, các đài phát thanh ở các huyện, xã và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

- Đưa tin, cảnh báo thiên tai thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, mạng di động,…

* Giải pháp về kinh tế

- Đối với nông nghiệp: lựa chọn các cây trồng, vật nuôi phù hợp kết hợp với cơ cấu mùa vụ hợp lý nhằm giảm bớt thiệt hại cho tai biến thiên nhiên gây ra.

- Đối với công nghiệp: kiểm soát việc khai thác khoáng sản trên địa bàn nhằm hạn chế tác hại do nạn khai thác bất hợp pháp làm hủy hoại môi trường sống và gây ô nhiễm môi trường sinh thái,…

* Tăng cường chức năng lớp phủ thực vật

Quản lí và tăng cường lớp phủ thực vật là một biện pháp có hiệu quả nhằm hạn chế các tai biến thiên nhiên.

- Tăng cường chức năng điều tiết dòng chảy của lớp vỏ phong hóa, thổ nhưỡng bằng việc bảo vệ khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn cấm các hoạt động khai thác để làm nương rẫy, tích cực trồng thêm nhiều hecta rừng mới…

- Tổ chức khai thác tốt các khu rừng theo phương án tuyển chọn và gây dặm cây mới.

Đối với những vùng đất dốc, tầng đất mỏng, đầu nguồn cần tổ chức định canh định cư cho số dân tộc ít người; tăng cường trồng rừng, để đảm bảo khả năng phòng hộ, xây dựng mô hình sản xuất VACR với diện tích vài ha trở lên cho một hộ gia đình.

Việc ban hành các văn bản luật, dưới luật như: luật bảo vệ rừng, luật đất đai… là rất cần thiết và là một trong những biện pháp hữu hiệu duy trì trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giảm nạn chặt phá rừng…góp phần hạn chế các tai biến trên địa bàn dân cư. Biện pháp này bao gồm:

- Xử lí nghiêm các hành vi phá hoại các công trình phòng, chống thiên tai, các hoạt động phá rừng, ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường.

- Ban hành các chính sách cứu trợ, chống đầu cơ tăng giá phục hồi sản xuất và môi trường sau tai biến.

- Ban hành các chính sách hỗ trợ những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của các tai biến.

- Thành lập quỹ tự lực tài chính về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

3.3. Giải pháp riêng

* Đề xuất các giải pháp phòng tránh tai biến lũ lụt

- Mở rộng mức độ thoát lũ của hệ thống cầu cống các tuyến đường liên huyện, tỉnh.

Khi làm đường, hệ thống cống thoát nước chưa đảm bảo khả năng thoát lũ, vì vậy đã làm tăng cường thêm tính phức tạp của tai biến lũ lụt ở các khu vực trũng. Hiện nay số lượng cống, kích thước cống không đủ khiến dòng nước lũ nhiều khi phải quét cả mặt đường để thoát làm cho mặt mặt đường bị xói lở nghiêm trọng. Do vậy, cần tăng số lượng cống thoát nước, mở rộng hệ thống cống.

- Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật ở các vùng xung yếu. Tỉnh cần quan tâm sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống đường giao thông, nạo vét mương cống trước mùa mưa bão để đảm bảo chất lượng công trình. Bên cạnh đó, xây dựng nhà ở kiên cố và tu bổ nhanh các công trình công cộng bị hư hỏng và xuống cấp.

- Nâng cấp các trạm thủy văn, trạm khí tượng, trạm y tế, thuyền bè, phao cứu trợ trên địa bàn tỉnh nhằm theo dõi và kịp thời ứng cứu khi có lũ xảy ra.

- Xây dựng các trạm ứng cứu tại các vùng thấp trũng, dễ bị chia cắt. - Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn

Để đề phòng lũ lụt nói chung và lũ quét nói riêng cần phải tích cực khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là các khu vực thường gây ra lũ quét, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, nhanh chóng trả lại cơ chế bão hoà cho lưu vực, hạn chế khả năng tập trung dòng chảy lũ.

- Xây dựng hồ chứa điều tiết lũ ở khu vực thường xảy ra lũ quét. Ở các khu vực thường xảy ra lũ quét cần được nghiên cứu kết hợp với việc quy hoạch khai thác trị thuỷ, xây dựng các hồ chứa nước đa tác dụng: chống lũ, tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát điện... kết hợp với việc điều tiết lũ, phòng chống lũ quét.

- Khai thông các đường thoát lũ.

Tổ chức khai thông các đường tập trung lũ ở phía thượng lưu các khu vực cần bảo vệ nhằm mục đích không để sinh ra hiện tượng tắc nghẽn dòng chảy, tích tụ nước tạo ra lũ quét nghẽn dòng. Đồng thời cũng phải tổ chức khai thông các đường dẫn lũ ở phía hạ lưu các khu vực cần bảo vệ để đề phòng hiện tượng tắc ứ sinh ra ngập lụt.

- Xây dựng đê, tường chắn lũ.

Ở các khu vực có điều kiện xây dựng công trình ngăn lũ có thể nghiên cứu xây dựng các tuyến đê hoặc tường chắn lũ để giữ dòng lũ chảy trong lòng dẫn, ngăn chặn các tác động của lũ đối với khu vực cần bảo vệ.

* Đề xuất các giải pháp phòng tránh tai biến hạn hán

- Công trình dự báo hạn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng 4 trạm khí tượng và thủy văn (Trạm Khí tượng Thái Nguyên, Trạm Khí tượng Định Hóa, Trạm Thủy văn Gia Bảy, Trạm Thủy văn Chã) và hơn 25 điểm đo mưa ở các huyện để quan trắc lượng mưa và yếu tố khí tượng liên quan nhằm theo dõi, tính toán cập nhật và phát hiện những biến động bất thường, đặc biệt các dấu hiệu thiếu hụt lượng mưa trên từng khu vực. Nhiệm vụ đặt ra là phải tiếp tục xây dựng, mở rộng thêm quy

mô, mua sắm các trang thiết bị hiện đại để nâng cao khả năng hoạt động dự báo, phòng chống hạn hán.

- Xây dựng các hồ, đập chứa, trữ nước

Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hồ chứa, đập thượng nguồn đa mục tiêu. Các hồ chứa bên cạnh nhiệm vụ chống lũ cho vùng hạ du, còn có vai trò quan trọng đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô, giảm bớt thiệt hại do tai biến hạn hán gây ra.

Tuy nhiên, nhiệm vụ đặt ra cho tỉnh là phải tiến hành cải tạo, tu bổ các đập để đảm bảo việc lưu trữ nước, cung cấp nước có hiệu quả, tránh việc xây dựng thêm các công trình mới nhưng chất lượng phục vụ không cao, còn gây thêm nhiều nguy cơ khác như sự cố tràn đập, vỡ đập vào mùa mưa lũ.

- Các huyện trong địa bàn tỉnh tiến hành tu sửa bờ vùng, bờ thửa, nạo vét kênh mương thủy lợi, khơi thông dòng chảy lắp thêm ống dẫn nước công suất lớn, tải nước về các trạm bơm đảm bảo mặt cắt thiết kế, đắp chặn các trục tiêu nội đồng để tận dụng nước hồi quy, đặc biệt là để tiết kiệm nước.

- Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất cho các vùng có nguy cơ hạn hán thiếu nước ở mức cao để khai thác nước dưới đất làm phương án dự phòng cấp nước trong thời kỳ hạn hán thiếu nước.

* Đề xuất các giải pháp phòng tránh tai biến trượt lở đất

- Sử dụng các biện pháp công trình như tường chắn, kè chống xói lở, hệ thống cọc chống đỡ ở chân sườn dốc với hệ thống móng đặt sâu dưới mặt trượt và nằm trên nền đá gốc.

- Đối với các vách đường, các khu vực đang có nguy cơ trượt lở, cần có các biện pháp chống tác động phá hoại của nước mặt bằng cách xây dựng hệ thống, đào các rãnh thoát nước để đưa nước chảy theo hướng khác hoặc đẩy nhanh quá trình thoát nước mưa trên bề mặt sườn dốc ở các độ cao khác nhau nhằm hạn chế quá trình thấm nước, trồng các loại cỏ chống xói mòn đất như cỏ Vertiver…

- Đối với các điểm trượt lở lớn, phức tạp trên các vách taluy dương dốc đứng, cần giảm tải trọng trên sườn bằng cách hạ thấp các mái dốc, làm thoải mái dốc, tạo nhiều bậc thang theo sườn dốc…Tăng tải trọng ở phần chân của mái dốc bằng cách xây dựng các loại tường phản áp, xây các tường chắn bê tông cốt thép, tường rọ đá Mac-ca-phe-ri…

* Đề xuất một số giải pháp phòng chống bão, giông - lốc và áp thấp nhiệt đới

- Xây dựng các nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng bão, áp thấp nhiệt đới.

- Khi xây dựng công trình mới cần tính toán đến khả năng chịu lực của công trình trước sự tác động của gió bão, áp thấp nhiệt đới.

- Có kế hoạch trồng cây xanh hợp lý, vừa đảm bảo tạo cảnh quan, môi trường sinh thái, vừa đảm bảo chống đỡ được gió bão, áp thấp nhiệt đới.

- Duy tu, sửa chữa đường dây điện, đường dây viễn thông; hệ thống giao thông thủy, bộ; kiểm tra và sửa chữa các máy bơm, trạm bơm tiêu, nạo vét kênh mương…nhằm đảm bảo an toàn khi có bão,….

Tiểu kết chương 3

Đề tài đã đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do tai biến thiên nhiên gây ra. Nhóm giải pháp công trình bao gồm: mở rộng khẩu độ thoát lũ của hệ thống cầu cống đường và các tuyến đường liên xã, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật ở các vùng xung yếu; khai thông các đường thoát lũ, xây dựng đê, tường chắn lũ quét, phân dòng lũ, đắp bờ giữ nước ở sườn dốc; xây dựng tường chắn, kè chống xói lở, hệ thống cọc chống đỡ ở chân sườn dốc với hệ thống móng đặt sâu dưới mặt trượt và nằm trên nền đá gốc;... Nhóm giải pháp phi công trình bao gồm tăng cường chức năng lớp phủ thực vật; tăng cường chức năng điều tiết dòng chảy của lớp vỏ phong hóa, thổ nhưỡng; ứng dụng các giải pháp về khoa học công nghệ vào việc dự báo các tai biến thiên nhiên ở huyện, thúc đẩy công tác chuyển dịch cơ cấu kinh; quy hoạch và điều chỉnh các điểm dân cư; nâng cao ý thức của cộng đồng về tính tích cực, ban hành và hoàn thiện các văn bản hành chính pháp luật về phòng chống, giảm nhẹ tai biến, chủ động trong phòng tránh, ứng phó với tai biến.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, cũng như nghiên cứu một số tai biến thiên nhiên thường xảy ra trên địa bàn huyện tỉnh Thái Nguyên. Tác giả rút ra một số kết luận về nội dung nghiên cứu như sau:

- Tỉnh Thái Nguyên là địa bàn hay xảy ra các tai biến nguy hiểm như lũ lụt, hạn hán, lũ quét, trượt lở đất lớn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.

+ Lũ lụt: Tổng lượng dòng chảy trong mùa mưa lũ chiếm trên 60% tổng lượng dòng chảy trong năm của mùa lũ. Các khu vực trũng thấp như thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên…thường bị ngập lụt vào mùa mưa bão.

+ Hạn hán: Năm nào tỉnh Thái Nguyên cũng có diện tích đất nông nghiệp bị hạn, tập trung vào hai thời kì trọng điểm của vụ đông xuân và vụ hè thu. Diện tích bị hạn trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh tương đối lớn.

+ Bão và áp thấp nhiệt đới: Hàng năm, có 8 - 10 cơn bão ảnh hưởng đến tỉnh Thái Nguyên, đi kèm với bão là gió mạnh, mưa lớn kéo dài, lũ lụt, sạt lở đất... Lượng mưa do bão, áp thấp nhiệt đới gây ra (chiếm đến 80% lượng mưa năm) ở tỉnh Thái Nguyên phụ thuộc vào vị trí đổ bộ và sự kết hợp bão - áp thấp nhiệt đới và các nhiễu động nhiệt đới khác với không khí lạnh. Mỗi lần các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Thái Nguyên, thường có đợt mưa bão kéo dài 3 - 4 ngày với lượng mưa trên 100mm, có lúc đến 300 - 400mm gây ra hiện tượng ngập úng ở vùng trũng thấp.

- Các nhân tố tác động gây ra tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái Nguyên bao gồm: điều kiện địa chất, địa hình, chế độ mưa; các hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới,…; chế độ thủy văn phân hóa sâu sắc theo mùa; lớp

phủ thổ nhưỡng, sinh vật đang ngày càng xuống cấp; sự thiếu hiểu biết của con người trong việc bảo vê môi trường sinh thái và các hoạt động kinh tế - xã hội chưa chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường.

Từ thực tiễn nghiên cứu các tai biến thiên nhiên trên địa bàn tỉnh, đề tài đã đưa ra một số biện pháp phòng, tránh và giảm thiểu những thiệt hại của các tai biến thiên nhiên như sau:

+ Biện pháp công trình: Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn; mở rộng khẩu độ thoát lũ của hệ thống cầu cống đường quốc lộ và các tuyến đường liên huyện, liên xã; xây dựng các hồ, đập, trữ nước; tu sửa bờ vùng bở thửa, nạo vét kênh mương;

+ Biện pháp phi công trình bao gồm: tăng cường chức năng của lớp phủ thực vật, các giải pháp về khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải pháp tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân, giải pháp hành chính pháp luật, ứng cứu khi xảy ra sự cố thiên tai. Đối với mỗi loại tai biến đề tài lại đưa ra các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế đến khả năng lấy nước của cống ngọc trại thuộc hệ thống thủy lợi bắc hưng hải​ (Trang 77 - 98)