Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nƣớc ta tăng nhanh và liên tục từ gần 480,3 nghìn tỉ đồng (năm 2005) lên tới 1677,3 nghìn tỉ đồng (năm 2010) và 2668,8 nghìn tỉ đồng (năm 2013), tăng gấp 5,5 lần.
Sự phát triển mạnh mẽ của nội thƣơng phản ánh mức tăng trƣởng cao của sản xuất và thƣơng mại, qua đó có thể đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất, quốc phòng, đời sống dân cƣ và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Bảng 1.1. TMBLHH và DTDVTD và cơ cấu theo thành phần kinh tế (giá thực tế) giai đoạn 2005– 2013 (Đơn vị: %) [15]
Năm Tỉ đồng (giá hiện hành)
Chia ra (%) Kinh tế Nhà nƣớc Kinh tế ngoài Nhà
nƣớc Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 2005 480.293,5 12,9 83,3 3,8 2010 1.677.344,7 14,2 83,2 2,6 2012 2.369.130,6 11,3 85,8 2,9 2013 2.668.752,8 10,2 86,7 3,1
Cơ cấu TMBLHH và DTDVTD phân theo thành phần kinh tế ngày càng phát triển cao. Chiếm tỉ trọng lớn và quan trọng là khu vực kinh tế ngoài Nhà nƣớc (83,3% năm 2005 tăng lên 86,7% năm 2013). Tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nƣớc giảm đi (từ 12,9% năm 2005 xuống còn 10,2% năm 2013), trong khi đó khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng có sự phát triển do có sự đầu tƣ và hội nhập kinh tế quốc tế với 3,8% năm 2005 giảm xuống 2,6% năm 2010, nhƣng lại tăng lên 3,1% năm 2013.
Bảng 1.2. Số lƣợng chợ, siêu thị, trung tâm thƣơng mại của nƣớc ta năm 2013 [15]
Vùng Chợ Siêu thị Trung tâm
thƣơng mại
Cả nƣớc 8546 724 132
Đồng bằng sông Hồng 1715 156 29
Trung du và miền núi Bắc Bộ 1565 91 14
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 2466 167 35
Tây Nguyên 362 24 1
Đông Nam Bộ 748 223 46
Tính đến hiện nay cả nƣớc có 8546 chợ, trong đó đứng đầu là Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung với 2466 chợ, chiếm 28,9%; tiếp đến là Đồng bằng Sông Cửu Long với 1726 chợ, chiếm 20,2%; Đồng bằng sông Hồng (1715 chợ chiếm 20,1%); TDVMNBB (1565 chợ, chiếm 18,3%); thấp nhất là Đông Nam Bộ với 748 chợ và Tây Nguyên 362 chợ.
Cùng với đó là sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các phƣơng thức kinh doanh bán lẻ hiện đại là siêu thị và trung tâm thƣơng mại. Năm 2013, cả nƣớc có 724 siêu thị (đứng đầu là Đông Nam Bộ với 223 siêu thị chiếm 30,8%, thấp nhất là Tây Nguyên với 1 siêu thị, TDVMNBB 91 siêu thị chiếm 12,6%) và 132 trung tâm thƣơng mại.
Nƣớc ta đã tạo dựng đƣợc hoạt động nội thƣơng với sự tham gia đầy đủ các thành phần kinh tế, trong đó khu vực nhà nƣớc thống lĩnh thị trƣờng. Chi phối thị trƣờng trong nƣớc thực sự là các doanh nhân, doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc. Đây là xu hƣớng tất yếu, tích cực. Các thành phần kinh tế tham gia thị trƣờng vừa cạnh tranh, vừa liên kết, hợp tác với nhau.
Biểu đồ 1.1. Cơ cấu TMBLHH và DTDVTD theo ngành kinh doanh
(đơn vị:%) [15]
Tính chất và trình độ của thƣơng mại nội địa đã và đang chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Bên cạnh sự tồn tại của các loại hình thƣơng mại truyền thống thì thƣơng mại hiện đại tuy còn chiếm tỷ trọng nhỏ, nhƣng tốc độ thị phần tất nhanh, nhất là ở các thành phố và đô thị lớn. Từ chỗ ngƣời tiêu dùng thỏa mãn 100% nhu cầu về hàng hóa qua chợ
77.8 74.8 73.5 73.7 12.2 12.6 12.9 12.7 10 12.6 13.6 13.6 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012 Năm 2013
Dịch vụ và du lịch
Dịch vụ lưu trú ăn uống Bán lẻ
và mạng lƣới bán lẻ truyền thống, thì đến nay, qua chợ chỉ chiếm 45%, qua các cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng doanh nghiệp chiếm 45%, 10% còn lại là qua hệ thống phân phối hiện đại.
Cơ cấu TMBLHH và DTDVTD phân theo ngành có sự chuyển dịch tích cực, đa dạng hơn. Tỉ trọng khu vực bán lẻ giảm đi (từ 77,8% năm 2005 xuống còn 74,8% năm 2010 và 73,7% năm 2013), trong khi đó khu vực dịch vụ lƣu trú, ăn uống và du lịch tăng lên (tƣơng ứng là 12,2%; 12,6% và 12,7%).
Thị trƣờng trong nƣớc bƣớc đầu đã có sự thông thƣơng với thị trƣờng quốc tế. Dù ở mức độ còn hạn chế nhƣng sự tăng trƣởng hay suy thoái trên thị trƣờng quốc tế đã bắt đầu ảnh hƣởng đến thị trƣờng nội địa.
Bảng 1.3. TMBLHH và DTDVTD theo vùng của nƣớc ta năm 2013 [15]
Vùng Nghìn tỉ đồng (giá thực tế) % trong cả nƣớc TMBLHH và DTDVTD/BQĐN (triệu đồng/ngƣời) Cả nƣớc 2668,7 100,0 29,7 Đồng bằng sông Hồng 532,3 20,0 27,6
Trung du và miền núi Bắc Bộ 170,9 6,4 13,5
Bắc Trung Bộ 163,6 6,1 15,9
Duyên hải Nam Trung Bộ 243,7 9,1 26,8
Tây Nguyên 118,5 4,5 21,5
Đông Nam Bộ 963,7 36,1 62,2
Đồng bằng sông Cửu Long 476,0 17,8 27,3
Trong hệ thống thị trƣờng trong nƣớc thì thị trƣờng vùng Đông Nam Bộ là phát triển nhất (chiếm 36,1% TMBLHH và DTDVTD cả nƣớc), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng (20,0%). Đồng bằng sông Cửu Long (17,8%), Duyên hải Nam Trung Bộ (9,1%); các thị trƣờng kém phát triển nhất là Tây Nguyên (4,5%), Bắc Trung Bộ (6,1%) và TDVMNBB (6,4%).
Thị trƣờng thành thị đóng vai trò trung tâm, là đầu mối giao lƣu hàng hóa và phân phối luồng hàng bán buôn. Tại thị trƣờng thành thị (nhất là các thành phố, thị xã lớn) xu hƣớng tiếp cận các hình thức tổ chức thƣơng mại văn minh, hiện đại phát triển tƣơng đối nhanh. Thị trƣờng nông thôn là nơi cung ứng hầu hết hàng nông sản thực phẩm, nơi tiêu thụ phần lớn vật tƣ và hàng công nghiệp tiêu dùng, nhƣng phát triển còn rất chậm. Thị trƣờng miền núi, vùng cao, vùng sâu và vùng xa hầu hết còn nghèo nàn và sơ khai. Các tổ
chức và hoạt động của thƣơng nhân, cả mạng lƣới kinh doanh và hệ thống kết cấu hạ tầng thƣơng mại vẫn còn nhiều hạn chế.
1.2.2. Khái quát về ngành nội thương vùng TDVMNBB
Vùng kinh tế TDVMNBB của Việt Nam gồm 15 tỉnh là Quảng Ninh, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ (thuộc tiểu vùng Đông Bắc), Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình (thuộc tiểu vùng Tây Bắc). Đây là vùng có diện tích tự nhiên lớn nhất trong 7 vùng kinh tế của cả nƣớc, có vị trí đặc biệt quan trọng về địa kinh tế, chính trị, là động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, buôn bán. Vùng có nguồn nhân lực đƣợc đào tạo tốt với việc ngày càng phát triển của Đại học vùng (Đại học Thái Nguyên) và thiên nhiên đa dạng, quỹ đất lớn cho phép phát triển nông nghiệp đa dạng, kết hợp với lâm nghiệp tạo ra những mặt hàng phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho hoạt động nội thƣơng phát triển.
Đối với hoạt động nội thƣơng, TMBLHH và DTDVTD của vùng tăng liên tục từ 35099,3 tỉ đồng năm 2005 lên 104.276,7 tỉ đồng năm 2010 và 170.894,8 tỉ đồng năm 2013. Tuy nhiên mức doanh thu này còn chiếm tỉ lệ thấp so với các vùng khác (6,4% năm 2013). Giá trị TMBLHH và DTDVTD có sự khác nhau giữa các tỉnh, trong đó tỉnh chiếm tỉ trọng lớn nhất là Quảng Ninh (24,4% toàn vùng), Thái Nguyên và Phú Thọ (đều 9,1%), Bắc Giang (7,6%), Lạng Sơn và Sơn La (7,1%), Tuyên Quang (5,9%), còn lại 29,7% của 8 tỉnh khác. Ba tỉnh có tỉ trọng thấp nhất trong vùng là Lai Châu, Bắc Kạn và Hà Giang.
Bảng 1.4. TMBLHH và DTDVTD vùng TDVMNBB giai đoạn 2005 – 2013 theo giá hiện hành [15] (Đơn vị: tỉ đồng)
Tỉnh Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 Toàn vùng % so với cả nƣớc 35.099,3 7,3% 104.276,7 6,2% 170.894,8 6,4% Trong đó: Quảng Ninh 10.315,6 25.364,6 41.648,5 Phú Thọ 3.190,3 9.841,1 15.580,9 Thái Nguyên 3.564,1 8.778,1 15.560,5 Bắc Giang 2.799,7 7.316,9 13.033,9 Sơn La 2.241,2 7.543,1 12.056,4 Lạng Sơn 2.531,4 9.318,1 12.012,9 Tuyên Quang 1.903,5 6.708,0 10.162,3 Các tỉnh còn lại 8.553,5 29.406,8 50.839,4
Trong những năm gần đây, các trung tâm thƣơng mại đã đƣợc xây dựng ở một số thành phố lớn thực thuộc tỉnh nhƣ Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai… Ở hầu hết các tỉnh đã có hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào thị trƣờng nông thôn. Ngoài ra, hệ thống chợ trong vùng ngày càng đƣợc mở rộng ở nhiều nơi đã tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi mua bán hàng hóa. Toàn vùng đến năm 2013 đã có 1565 chợ, chiếm 18,3% tổng số chợ cả nƣớc, trong đó đứng đầu là Phú Thọ (213 chợ), Thái Nguyên (138 chợ), Quảng Ninh (136 chợ), Bắc Giang (131 chợ)…
TDVMNBB có 7 cửa khẩu quốc tế (Hữu Nghị, Đồng Đăng, Đông Hƣng (Lạng Sơn), Thanh Thủy (Hà Giang), Lào Cai, Ma Lù Thàng (Lai Châu) và Tây Trang (Điện Biên)), 6 cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu địa phƣơng và nhiều cặp chợ biên giới đã và đang phát triển sôi động.
TIỂU KẾT CHƢƠNG
Hoạt động nội thƣơng có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế, kết nối giữa các vùng, các nƣớc, các khu vực với nhau.
TDVMNBB trong những năm qua, nhờ nỗ lực của địa phƣơng cùng với những nguồn lực ngoài vùng đã có sự chuyển biến sâu sác trong nền kinh tế, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống nhân dân bằng việc khai thác các thế mạnh của vùng.
Thái Nguyên là một tỉnh nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đƣợc coi là trung tâm kinh tế của vùng, có vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế của vùng. Trong thời gian gần đây với sự phát triển không ngừng theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhiều chỉ tiêu kinh tế đã đạt đƣợc những kết quả đáng khen ngợi. Bên cạnh đó, tỉnh cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định, trong tƣơng lai cần có những giải pháp cụ thể để khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh của tỉnh.
CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NỘI THƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NỘI THƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN THÁI NGUYÊN
2.1.1.Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
- Vị trí địa lý. Thái Nguyên là một trong 15 tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, phía Tây giáp với các tỉnh: Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía Đông giáp: Lạng Sơn, Bắc Giang, phía Nam giáp Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích là
3.531,02 km2; dân số bình quân 1.131.278 ngƣời. Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hoá
vùng Việt Bắc, nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam nối vùng Việt Bắc với thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nƣớc và quốc tế thông qua quốc lộ 3, sân bay quốc tế Nội Bài, cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, cảng sông Đa Phúc và đƣờng sông đến Hải Phòng; đƣờng sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Thái Nguyên - Bắc Giang; đƣờng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai xây dựng là tuyến đƣờng hƣớng tâm nằm trong quy hoạch vành đai vùng Hà Nội. Thái Nguyên có nhiều điều kiện để phát triển thƣơng mại.
- Phạm vi lãnh thổ: Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính (bao gồm: Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên, huyện Võ Nhai, huyện Đại Từ, huyện Phú Lƣơng, huyện Định Hóa, huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Bình) có 180 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó có 125 xã miền núi, vùng cao.
2.1.2. Kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động
a. Dân cƣ
Tính đến hết năm 2013, dân số Thái Nguyên là 1.156,0 nghìn ngƣời (đứng thứ 4/15 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, thứ 31/63 tỉnh, thành phố). Mật độ
dân số trung bình năm 2013 đạt 327 ngƣời/km2, cao hơn so với trung bình cả nƣớc
(271 ngƣời/km2). Dân số phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cƣ thƣa thớt,
trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cƣ lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là
huyện Võ Nhai (79 ngƣời/km2), Định Hóa (170 ngƣời/km2
), cao nhất là thành phố Thái
Quy mô dân số thuộc loại trung bình cả nƣớc. Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2005 – 2013 là 0,7%/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nƣớc là 1,05%.
Quá trình đô thị hóa ởThái Nguyên diễn ra khá nhanh, tỉ lệ dân đô thị trong giai đoạn 2005 – 2013 tăng từ 24,0% lên 29,8% tăng 5,8 điểm %. Tuy nhiên, đây vẫn là con số khá khiêm tốn trong bối cảnh công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Dân số tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã và thành phố là điều kiện thuận lợi để cung cấp nguồn lao động và thị trƣờng tiêu thụ cho các ngành sản xuất, từ đó thúc đẩy sự phát triển hoạt động nội thƣơng.
Bảng 2.1. Dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2013 [3]
Năm 2005 2010 2013 Số lƣợng (nghìn ngƣời) % Số lƣợng (nghìn ngƣời) % Số lƣợng (nghìn ngƣời) % Tổng dân 1.098,5 100 1.131,3 100 1.156,0 100 Thành thị 263,9 24,0 293,6 26,0 344,2 29,8 Nông thôn 834,6 76,0 837,7 74,0 811,8 70,2 Đời sống dân cƣ Thái Nguyên ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao. Năm 2004 thu nhập bình quân /ngƣời/tháng của tỉnh mới chỉ là 396,8 nghìn đồng nhƣng đến năm 2012 đã tăng lên 1747 nghìn đồng, thu nhập đã tăng lên gấp 4,4 lần, đứng thứ 1 vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và 24 cả nƣớc. Tỉ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 11,6% dân số cả tỉnh năm 2013. So với thu nhập bình quân của cả nƣớc (2000 nghìn đồng), thu nhập bình quân của ngƣời dân tỉnh Thái Nguyên thuộc hàng cao, thị trƣờng tiêu thụ không quá chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn là điều kiện cho sự phát triển của hoạt động nội thƣơng. Đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, nhu cầu hƣởng thụ ngày càng lớn là tiền đề cho sự phát triển của các mặt hàng sản xuất.
b. Nguồn Lao động
Thái Nguyên có lực lƣợng lao động khá dồi dào. Năm 2013, nguồn lao động của toàn tỉnh khoảng 716.300 ngƣời, tăng 1,1 lần so với năm 2005. Lực lƣợng lao động gia tăng trung bình khoảng 8.000 ngƣời/năm. Giá nhân công ở Thái Nguyên hiện nay vẫn còn rẻ so với giá nhân công của nhiều tỉnh, thành phố trong cả nƣớc.
Cơ cấu sử dụng lao động có chuyển biến tích cực, trong đó cơ cấu ngành dịch vụ hay ngành thƣơng mại nói riêng có sự gia tăng đáng kể của lực lƣợng lao động. Lao động dịch vụ tăng khá nhanh trong giai đoạn 2005 – 2013, từ 16,2% năm 2005 đã tăng lên 21,4% năm 2013.
Bảng 2.2. Nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2013 [3]
TT Ngành Đơn vị 2005 2010 2013
1 Nguồn lao động 1000 ng 652,0 685,0 716,0
2 Lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế 1000 ng 603,6 667,1 709,4
3 Cơ cấu lao động % 100,0 100,0 100,0
3.1 Nông, lâm, ngư nghiệp % 72,2 66,7 56,7
3.2 Công nghiệp và xây dựng % 11,6 15,6 21,9
3.3 Dịch vụ % 16,2 17,7 21,4
Lao động có trình độ ở tỉnh Thái Nguyên còn thấp (chiếm 21,5% năm 2013 so với cả tỉnh), chủ yếu là lao động đã học và tốt nghiệp (có bằng hoặc chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo trình độ từ sơ cấp trở lên) ở một trƣờng lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật hoặc tƣơng đƣơng có thời gian từ 3 tháng trở lên. Với lực lƣợng lao động này việc phát triển hoạt động nội thƣơng với các hoạt động buôn bán diễn ra đồng đều và khá thuận lợi.
c. Dân tộc, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng.
Trên địa bàn tỉnh có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc của nƣớc ta sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 73,1% tổng dân số, ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số nhƣ dân tộc Tày (11% dân số), dân tộc Nùng (5,7%) và các dân tộc Sán Dìu, Hoa, Dao, Sán Chay, H’Mông… chiếm tỉ lệ nhỏ (10,2% dân số). Mặc dù thành phần dân tộc khá đa dạng song ngƣời Kinh vẫn chiếm tỉ lệ đông đảo nên tình hình chính trị ổn định và việc giao lƣu buôn bán giữa các dân tộc diễn ra sôi động, nhu cầu hàng hóa càng trở nên phong phú, đa dạng, thị hiếu khác nhau giữa các dân tộc và đơn vị hành chính.
2.1.2.2. Sự phát triển của các ngành kinh tế
* Tăng trƣởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 – 2013
Bảng 2.3. GDP, Cơ cấu GDP phân theo ngành và tốc độ tăng trƣởng GDP