- Phát triển hoạt động nội thƣơng trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trƣờng, bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể; bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh trong việc đảm bảo phát triển nội thƣơng nhanh, bền vững; đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao chất lƣợng dịch vụ, phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế, xã hội và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Phát triển nội thƣơng trên địa bàn tỉnh phải đáp ứng đƣợc mục tiêu phát triển thƣơng mại nông thôn ngày càng vững mạnh, theo Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia của Chính phủ về phát triển kinh tế nông thôn. Bên cạnh đó phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa mở rộng thị trƣờng trong nƣớc với phát triển thị trƣờng trong tỉnh; nâng cao vai trò cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và quản lý ....
- Phát triển nội thƣơng trong tỉnh gắn kết với phát triển đa dạng về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế của các chủ thể, về loại hình tổ chức và phƣơng thức hoạt động. Quan tâm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, đồng thời thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp nội thƣơng lớn theo mô hình tập đoàn, có hệ thống phân phối hiện đại, có vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị trƣờng để định hƣớng sản xuất và tiêu dùng.
- Phát triển nội thƣơng trong tỉnh trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội; chú trọng khuyến khích khả năng tích tụ và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng thƣơng mại, mở rộng mạng lƣới kinh doanh.