Mở rộng thị trƣờng và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động nội thương tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 110)

Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa thị trƣờng Thái Nguyên với thị trƣờng các tỉnh, thành phố khác và với thị trƣờng ngoài nƣớc trên cơ sở phát huy lợi thế và bảo

đảm lợi ích của các bên tham gia. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để tạo ra thị trƣờng ổn định hơn trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng luôn biến động, hơn nữa giải pháp này cũng góp phần khắc phục tình trạng thiếu vốn, thiếu thông tin, hỗ trợ năng lực hoạt động marketing còn non kém của các doanh nghiệp trong tỉnh. Quá trình liên kết thị trƣờng cần triển khai theo các hƣớng chủ yếu nhƣ sau:

Cần ƣu tiên hàng đầu cho việc thiết lập các mối quan hệ liên kết giữa thị trƣờng Thái Nguyên với Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng…vì đây là những thị trƣờng có ảnh hƣởng lớn đến phát triển kinh tế, thƣơng mại của tỉnh; giúp tỉnh nâng cao vị thế, khả năng tiếp cận với các thị trƣờng khác trong cả nƣớc. Mặt khác cần duy trì và mở rộng mối liên kết với các tỉnh phụ cận nhƣ: Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn… cũng nhƣ các tỉnh và địa phƣơng khác trong cả nƣớc để tạo ra các liên kết bổ sung và phân tán rủi ro khi có biến động lớn ở thị trƣờng. Quan hệ liên kết thị trƣờng trƣớc hết hƣớng vào việc trao đổi sản phẩm hàng hoá hai chiều: Thái Nguyên cung cấp cho các tỉnh các mặt hàng nông sản, thực phẩm, sản phẩm công nghiệp… Các tỉnh cung cấp cho Thái Nguyên các sản phẩm hàng công nghiệp tiêu dùng, vật tƣ nông nghiệp, giống cây, con mới … Để mở rộng thị trƣờng trong nƣớc cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Tổ chức nghiên cứu thị trƣờng và tổ chức hoạt động xúc tiến thƣơng mại với các thị trƣờng trọng điểm vùng Trung, thị trƣờng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các thị trƣờng lân cận để xác định lợi thế so sánh và khả năng trao đổi hàng hoá giữa Thái Nguyên với từng thị trƣờng cụ thể. Trên cơ sở đó, có phƣơng án cụ thể, chủ động trong việc định hƣớng và điều chỉnh cơ cấu sản xuất, thƣơng mại trên địa bàn tỉnh để có bƣớc chuyển dịch thích hợp.

+ Nghiên cứu đƣa ra các điều kiện ƣu đãi cho các địa phƣơng đến khai thác nguồn hàng sản xuất tại Thái Nguyên để tiêu thụ ở thị trƣờng khác.

+ Tiến hành đàm phán và ký kết thoả thuận cấp địa phƣơng giữa Thái Nguyên và các địa phƣơng khác về trao đổi, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, hay các cam kết xây dựng quan hệ bạn hàng ổn định, lâu dài và đảm bảo chữ tín trong kinh doanh.

Có thể dự báo khái quát về biến động của thị trƣờng trong nƣớc trong những năm tới đốivới một số sản phẩm chủ lực của Thái Nguyên nhƣ sau:

- Thị trường chè. Thị trƣờng chè khá rộng, sản phẩm chè Thái Nguyên đã tham gia vào thị trƣờng tiêu thụ nội địa với số lƣợng lớn, chủ yếu là chè đặc sản, chè xanh chế biến chủ yếu bằng phƣơng pháp thủ công, giá bán tƣơng đối ổn định. Sản phẩm chè tiêu thụ trong nƣớc đã bắt đầu có những loại chè đặc biệt, cao cấp (chè đặc sản chế biến bán công nghiệp của nhà máy chè Tân Cƣơng, một số sản phẩm chè của La Bằng Đại Từ, chè hoa nghệ thuật Hạnh Nguyệt, Sơn Trà Bách Hợp, Ngạn Trà Phú Quý của An Lộc Sơn...), tuy nhiên khối lƣợng còn ít chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng. Thị trƣờng tiêu thụ lớn nhất là Hà Nội và các tỉnh lân cận, vùng Đồng Bằng Sông Hồng.

- Thị trường tiêu thụ hoa quả vàsản phẩm chăn nuôi.

Thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu là nội tỉnh, một số loại quả nhƣ vải, mít đƣợc tiêu thụ ở thị trƣờng vùng Đồng Bằng Sông Hồng, nhiều nhất là ở Hà Nội. Hoa trồng trên địa bàn tỉnh tiêu thụ chủ yếu nội tỉnh, tại các khu dân cƣ tập trung đông: thành phố, thị xã, thị trấn. Số lƣợng hoa sản xuất trong tỉnh mới đáp ứng đƣợc khoảng 60% nhu cầu thị trƣờng trong tỉnh, còn lại đƣợc vận chuyển từ nơi khác đến.

Thị trƣờng tiêu thụ thịt lợn:Hàng năm sản phẩm thịt lợn hàng hoá của Thái Nguyên từ 30 - 40 ngàn tấn, kinh tế phát triển, quá trình đô thị hoá nhanh, kéo theo nhu cầu tiêu thụ thịt sẽ tăng từ 5-7%/năm. Sản phẩm thịt trâu có thị trƣờng khá rộng không chỉ trong nƣớc mà còn tham gia xuất khẩu. Sản phẩm khác nhƣ thịt bò, gia cầm và một số sản phẩm khác có thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn là Hà Nội, các tỉnh đồng Bằng Sông Hồng và các tỉnh lân cận và tiêu thụ nội tỉnh.

- Thị trường tiêu thụ Sản phẩm may: Sản phẩm của Thái Nguyên phát triển mạnh trong giai đoạn 2015-2020, tăng bình quân cả giai đoạn là 20% (từ 14,3 triệu sản phẩm lên 100 triệu sản phẩm).

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm cơ khí, máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ:

+ Sau khi hoàn thành việc nâng cấp khu Gang thép Thái Nguyên lắp đặt dây truyền cán thép 1 triệu tấn/ năm. Tiếp tục nâng cấp để sản lƣợng thép tỉnh Thái Nguyên vào năm 2015 dự kiến tăng lên đạt 1,9 triệu tấn (tăng bình quân 14%). Thị trƣờng tiêu thu mặt hàng sắt thép trong thời kỳ quy hoạch chủ yếu vẫn là trong nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động nội thương tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)