TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM TRONG 11 NẴM GÂN ĐÂY
(Từ năm 2008 đến năm 2019, đơn vị: %)
7,08 6,78 6,81/ 6,68 7,02 6,23 6,24 5,98 6,21 2008 5,32 5,25 2009 2010 2011 2012 5,42 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
VnEconomy Nguồn: Tổng cục Thống kê
Xét trong giai đoạn 2008-2019, Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam có xu hướng tăng trưởng rất tích cực. Tăng trưởng GDP năm 2008 ở mức 6,23%, sau những biến động lên xuống thì đã đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02%. Với mục tiêu Quốc hội đề ra là mức tăng trưởng từ 6,6%- 6,8% thì con số 7,02% đã vượt ngoài dự kiến. Mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mức tăng 7.08% của năm 2018 nhưng lại cao hơn mức tăng của giai đoạn 2011-2017. Từ năm 2011, đây đã là năm thứ hai liên tiếp mức tăng trưởng kinh tế đạt trên 7%.
Trong những tháng cuối năm 2019, các yếu tố vĩ mô khác cơ bản cũng có những dấu hiệu tốt, chi phối rất nhiều lên giá chứng khoán. Lạm phát và tỷ giá cũng đã ổn định hơn, biến động trong tầm kiểm soát. Đây là năm thứ tư lạm phát được kiểm soát dưới 4%. Một tín hiệu tích cực khác đó là trong 9 tháng đầu năm lạm phát bình quân ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua cho thấy sự hiệu quả phần nào trong việc điều hành và quản lý chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Chỉ số CPI bình quân của cả năm tăng 2,79%, thấp nhất trong giai đoạn 2017-2019. Tổng kim ngạch xuất khẩu
ước đạt gần 517 tỷ (tăng 7,6% so với năm trước). Bên cạnh đó, những hoạt động đảm bảo an sinh xã hội cũng được chú ý quan tâm, thu nhập tăng, đời sống nhân dân nhìn chung được cải thiện. Xét về tiềm năng, mức tăng trưởng của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất.
Khoa học - Công nghệ phát triển góp phần làm năng suất lao động tăng 5,9%. Trong điều kiện thị trường tài chính biến động mạnh mà chúng ta vẫn có thể duy trì được một nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững là một tín hiệu đáng mừng. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế cụ thể khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90%; dịch vụ tăng 7,3%.
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kinh tế vĩ mô của CTCP Chứng khoán MB
Cùng với đó, thị trường chứng khoán vẫn là kênh huy động vốn hiệu quả với tổng mức vốn hóa tăng 11% so với năm 2018. Những sự thay đổi của thị trường được biểu
hiện qua biến động giá chứng khoán, dưới đây là biểu đồ biểu thị sự lên xuống của chỉ số VN-Index và HNX-Index trong khoảng thời gian từ trước khi có dịch bệnh xảy ra: