Tại những thị trường khác nhau lại có những kết quả đưa ra khác nhau đó là do mỗi quốc gia có đặc điểm kinh tế riêng, và cũng sẽ bị tác động bởi những yếu tố không giống nhau. Không những vậy, trong cùng một thị trường tại những thời điểm khác nhau cũng cho ra những kết quả khác nhau. Việc sử dụng những mô hình trước đây để đánh giá hiện tại chưa hẳn đã chính xác. Do đó mà những nghiên cứu trước đây chỉ làm nền tảng và bổ sung thêm vào khung lý thuyết cho những sự nghiên cứu và những mô hình mới phù hợp với tính chất nền kinh tế ở thời điểm hiện tại.
Khi dịch bệnh xảy ra, đã có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới về dịch bệnh này như tính chất dịch bệnh, dự báo những kịch bản của diễn biến dịch, đưa ra những phương pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động
của số người nhiễm bệnh đối với chỉ số chứng khoán, đặc biệt là tại Việt Nam. Do vậy nghiên cứu này ra đời nhằm giải quyết câu hỏi đặt ra là số người nhiễm COVID-19 có mối quan hệ như thế nào với các chỉ số chứng khoán, và thị trường giảm mạnh trong thời gian đại dịch bùng phát có thể hiện đươc tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông hay không. Nghiên cứu với hy vọng góp phần đưa ra những nhận định khách quan về mối quan hệ giữa số người nhiễm bệnh và chỉ số chứng khoán, cung cấp một khía cạnh về nền tình hình dịch bệnh và nền kinh tế, từ đó làm cơ sở, tiền đề cho những nghiên cứu chuyên sâu về đề tài này trong tương lai.
CHƯƠNG 2. BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Bối cảnh
Từ đầu năm 2020, toàn thế giới phải chống chọi với đại dịch toàn cầu mang tên COVID-19. Đây là một đại dịch bệnh truyền nhiễm và bắt đầu bùng phát tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc từ tháng 12/2019. Đây là một chủng loại vi-rút mới có tính chất vô cùng nguy hiểm, được so sánh rất nhiều với chứng suy hô hấp cấp tính SARS (2003). COVID-19 được xác nhận là có khả năng lây nhiễm rất cao. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã tuyên bố chính thức gọi “COVID-19” là một “Đại dịch toàn cầu" (31/01/2020) bởi sự lây lan chóng mặt gây ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống và nền kinh tế của hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn Thế giới. Theo thống kê của WHO, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính đến ngày 01/04/2020 là 873,851 người, trong đó 43,293 trường hợp tử vong. Điều nguy hiểm đó chính là tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có loại vaccine nào đặc trị loại virus này. Số ca nhiễm bệnh vẫn không ngừng tăng lên từng ngày khiến cho đời sống người dân bị ảnh hưởng rất lớn. Hơn nữa, trước diễn biến khó lường của dịch COVID-19, nền kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 2009. Theo dự báo của Bloomberg, trong kịch bản tồi nhất, thiệt hại tổng cộng của toàn bộ nền kinh tế toàn cầu có thể lên đến 2,7 nghìn tỷ USD, với các nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng và mức tăng trưởng chậm nhất tại Trung Quốc.
So sánh với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007- 2008: Năm 2008 là một dấu mốc khép lại những diễn biến của cuộc khủng hoảng thị trường tài chính thế giới, có thể coi là “năm bi tráng” của kinh tế thế giới. Một cuộc khủng hoảng bùng phát tại Mỹ và đã đẩy khoảng 9 triệu người mất việc làm, hơn 10 triệu người Mỹ mất nhà cửa, thị trường chứng khoán lâm vào tình trạng "vỡ trận". Năm 2008 cũng chứng kiến sự nỗ lực chưa từng có của tất cả các nền kinh tế để chống chọi với sự khó khăn.
Khi sang đến năm 2020, dịch bệnh COVID-19 bất ngờ xảy ra với nơi bùng phát lại là Trung Quốc - một đất nước có nền kinh tế lớn thứ hai chỉ sau Mỹ, khiến cho tất cả các nước khác chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. Có thể coi giai đoạn dịch bệnh
này như một khủng hoảng mang tên “COVID-19” với sức tàn phá không chỉ với những nước nhỏ mà còn có thể khiến những nền kinh tế lớn và quyền lực nhất trên thế giới phải trải qua một phen lao đao, đầy căng thẳng. Dịch bệnh này đã tấn công rất mạnh vào hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn thế giới. Trong cuộc khủng hoảng 2007- 2008, lĩnh vực vận tải hàng không không bị ngưng trệ, các cửa khẩu không bị đóng và đặc biệt là khủng hoảng không đi kèm tỷ lệ tử vong còn đối khủng hoảng do dịch COVID-19 gây ra thì lại khác: vận tải, hàng không ngưng trệ, siết chặt các cửa khẩu, và tỷ lệ tử vong là rất lớn. Đối với cuộc khủng hoảng lần này, hàng loạt ngân hàng của Canada đều dự báo dịch bệnh có khả năng cao gây ra khủng hoảng tài chính nghiêm trọng tương tự thậm chí hơn so với khủng hoảng trước kia nếu như các Chính phủ không bắt tay vào ngăn chặn những diễn biến xấu của dịch bệnh toàn cầu này. Các thị trường chứng khoán Châu Á cũng có những phản ứng rất tiêu cực với thông tin về sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh này.
Diễn biến của dịch bệnh trong ba tháng đầu năm có thể chia là 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là khi dịch bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc và lan nhanh sang các nước Châu Á; Giai đoạn 2 diễn ra ngay sau đó, khi tình hình ở Trung Quốc có dấu hiệu được kiểm soát thì dịch lại bùng lên nhanh chóng ở Châu Âu và Bắc Mỹ với số người nhiễm bệnh, thậm chí tử vong tăng lên theo cấp số nhân. So sánh với dịch SARS (2003) thì khoảng thời gian để khống chế được bệnh dịch sẽ kéo dài hơn và cần nhiều nguồn lực hơn. Đối với SARS, dịch bệnh có quy mô khoảng 26 nước và mất khoảng từ 6 - 8 tháng để kiểm soát. Tuy nhiên, COVID-19 là một đại dịch bệnh còn phức tập hơn rất nhiều khi tính tới thời điểm ngày 01/04/2020, dịch bệnh đã lây lan tới hơn 200 quốc gia. Ngay cả những nền kinh tế lớn, có sức ảnh hưởng toàn cầu như EU hay Mỹ cũng ít nhiều bị tác động bởi dịch bệnh này. Số người nhiễm bệnh và chết vì bệnh đều vượt xa các con số liên quan đến dịch SARS trước đó. Kinh tế sẽ suy giảm nhanh chóng do giảm mạnh ở cả tổng cung và tổng cầu.
Trong xu hướng quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã từng bước hội nhập, ngày càng mở rộng và phát triển, khẳng định vị trí của mình với các nước khác trong cộng đồng thế giới. Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Sau 10 năm gia nhập WTO (2007-2017) Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,29%/năm và duy trì được tốc độ này trong một thời gian dài. Đây là một thành tựu hết sức quan trọng, tăng trưởng kinh tế một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sự phát triển của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Từ đó, độ mở của của nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng tăng lên. Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn so với thế giới, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP của Việt Nam đã lên đến 200% (cao nhất trong khu vực). Nhưng có một bất lợi đó là quốc gia có độ mở cửa như vậy lại rất nhạy cảm với và dễ bị tác động mạnh từ các cú sốc bên ngoài.
Khép lại năm 2019, Việt Nam là một nền kinh tế phát triển tương đối tốt phù hợp để đầu tư năm 2019. Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam có sự cải thiện vượt bậc, xếp thứ 67/141 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 10 bậc so với năm 2018). Theo các số liệu được công bố về tình hình Kinh tế - Xã hội năm 2019 cho thấy nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu vô cùng ấn tượng trong thời gian qua được thể hiện qua những con số cụ thể:
Chỉ tiêu kinh tế Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tăng trưởng GDP 6,81% 7,08% 7,02%
Mức tăng CPI (YTD) 3,53% 3,54% 2,79%
Tỷ giá hối đoái (VND/USD) 22.750 23.345 23.155
Thặng dư thương mại (tỷ USD) 2,6 7,2 9,9
Dự trữ ngoại hối (tỷ USD) 51,5 63,5 79
Tăng trưởng tín dụng 19% 16% 13,5%
Tăng trưởng sản xuất công
nghiệp 9,4% 10,2% 9,1%
Lãi xuất huy động kỳ hạn 1 năm 7% 7,2% 7,6%
Vốn đầu tư FDI đăng ký (tỷ U SD) 29 25,5 38
Hình 2. 1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2008-2019
TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM TRONG 11 NẴM GÂN ĐÂY
(Từ năm 2008 đến năm 2019, đơn vị: %)
7,08 6,78 6,81/ 6,68 7,02 6,23 6,24 5,98 6,21 2008 5,32 5,25 2009 2010 2011 2012 5,42 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
VnEconomy Nguồn: Tổng cục Thống kê
Xét trong giai đoạn 2008-2019, Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam có xu hướng tăng trưởng rất tích cực. Tăng trưởng GDP năm 2008 ở mức 6,23%, sau những biến động lên xuống thì đã đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02%. Với mục tiêu Quốc hội đề ra là mức tăng trưởng từ 6,6%- 6,8% thì con số 7,02% đã vượt ngoài dự kiến. Mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mức tăng 7.08% của năm 2018 nhưng lại cao hơn mức tăng của giai đoạn 2011-2017. Từ năm 2011, đây đã là năm thứ hai liên tiếp mức tăng trưởng kinh tế đạt trên 7%.
Trong những tháng cuối năm 2019, các yếu tố vĩ mô khác cơ bản cũng có những dấu hiệu tốt, chi phối rất nhiều lên giá chứng khoán. Lạm phát và tỷ giá cũng đã ổn định hơn, biến động trong tầm kiểm soát. Đây là năm thứ tư lạm phát được kiểm soát dưới 4%. Một tín hiệu tích cực khác đó là trong 9 tháng đầu năm lạm phát bình quân ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua cho thấy sự hiệu quả phần nào trong việc điều hành và quản lý chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Chỉ số CPI bình quân của cả năm tăng 2,79%, thấp nhất trong giai đoạn 2017-2019. Tổng kim ngạch xuất khẩu
ước đạt gần 517 tỷ (tăng 7,6% so với năm trước). Bên cạnh đó, những hoạt động đảm bảo an sinh xã hội cũng được chú ý quan tâm, thu nhập tăng, đời sống nhân dân nhìn chung được cải thiện. Xét về tiềm năng, mức tăng trưởng của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất.
Khoa học - Công nghệ phát triển góp phần làm năng suất lao động tăng 5,9%. Trong điều kiện thị trường tài chính biến động mạnh mà chúng ta vẫn có thể duy trì được một nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững là một tín hiệu đáng mừng. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế cụ thể khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90%; dịch vụ tăng 7,3%.
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kinh tế vĩ mô của CTCP Chứng khoán MB
Cùng với đó, thị trường chứng khoán vẫn là kênh huy động vốn hiệu quả với tổng mức vốn hóa tăng 11% so với năm 2018. Những sự thay đổi của thị trường được biểu
hiện qua biến động giá chứng khoán, dưới đây là biểu đồ biểu thị sự lên xuống của chỉ số VN-Index và HNX-Index trong khoảng thời gian từ trước khi có dịch bệnh xảy ra:
Hình 2. 2: Biến động của VN-Index và HNX-Index
Nguồn: NDH
Biểu đồ này lấy ngày bắt đầu là ngày 09/04/2018, thời điểm chỉ số thiết lập mức đỉnh lịch sử với chỉ số VN-Index đạt mức 1.204,33 điểm. Ngay sau đó, chỉ số này giảm 273 điểm (22,6%) xuống chỉ còn 931,75 điểm chỉ sau chưa đầy 2 tháng. Sau đó, thị trường có một khoảng thời gian hồi phục nhưng các chỉ số của thị trường chứng khoán đều đã quay trở về xu hướng giảm tạo nên hiện tượng đáy sau thấp hơn đáy trước. Biến động các chỉ số UPCoM-Index và HNX-Index cũng cho thấy điều tương tự. Trong vòng 1 năm, trải qua rất nhiều sự biến động lên xuống, VN-Index chỉ xung quanh mức 1000 điểm, và thị trường có mức thanh khoản thấp, tuy nhiên tổng giá trị vốn hóa thị trường đều tăng (trên 5%). Chỉ có riêng với HNX, giá trị vốn hóa ngày 5/4/2019 chỉ đạt 202.473 tỷ đồng, giảm 15,3% so với 09/04/2018.
Hình 2. 3: Biến động của VN-Index, HNX-Index và UPCoM-Index năm 2019
Compare VNIndex Stock Price
Nguồn: Vietnambiz
Mở rộng khoảng thời gian đánh giá cho đến hết năm 2019 thì khi kết thúc phiên giao dịch cuối năm, các chỉ số VN-Index và HNX-Index đều giảm trong khi chỉ có UPCoM-Index tăng lên 56,56 điểm (7,05%). Cụ thể, VN-Index giảm 4,04 điểm (0,42%) xuống còn 960,99 điểm, HNX-Index cũng giảm 0,34% xuống 102,51 điểm.
VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ với tâm lí thận trọng của nhà đầu tư trước kì nghỉ Tết Nguyên Đán. Thị trường có 333 mã tăng giá, 338 mã giảm giá và 141 mã đứng giá tham chiếu. Các cổ phiếu vốn hóa lớn là một trong những nguyên nhân khiến thị trường giảm điểm. Sự ảm đạm xuất hiện ở hầu hết các nhóm cổ phiếu, thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp, đồng thời thiếu vắng những thông tin hỗ trợ. Khối lượng giao dịch là 246,9 triệu đơn vị (3.964 tỉ đồng). Sự phân hóa xuất hiện tại hầu hết các nhóm cổ phiếu như ngân hàng, dầu khí, bất động sản, khu công nghiệp, bảo hiểm, cao su, thép còn nhóm ngành thủy sản có xu hướng giảm giá.
Trên thị trường chứng khoán, trong tình hình phải đối mặt với dịch bệnh thì tâm lý quan ngại của các nhà đầu tư cũng được thể hiện rõ nét qua sắc đỏ tràn ngập trên thị
trường chứng khoán trong một thời gian dài. Chỉ trong một tuần, chỉ số chính VN-Index của thị trường có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, thiệt hại tổng cộng 50,9 điểm tương đương 5,45% so với cuối tuần trước trong khi HNX-Index đạt tăng 1,49 điểm tương đương 1,38%. Nhà đầu tư ngày càng tỏ rõ sự quan ngại khi số ca nhiễm và số ca tử vong vì dịch vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt là tại Châu Âu và Mỹ. Thị trường chứng khoán Châu Á và Việt Nam cũng giảm điểm chủ yếu cho nhà đầu tư lo ngại những tác động lâu dài của dịch bệnh đến nền kinh tế. Theo dự đoán, trước khi các nước lớn trên thế giới kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19, thị trường sẽ có thêm những phiên rung lắc mạnh. Rủi ro giảm điểm vẫn đang hiện hữu khi tâm lý nhà đầu tư vẫn tương đối thận trọng sau nhiều phiên giảm sâu của thị trường.
2.1.2. Nền kinh tế Việt Nam khi phải đối mặt với dịch bệnh COVID-19
Dịch COVID-19 đã mang đến những tổn thất không hề nhỏ đối với tất cả các nền kinh tế. Dịch bệnh này bùng phát tại nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới đó là Trung Quốc, nền kinh tế chiếm 17% GDP (14.300 tỷ USD) và đóng góp 33% tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Dịch bệnh này đã tác động đến mọi mặt của không chỉ Trung Quốc mà còn cả thế giới. Có thể thấy Việt Nam khó có thể tránh khỏi những tác động tiêu cực bởi từ lâu vốn là quốc gia láng giềng có quan hệ kinh tế vô cùng mật thiết với Trung Quốc.
Giai đoạn dịch xảy ra, toàn dân phải gồng mình chống dịch, khó khăn kinh tế bủa vây trên tất cả các lĩnh vực. Thậm chí, nhiều báo cáo đánh giá rằng ngay cả khi dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát thì những hậu quả để lại cũng mất rất nhiều thời