Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu 029 ảnh hưởng của số người nhiễm covid 19 đến chỉ số chứng khoán VN index và HNX index,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 35)

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán niêm yết trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh” của tác giả Phan Ngọc Trung (2016) đã sử dụng mô hình VAR. Nghiên cứu này mở rộng các nghiên cứu ở Việt Nam trước đó sử dụng 2 biến lãi suất và sản xuất công nghiệp và đưa thêm một số biến vào mô hình VAR, sử dụng 7 biến là: Chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng CPI, cung tiền M2, tỷ giá EXC, lãi xuất IR, giá dầu OIL, và chỉ số MCSI EM. Kết quả cho thấy Mối tương quan giữa IPI và giá chứng khoán là cùng chiều. Mối tương quan giữa tỷ giá và giá chứng khoán trong dài hạn là ngược chiều. Mối tương quan giữa lãi suất và giá chứng khoán là cùng chiều. Đồng thời, lạm phát tác động ngược chiều đến giá chứng khoán. Tuy nhiên, giá dầu lại ngược lại với giả thuyết ban đầu của nghiên cứu khi trong dài hạn mối tương quan giữa giá dầu và giá chứng khoán lại cùng chiều. Mối liên kết giữa thị trường Việt Nam và thị trường trong khu vực khá yếu, ngược với giả thuyết tương quan giữa tỷ suất sinh lợi MSCI EM và tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán Việt Nam là ngược chiều.

Bài viết “Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Bảo Trân, Lê Quang Minh, Võ Đình Vinh (2015) đã ứng dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM) để nghiên cứu mối quan hệ đa chiều giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và các yếu tố (lạm phát, tỷ giá, sản lượng công nghiệp, cung tiền, lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn). Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 7/2006 đến 6/2014. Nghiên cứu tìm thấy phương trình cân bằng dài hạn và hệ các phương trình cân bằng ngắn hạn giữa chỉ số VN-Index và các chỉ số kinh tế vĩ mô. Kết luận của nghiên cứu là chỉ số VN-Index biến động cùng chiều với tỷ giá sản, lượng công nghiệp, cung tiền, lãi suất dài hạn và biến động ngược chiều với lạm phát, lãi suất ngắn hạn.

Nghiên cứu “Phân tích tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của nhóm sinh viên Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp một cái nhìn

khách quan về ảnh hưởng của tâm lý đám đông đến hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK). Những thị trường mạnh nhất là những thị trường nhộn nhịp bởi có cả hai yếu tố lòng tham và sự sợ hãi. Rất nhiều lý do đưa ra để giải thích cho sự phát triển của TTCK Việt Nam. Không có gì lạ lẫm khi cho nhắc tới khoảng thời gian năm 2007, báo chí nhắc tới chứng khoán như một thứ “phong trào” lan truyền nhanh hơn bất cứ dịch bệnh nào. Nghiên cứu câu chuyện thị trường chứng khoán liên lục tạo những đáy mới khi chỉ số VN-Index liên tiếp giảm trong khoảng thời gian 2008- 2009 cho thấy diễn biến trên TTCK Việt Nam là rất khó đoán. Mặc dù nhà đầu tư được cảnh báo chứng khoán vượt quá giá trị thật hơn 30% (2007) nhưng họ vẫn giao dịch mua bán, thị trường vẫn sôi động thậm chí cung không đủ cầu. Ngay khi thị trường có dấu hiệu ảm đạm thì họ lại kéo nhau tháo lui mà không cần xem xét nguyên nhân. Điều này cho thấy TTCK Việt Nam không vận hành theo quy luật nào.

“Nghiên cứu hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (2017) của tác giả Đoàn Anh Tuấn, Hoàng Mai Phương đã phân tích hành vi của nhà đầu tư trên Thị trường chứng khoán Việt Nam từ 01/06/2007 đến 30/11/2015. Kết quả thực nghiệm thông qua phương pháp đo lường biến động suất sinh lợi trên hai Sàn giao dịch chứng khoán niêm yết TP.HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX) cho thấy có sự tồn tại hành vi bầy đàn trên cả hai sàn HOSE và HNX. Ngoài ra, các kết quả phân tích hồi quy còn chỉ ra rằng trong xu hướng thị trường giảm điểm, hành vi bầy đàn được biểu hiện với mức độ mạnh hơn so với lúc thị trường tăng điểm. Các cơ sở khoa học quan trọng này đã giúp tác giả đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng nhằm làm giảm tác động của hành vi bầy đàn và góp phần làm gia tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán.

Trong bài viết “Tâm lý bầy đàn, lý thuyết triển vọng và hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (2019), tác giả Trần Trung Kiên chỉ ra rằng nếu chỉ áp dụng các lý thuyết tài chính chuẩn thì sẽ không giải thích được các biến động bất thường của thị trường chứng khoán nên việc nghiên cứu các nhân tố tâm lý tác động đến hành vi của nhà đầu tư là hết sức cần thiết. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thực hiện nghiên cứu đề tài này. Với quy mô mẫu 107 nhà đầu

tư cá nhân, thông qua phân tích kết quả khảo sát thì hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam tuân thủ chủ yếu theo lý thuyết triển vọng của Kahneman và Tvesky. Kết quả khảo sát đã cho thấy sự tồn tại tâm lý bầy đàn ở các nhà đầu tư trong mẫu. Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị đối với cơ quan quản lí cũng như các nhà đầu tư trên thị trường.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã công bố “Báo cáo đánh giá tác động của COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam và các khuyến nghị chính sách” (2020) tập hợp những phân tích, đánh giá chuyên sâu thông qua 3 kịch bản dự báo về tác động của COVID-19 tới kinh tế Việt Nam, đồng thời, đưa ra các khuyến nghị chính sách. Dựa trên cơ sở các kịch bản về số ca nhiễm và cách ly tại Việt Nam, nghiên cứu tiến hành xây dựng một số mô hình định lượng nhằm dự báo sơ bộ tác động của đại dịch đến nền kinh tế Việt Nam đến hết tháng 06/2020. Kết quả dự báo của các mô hình này cho thấy Tăng trưởng GDP quý 2 của Việt Nam khoảng 2,0 % so với cùng kỳ và thậm chí suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu. Dự kiến phục hồi từ quý 3 năm 2020, VN-Index giảm khoảng 28% phục hồi ngay sau khi dịch được khống chế với mức xấp xỉ 20%, Xuất khẩu giảm khoảng 25% trong quý 2 và phục hồi về mức giảm 15% trong các quý sau của năm 2020. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng dự báo tác động của dịch COVID-19 đến một số lĩnh vực của nền kinh tế với 3 kịch bản cụ thể. Từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề dịch bệnh.

Bên cạnh đó, Viện nghiên cứu khoa học Học viện Ngân hàng cũng đã có nghiên cứu mang tên “Đánh giá tác động của COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam” (2020). Nghiên cứu đã mô tả bức tranh tổng quan nền kinh tế Việt Nam bị tác động bởi COVID- 19 trong 2 tháng đầu năm 2020, tiếp đến đưa ra nhận định về diễn biến của dịch bệnh này trong giai đoạn tiếp theo và giải pháp trong thời gian tới. Dịch bệnh đã có tác động mạnh đến chỉ số sản xuất nông nghiệp Việt Nam tháng 1, tháng 2 và được dự đoán tác động sẽ còn lớn hơn trong những tháng sau đó. Nghiên cứu cũng chỉ ra những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh đến một số lĩnh vực như du lịch, chứng khoán,... căn cứ vào đó để xây dựng những kịch bản cho giai đoạn tiếp theo. Có những giai đoạn, thị trường rơi

vào khủng hoảng, suy thoái thì đâm lý đám đông chi phối nhà đầu tư khi sự hoảng loạn và tháo chạy theo số đông kéo dài, thị trường ngày càng giảm điểm mạnh hơn và tiệm cận mức đáy khi tâm lý hoảng sợ kết thúc. Ngoài ra, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán có nguồn gốc một phần từ chất lượng thông tin mà nhà đầu tư dựa vào để làm cơ sở ra quyết định đầu tư. Một thông tin không chính xác về công ty phát hành, về luật pháp hay thâm chí là về tình hình thời tiết hay dịch bệnh... đều có thể gây ra những thiệt hại rất lớn cho nhà đầu tư.

Sau khi tổng hợp lại những nghiên cứu trong nước, có một điểm chung là có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng TTCK vẫn còn mang nặng yếu tố tâm lý, đặc biệt là tâm lý đám đông phản ứng quá mức đối với thị trường. Kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu không chỉ kết luận rằng có sự tồn tại của tâm lí đám đông trên thị trường chứng khoán mà còn dùng mô hình hồi quy chỉ ra rằng trong xu hướng giảm điểm, hành vi bầy đàn được biểu hiện với mức độ mạnh hơn so với lúc thị trường tăng điểm. Từ các cơ sở khoa học, tác giả đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng nhằm làm giảm tác động của hành vi bầy đàn và góp phần làm gia tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào làm rõ mối quan hệ giữa số người nhiễm bệnh với giá chứng khoán như trong bài khóa luận này.

Một phần của tài liệu 029 ảnh hưởng của số người nhiễm covid 19 đến chỉ số chứng khoán VN index và HNX index,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w