Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kinh tế vĩ mô của CTCP Chứng khoán MB
Cùng với đó, thị trường chứng khoán vẫn là kênh huy động vốn hiệu quả với tổng mức vốn hóa tăng 11% so với năm 2018. Những sự thay đổi của thị trường được biểu
hiện qua biến động giá chứng khoán, dưới đây là biểu đồ biểu thị sự lên xuống của chỉ số VN-Index và HNX-Index trong khoảng thời gian từ trước khi có dịch bệnh xảy ra:
Hình 2. 2: Biến động của VN-Index và HNX-Index
Nguồn: NDH
Biểu đồ này lấy ngày bắt đầu là ngày 09/04/2018, thời điểm chỉ số thiết lập mức đỉnh lịch sử với chỉ số VN-Index đạt mức 1.204,33 điểm. Ngay sau đó, chỉ số này giảm 273 điểm (22,6%) xuống chỉ còn 931,75 điểm chỉ sau chưa đầy 2 tháng. Sau đó, thị trường có một khoảng thời gian hồi phục nhưng các chỉ số của thị trường chứng khoán đều đã quay trở về xu hướng giảm tạo nên hiện tượng đáy sau thấp hơn đáy trước. Biến động các chỉ số UPCoM-Index và HNX-Index cũng cho thấy điều tương tự. Trong vòng 1 năm, trải qua rất nhiều sự biến động lên xuống, VN-Index chỉ xung quanh mức 1000 điểm, và thị trường có mức thanh khoản thấp, tuy nhiên tổng giá trị vốn hóa thị trường đều tăng (trên 5%). Chỉ có riêng với HNX, giá trị vốn hóa ngày 5/4/2019 chỉ đạt 202.473 tỷ đồng, giảm 15,3% so với 09/04/2018.
Hình 2. 3: Biến động của VN-Index, HNX-Index và UPCoM-Index năm 2019
Compare VNIndex Stock Price
Nguồn: Vietnambiz
Mở rộng khoảng thời gian đánh giá cho đến hết năm 2019 thì khi kết thúc phiên giao dịch cuối năm, các chỉ số VN-Index và HNX-Index đều giảm trong khi chỉ có UPCoM-Index tăng lên 56,56 điểm (7,05%). Cụ thể, VN-Index giảm 4,04 điểm (0,42%) xuống còn 960,99 điểm, HNX-Index cũng giảm 0,34% xuống 102,51 điểm.
VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ với tâm lí thận trọng của nhà đầu tư trước kì nghỉ Tết Nguyên Đán. Thị trường có 333 mã tăng giá, 338 mã giảm giá và 141 mã đứng giá tham chiếu. Các cổ phiếu vốn hóa lớn là một trong những nguyên nhân khiến thị trường giảm điểm. Sự ảm đạm xuất hiện ở hầu hết các nhóm cổ phiếu, thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp, đồng thời thiếu vắng những thông tin hỗ trợ. Khối lượng giao dịch là 246,9 triệu đơn vị (3.964 tỉ đồng). Sự phân hóa xuất hiện tại hầu hết các nhóm cổ phiếu như ngân hàng, dầu khí, bất động sản, khu công nghiệp, bảo hiểm, cao su, thép còn nhóm ngành thủy sản có xu hướng giảm giá.
Trên thị trường chứng khoán, trong tình hình phải đối mặt với dịch bệnh thì tâm lý quan ngại của các nhà đầu tư cũng được thể hiện rõ nét qua sắc đỏ tràn ngập trên thị
trường chứng khoán trong một thời gian dài. Chỉ trong một tuần, chỉ số chính VN-Index của thị trường có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, thiệt hại tổng cộng 50,9 điểm tương đương 5,45% so với cuối tuần trước trong khi HNX-Index đạt tăng 1,49 điểm tương đương 1,38%. Nhà đầu tư ngày càng tỏ rõ sự quan ngại khi số ca nhiễm và số ca tử vong vì dịch vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt là tại Châu Âu và Mỹ. Thị trường chứng khoán Châu Á và Việt Nam cũng giảm điểm chủ yếu cho nhà đầu tư lo ngại những tác động lâu dài của dịch bệnh đến nền kinh tế. Theo dự đoán, trước khi các nước lớn trên thế giới kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19, thị trường sẽ có thêm những phiên rung lắc mạnh. Rủi ro giảm điểm vẫn đang hiện hữu khi tâm lý nhà đầu tư vẫn tương đối thận trọng sau nhiều phiên giảm sâu của thị trường.
2.1.2. Nền kinh tế Việt Nam khi phải đối mặt với dịch bệnh COVID-19
Dịch COVID-19 đã mang đến những tổn thất không hề nhỏ đối với tất cả các nền kinh tế. Dịch bệnh này bùng phát tại nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới đó là Trung Quốc, nền kinh tế chiếm 17% GDP (14.300 tỷ USD) và đóng góp 33% tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Dịch bệnh này đã tác động đến mọi mặt của không chỉ Trung Quốc mà còn cả thế giới. Có thể thấy Việt Nam khó có thể tránh khỏi những tác động tiêu cực bởi từ lâu vốn là quốc gia láng giềng có quan hệ kinh tế vô cùng mật thiết với Trung Quốc.
Giai đoạn dịch xảy ra, toàn dân phải gồng mình chống dịch, khó khăn kinh tế bủa vây trên tất cả các lĩnh vực. Thậm chí, nhiều báo cáo đánh giá rằng ngay cả khi dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát thì những hậu quả để lại cũng mất rất nhiều thời gian và công sức để có thể giải quyết và hồi phục được.
Gánh nặng đặt lên vai những người đứng đầu doanh nghiệp, phía dưới là hàng trăm hàng nghìn người lao động và gia đình của họ. Mỗi doanh nghiệp còn trụ vững lúc này chính là một cây cột trụ vững đẩy nền kinh tế khỏi sự sụp đổ, là sự đóng góp lớn cho nền kinh tế. Khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân trên 1200 doanh nghiệp cho thấy nếu đại dịch kéo dài 6 tháng, 75% doanh nghiệp có nguy cơ sẽ phá sản. Những nhóm ngành bị tác động nghiêm trọng và tức thì do COVID-19 là các
doanh nghiệp về lĩnh vực du lịch, giáo dục, dệt may, sản xuất đồ gỗ.. .cũng gặp khó khăn “kép”.
• Ngành du lịch đóng góp vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế Việt Nam, năm 2019 chiếm 8% GDP, dự báo đạt tỷ trọng 10% GDP vào năm 2025. Ngành này chịu ảnh hưởng rất lớn của dịch COVID-19, bao gồm cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Cùng với đó là ngành giao thông vận tải, ngành Hàng không chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi khách quốc tế sử dụng hàng không của Việt Nam chiếm số lượng rất lớn (tới gần 80%). Hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Việt Nam đều phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, phụ tùng. nhập khẩu từ Trung Quốc nên khi dịch bệnh bùng nổ ngay sau đó đã lập tức gây tê liệt nền kinh tế Trung Quốc, gián tiếp làm suy yếu hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam. Trung Quốc đã có những biện pháp kiểm soát sự lây lan dịch bệnh như: dừng thông quan tại các cửa khẩu với Việt Nam, tăng cường quản lý nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dịch khiến các hoạt động giao thương giữa các nước gặp rất nhiều khó khăn.
Hình 2. 4. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 giai đoạn 2010-2020
Thông qua biểu đồ, có thể nhận thấy ngay lượng khách đến Việt Nam năm 2020 đã giảm một cách đáng kể so với năm 2019: số lượng khách quốc tế trong tháng 3/2020 giảm 63,8% so với tháng trước và giảm 68,1% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng khách quốc tế trong tháng 3 đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ giai đoạn 2010-2020. Tính chung chỉ trong 3 tháng đầu năm 2020, khách quốc tế đến Việt Nam đạt xấp xỉ 3,7 triệu lượt người, tức là giảm 18,1% so với năm trước. Khách du lịch quốc tế giảm dẫn tới du lịch trong nước giảm do vậy thống kê vận tải quý I cũng cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng của lượng khách du lịch, dẫn tới những thiệt hại không hề nhỏ cho nền kinh tế nước ta. Nhiều doanh nghiệp du lịch rơi vào tình trạng “kiệt sức” do vắng khách.
• Thị trường bất động sản cũng bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh. Để tránh tình trạng lây lan trong cộng đồng, các quốc giá trên thế giới sử dụng biện pháp cách ly xã hội, điều này khiến giao thương giảm, nguồn cung lao động cũng giảm mạnh. Ở thời điểm này, thị trường đang thanh lọc rất khốc liệt, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng (60% doanh nghiệp giảm doanh thu ít nhất khoảng 50%). Các doanh nghiệp lớn nhỏ buộc phải cắt giảm lao động hoặc cho người lao động nghỉ không có lương, thậm chí là phải tạm dừng kinh doanh trong thời gian dịch bệnh.
Ngoài ra, Thuế thu nhập doanh nghiệp tuy tăng 1,25% (2/2020) so với cùng kỳ nhưng đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 3 năm (2016-2019). Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng giảm. Mức giảm chủ yếu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng như bia, thuốc lá, ôtô. Thuế thu nhập cá nhân tuy tăng 7,92% nhưng cũng có mức tăng trưởng thấp nhất do ảnh hưởng xấu của dịch bệnh.
Trong lĩnh vực ngân hàng, dịch bệnh xảy ra làm giảm cầu, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính giảm, cầu tín dụng giảm trong khi tiềm ẩn nợ xấu tăng, do khách hàng ngại tiếp xúc, tập trung đông người nên nhu cầu giao dịch qua mạng, hạn chế dùng tiền mặt.
• Thị trường Chứng khoán: Bên cạnh những ảnh hưởng như gián đoạn chuỗi cung ứng, lưu chuyển thương mại, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thuế thu sụt giảm, hoạt động đầu tư gián đoạn thì thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bị tác động nghiêm trọng.
Điều này được thể hiện khi nhiều thị trường chứng khoán thế giới “lao dốc” mạnh, trong đó thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất khu vực Châu Á, bên cạnh đó hoạt động tài chính - tiền tệ cũng bị suy giảm.
Hình 2. 5: Biến động của VN-Index và HNX-Index từ ngày 02/01 đến 31/03/2020
Biến động của VN-Index và HNX-Index
Nguồn: Stockbiz Trong tình hình phải đối mặt với dịch bệnh thì tâm lý quan ngại của các nhà đầu tư được thể hiện rõ nét qua sắc đỏ tràn ngập trên thị trường chứng khoán trong một thời gian dài. Chỉ trong một tuần, chỉ số chính VN-Index của thị trường có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, thiệt hại tổng cộng 50,9 điểm tương đương 5,45% so với cuối tuần trước trong khi HNX-Index đạt tăng 1,49 điểm tương đương 1,38%.
Trong những ngày mà số người nhiễm được ghi nhận tăng cao thì thị trường chứng khoán ngay lập tức có những phản ứng tiêu cực. Đặc biệt vào ngày 09/03/2020, thị trường trải qua một trong những phiên giao dịch giảm mạnh nhất trong lịch sử kể từ năm 2001.
Mục tiêu Dự báo (trong trường hợp dịch bệnh được khống chế
vào quý II/2020)
Tăng trưởng GDP (%) 6.8 3.8 - 4.2
Lạm phát bình quân (%) < 4 3 - 3.5
Tăng trưởng tín dụng (%) 14 10 - 12
Biến động tỷ giá
USD/VND (%) N/A < 3
Hình 2. 6: Biến động chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch ngày 09/03/2020
VN INDEX 839.85 -51.59/-5.79% I HNX-INDEX 106.69 -6.96/-6.12% I UPCOM-INDEX 52,95 -2,47/-4.45% I VN30 786.98
Nguồn: Stockbiz
Chốt phiên giao dịch ngày 09/03/2020, VN-Index giảm xuống còn 835,49 điểm (giảm 56 điểm, tương đương 6,28%), HNX-Index giảm 6,44%. Ngoài ảnh hưởng từ dịch COVID-19, giá dầu giảm cũng là một nguyên nhân tác động mạnh, đặc biệt với nhóm dầu khí. Liên tục sau đó một tuần, chỉ số VN-Index giảm mạnh từ 891,44 điểm xuống chỉ còn 761,78 điểm, tương đương 14,55%.
Cũng trong ngày 09/03, trên toàn thế giới có 114,381 người nhiễm COVID-19. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại 5 ổ dịch lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc đại lục gồm Italy, Hàn Quốc, Iran, Pháp, Đức vẫn đang diễn biến phức tạp và số ca tử vong tại Italy tăng kỷ lục.
Không chỉ ở Việt Nam, thị trường chứng khoán Thế giới cũng “lao dốc” mạnh vào ngày 09/03. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản chốt phiên giảm 1.050,99 điểm, hay 5,07%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2018, xuống 19.698,76 điểm, dưới ngưỡng
tâm lý 20.000 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1.106,21 điểm, hay 4,23%, mức giảm mạnh nhất trong hơn hai năm, xuống 25.040,46 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 85,45 điểm, hay 4,19%, xuống 1.954,77 điểm, mức chốt phiên thấp nhất trong sáu tháng. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải để mất 3%, xuống 2.943,29 điểm. Nen kinh tế mạnh như Mỹ cũng ghi nhận phiên giảm mạnh nhất của Wall Street kể từ năm 2008.
Dự báo triển vọng nền kinh tế năm 2020: Ngân hàng Thế giới (WB) đã dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng khoảng 2,5% trong năm này. Dự báo trong tương lai mặc dù vẫn còn nhiều thách thức nhưng rủi ro cao luôn đi kèm lợi nhuận lớn, nếu biết tận dụng cơ hội thì tình hình sẽ khả quan và ngược lại, nếu không có những chiến lược phù hợp thì rất có thể thời gian phục hồi sẽ kéo dài và khó khăn. Năm 2020 được đánh giá là năm có ý nghĩa đối với thị trường chứng khoán khi đánh dấu mốc 2 năm hoạt động theo “Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”. Năm 2020 cũng là năm quan trọng đối với ngành Ngân hàng trên thị trường chứng khoán để có thể chuẩn bị vào cuộc đua mới với những mục tiêu xa hơn.
Các chuyên gia đã đưa ra những đánh giá, dự báo về khả năng phục hồi cũng như tương lai của nền kinh tế thông qua các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản: