Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu 029 ảnh hưởng của số người nhiễm covid 19 đến chỉ số chứng khoán VN index và HNX index,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 32)

Trên thế giới đã có những nghiên cứu về yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán như sau:

Nghiên cứu “Tác động của COVID-19 đối với các nền kinh tế ASEAN+3” (2020) được đăng trên Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) nghiên cứu tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với nền kinh tế Trung Quốc và mở rộng ra là đối với khu vực ASEAN+3. Hầu hết các nước trong khu vực ASEAN+3 đã bị lây nhiễm do dịch bệnh lây lan, và tăng trưởng của họ cũng có thể bị ảnh hưởng như đang diễn ra ở Trung Quốc. Các thị trường châu Á phản ứng rất tiêu cực với tin tức về việc bùng phát dịch COVID-19. Mặc dù các thị trường ở Trung Quốc và Hồng Kông chịu tác động nặng nề nhất, nhưng chứng khoán và tiền tệ của ASEAN cũng giảm giá trị. Lợi nhuận của toàn bộ thị trường trái phiếu khu vực đã giảm đáng kể, nhìn chung là do lợi nhuận toàn cầu giảm, dù các nhân tố đặc thù cũng đóng một vai trò. Phản ứng của thị trường chứng khoán khác nhau giữa các ngành: cổ phiếu của các ngành liên quan đến du lịch và năng lượng giảm mạnh nhất, trong khi cổ phiếu ngành y tế tăng. Hiệu quả của thị trường chứng khoán suy giảm theo ngành cho thấy tâm lý đề phòng của các thị trường đối với ngành mà hoạt động kinh tế có thể bị ảnh hưởng. Nghiên cứu này đánh ra tác động về kinh tế qua các chỉ số. Tác động kinh tế của dịch COVID-19 được định lượng bằng cách sử dụng mô hình tự hồi quy toàn cầu (GVAR). Mô hình này mô phỏng hai kịch bản riêng biệt: một cú sốc gây bất an lan truyền tới khu vực và phần còn lại của thế giới, thể hiện qua Chỉ số bất ổn trong chính sách kinh tế toàn cầu (GEPU); và tác động bên lề của tăng trưởng giảm tốc ở Trung Quốc đối với khu vực và thế giới. Các kết quả cho thấy rằng một cú sốc trực tiếp đối với tăng trưởng của Trung Quốc có tác động lớn hơn nhiều đến khu vực, trong khi tình trạng bất ổn toàn cầu gia tăng dù ở mức độ nào cũng sẽ làm suy

yếu tăng trưởng kinh tế. Mô hình GVAR chủ yếu thể hiện tác động gián tiếp, trong đó sự sụt giảm mạnh trong các thị trường tài chính sẽ dẫn đến mức tăng trưởng thấp hơn.

Nghiên cứu “Mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô và thị trường chứng khoán New Zealand” của tác giả Christopher Gan, Minsoo Lee, Hua Hwa Au Yong, Jun Zhang (2006) đã em xét các mối quan hệ giữa Chỉ số chứng khoán New Zealand và 7 yếu tố kinh tế vĩ mô từ tháng 1 năm 1990 đến tháng 1 năm 2003. Bằng cách thu thập dữ liệu và phân tích, bài viết cũng đánh giá mối quan hệ động ngắn hạn giữa NZSE40 và các biến kinh tế vĩ mô bằng cách sử dụng các phân tích kế toán đổi mới. Cụ thể, NZSE40 được xác định bởi lãi suất, cung tiền và GDP thực tế và không có bằng chứng nào cho thấy Chỉ số Chứng khoán New Zealand là một chỉ số hàng đầu cho những thay đổi trong các biến số kinh tế vĩ mô.

Nghiên cứu “Vi-rút Corona và đại dịch toàn cầu: Bài học từ “dịch cúm Tây Ban Nha”, những ảnh hưởng của vi-rút Corona đến tỷ lệ tử vong và những hoạt động của nền kinh tế” được thực hiện bởi các tác giả Robert J. Barro, José F. Ursua và Joanna Weng được công bố vào tháng 03/2020, sau khi nghiên cứu dữ liệu của 43 quốc gia thì chỉ ra rằng số người tử vong bởi cúm trong giai đoạn 1918-1920 là 39 triệu người (chiếm 2,0% dân số thế giới khi đó), tương đương với 150 triệu người khi so với dân số hiện tại (khoảng 7,6 tỷ vào năm 2020). Kết quả mô hình hồi quy chỉ ra rằng tỷ lệ tử vong do cúm giai đoạn này và số người tử vong do chiến tranh trong Thế chiến thứ I gây ra tình trạng suy giảm kinh tế được biểu hiện bởi GDP và tiêu dùng ở những quốc gia điển hình lần lượt là 6% và 8%. Ngoài ra, nghiên cứu cũng là bằng chứng chỉ ra tỷ lệ tử vong do cúm càng tăng lợi nhuận thực tế của cổ phiếu càng giảm. Do đó, nền kinh tế bị ảnh hưởng không chỉ bởi số người chết chưa từng thấy mà còn gây ra một sự thu hẹp kinh tế toàn cầu lớn. Kết quả cũng cho thấy đại dịch 1918-1920 đi cùng với một sự sụt giảm đáng kể trong ngắn hạn về lợi nhuận thực của cổ phiếu và trái phiếu chính phủ cùng với đó là sự suy giảm trong hoạt động kinh tế và lạm phát cũng cao hơn. Bài viết cũng phân biệt rõ ràng giữa COVID-19 và cúm Tây Ban Nha, loại cúm có tỷ lệ tử vong cao hơn. Các tác giả ra dùng những bằng chứng trích dẫn các khu vực như Đài Loan hay Singapore, những

nơi mà thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát từ ban đầu, đã hạn chế sự lây lan trên diện rộng của virus và hơn nữa còn giảm nhẹ được sự gián đoạn kinh tế, tránh được viễn cảnh tồi tệ nhất do đại dịch gây ra.

Nghiên cứu “Những ảnh hưởng của dịch cúm ở Anh đến nền kinh tế: một thí nghiệm mô hình cân bằng chung có thể tính toán được” cúa nhóm tác giả Richard D Smith, Marcus R Keogh-Brown, Tony Barnett và Joyce Tait (2009) được thực hiện để ước tính tác động kinh tế tiềm tàng của dịch cúm, các phản ứng hành vi liên quan, đóng cửa trường học và tiêm chủng tại Vương quốc Anh. Nguồn dữ liệu được lấy từ tài liệu lập kế hoạch đại dịch, lấy từ các cuộc điều tra được công bố, và tác động giảm thiểu được ước tính từ các mô hình được công bố. Nghiên cứu sử dụng phương pháp Phân tích dựa trên mô hình cân bằng chung có thể tính toán của UK5 trong hơn một năm. Nền kinh tế được quy định theo một số đại lý, bao gồm hộ gia đình, nhà sản xuất và chính phủ và dựa trên dữ liệu (dưới dạng ma trận kế toán xã hội, đại diện cho thu nhập và chi tiêu trong nền kinh tế theo ngành) cho năm 2004 lấy từ cơ sở dữ liệu toàn cầu và thống kê quốc gia. Bản thân dịch cúm, nếu xảy ra trong giới hạn nghiêm trọng được nêu trong các kế hoạch đại dịch, sẽ không mang lại tác động kinh tế chưa từng có: ngay cả một đại dịch gây tử vong cao với mức độ lây nhiễm cao sẽ làm giảm tổng sản phẩm quốc nội xuống dưới 4,5%. Tuy nhiên, hai yếu tố sẽ kết hợp với tác động của bệnh. Thứ nhất, một đại dịch trong tương lai gần sẽ gây thêm căng thẳng cho một nền kinh tế vốn đã bị kéo dài bởi suy thoái kinh tế, phóng đại ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và làm chậm quá trình phục hồi kinh tế. Thứ hai, mặc dù tác động kinh tế trực tiếp của bệnh là tương đối nhỏ, tuy nhiên vẫn làm các tác động kinh tế tăng lên một cách đáng kể.

Tác giả Anokye M.dam và George Tweneboah cũng có nghiên cứu mang tên “Mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô và thị trường chứng khoán Ghana” (2008). Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của các biến số kinh tế vĩ mô đến sự biến động giá cổ phiếu ở Ghana. Bài viết phân tích cả mối quan hệ động dài hạn và ngắn hạn giữa chỉ số thị trường chứng khoán và các biến số kinh tế vĩ mô bao gồm: đầu tư trực tiếp nước ngoài, lãi suất trái phiếu kho bạc, chỉ số giá tiêu dùng và tỷ giá hối đoái từ 1/1991 đến 4/2006 bằng

cách ứng dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết (Johansen cointegration test) và kỹ thuật kế toán. Tác giả cũng cho thấy rằng có sự hợp nhất giữa các biến số kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu ở Ghana về lâu dài. Trong ngắn hạn, lạm phát và tỷ giá hối đoái có tác động mạnh đến biến động giá cổ phiếu ở Ghana. Bên cạnh đó, lãi suất và lạm phát chỉ ra tác động trong dài hạn.

Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về tâm lí của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng có rất nhiều nghiên cứu thú vị. Bài viết “Tâm lí bầy đàn và những căng thẳng của thị trường: Nghiên cứu từ trường hợp của bốn nước Châu Âu” được thực hiện bởi tác giả Haroon Khan (2011) tập trung vào phân tích tâm lí đám đông và những căng thẳng thị trường sử dụng mô hình và dữ liệu thu thập từ bốn quốc gia châu Âu là Pháp, Anh, Đức và Ý trong giai đoạn 2003-2008 (giai đoạn này có 2 sự kiện quan trong là bong bóng dotcom và bắt đầu cuộc khủng hoảng) . Kết luận của nghiên cứu chỉ ra rằng thị trường chứng khoán của những nước này có bị tác động bởi tâm lí bầy đàn, đặc biệt trong khoảng thời gian khủng hoảng theo phương pháp được xây dựng bởi Hwang, S; Salmon, M (2000, 2004, 2008). Trong các tài liệu về tài chính học hành vi, hành vi bầy đàn thường được sử dụng để mô tả mối tương quan của tâm lí nhà đầu tư, sự tác động qua lại lẫn nhau và kết quả đầu tư của họ. Đề xuất dựa trên ý tưởng trong thời kỳ rối loạn và khủng hoảng, các giá trị khác nhau có xu hướng tập trung và có mối quan hệ chặt chẽ hơn trên thị trường và thực tế thì tâm lí bầy đàn luôn có thể xảy ra, ngay cả khi thị trường bình thường không có khủng hoảng.

Từ những nghiên cứu được tổng hợp như trên, có thể thấy rằng hầu hết các vấn đề được xem xét ở mức độ khái quát, vĩ mô và chưa có nghiên cứu nào phân tích cụ thể về sự biến động của những chỉ số chứng khoán một khi dịch bệnh xảy ra. Các nghiên cứu trước đây trên phạm vi quốc tế cũng có rất ít đề tài khai thác về ảnh hưởng của dịch bệnh đến nền kinh tế, đặc biệt là với giá chứng khoán. Bên cạnh đó, những nghiên cứu về tâm lí nhà đầu tư hay những ảnh hưởng của tâm lí đám đông đến thị trường chứng khoán trước đây mới chỉ dừng lại ở những kết luận cho rằng có sự tồn tại của tâm lí đám đông

trên thị trường chứng khoán. Đề tài này sẽ phân tích cụ thể hơn và cho thấy sự tác động của dịch bệnh đến tâm lí nhà đầu tư và dẫn tới những sự biến động giá chứng khoán.

Một phần của tài liệu 029 ảnh hưởng của số người nhiễm covid 19 đến chỉ số chứng khoán VN index và HNX index,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w