Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK

Một phần của tài liệu 039 áp dụng mô hình CAMEL trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán (Trang 27)

1.2.1. Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu tìm hiểu để đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh cũng như kết quả của hoạt

động kinh doanh, căn cứ vào số liệu phản ánh của các bộ phận, tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế bằng các phương pháp thích hợp làm cơ sở để đề ra các quyết định, các phương án và giải pháp đúng đắn, kịp thời và làm rõ được các nguồn tiềm năng cần khai thác nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của CTCK.

Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của CTCK là việc kết hợp sử dụng các thông tin tài chính và phi tài chính nhằm phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh,

tình hình tài chính của CTCK kết hợp đặt trong hoàn cảnh kinh tế, từ đó đánh giá được những điểm mạnh và điểm yếu hiện tại của CTCK, là cơ sở đưa ra quyết định điều chỉnh chiến lược.

Thông tin tài chính được sử dụng chủ yếu là nguồn thông tin từ BCTC của CTCK. Từ những thông tin thu thập được đó sẽ tiến hành thống kê, phân tích tỉ số cũng như đối chiếu với tình hình trong quá khứ và hiện tại, thực hiện so sánh số liệu với các CTCK khác để đánh giá năng lực kinh doanh của các CTCK. Bên cạnh đó, sử dụng đồng thời cả những thông tin phi tài chính từ tình hình kinh tế - xã hội... góp phần giúp nhà quản trị nhận biết được những cơ hội, thách thức và lấy đó làm cơ sở đề ra các chiến lược quản lý phù hợp, hiệu quả.

1.2.2. Sự cần thiết của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để có thể đề ra những quyết định trong kinh doanh. Đặc biệt việc phân tích rất quan trọng đối với

Mặt khác, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm ẩn trong kinh doanh để từ đó cải tiến cơ chế quản lý. Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn tiềm ẩn khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện và chỉ thông qua phân tích,

đánh giá doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích, các nhà quản lý mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp để đề phòng những rủi ro trong kinh doanh.

Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị nội bộ bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác,

khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay... với doanh nghiệp.

1.2.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

a. Các phương pháp phân tích truyền thống

Phương pháp truyền thống sử dụng các tỷ số được dựa trên hai biến số tài chính để thông qua đó đánh giá, phân tích và kết luận kết quả hoạt động của các CTCK. Hệ số tài chính sử dụng được chia thành ba nhóm:

- Nhóm các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời. - Nhóm các tỷ số phản ánh khả năng kinh doanh. - Nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro hoạt động.

Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tài chính có ưu điểm là đơn giản, dễ sử dụng, dễ hiểu. Tuy nhiên, mỗi nhóm tỷ số chỉ phản ánh một khía cạnh trong hoạt động kinh doanh một cách rời rạc mà không thể hiện rõ mối tương quan với nhau.

b. Các phương pháp phân tích hiện đại

Việc phân tích theo các phương pháp hiện tại chủ yếu dựa trên các mô hình đánh giá. Mỗi mô hình lại tập trung vào một phương diện nào đó để tiến hành đánh

mực đối với hầu hết các TCTC trên toàn thế giới. CAMELS là mô hình tổng hợp 6 yếu tố đo lường mang tính vi mô của một TCTC: mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, khả năng quản lý, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản và mức độ nhạy cảm với thị trường.

Cụ thể, những ưu điểm của mô hình này là: Thứ nhất, mô hình CAMELS bao gồm nhiều chỉ tiêu phân tích quan trọng và có tính ứng dụng cao trong việc quản trị TCTC. Đặc biệt, các chỉ tiêu này đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau chứ không mang tính tách rời. Thứ hai, CAMELS là mô hình phân tích có đánh giá đồng thời cả yếu tố định lượng và định tính, tổng hợp các yếu tố đo lường sức mạnh và độ an toàn trong hoạt động tài chính của một TCTC. Thứ ba, ứng dụng của mô hình CAMELS có thể dự đoán được tình trạng hoạt động hiện tại và khủng hoảng tài chính tiềm tàng trong TCTC. Từ đó hạn chế được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng như những rủi ro về đạo đức và từ đó hoạch định định hướng hoạt động trong tương lai một cách hiệu quả.

Tuy có nhiều ưu điểm, mô hình CAMELS vẫn tồn tại một số hạn chế: Thứ nhất, số liệu để phân tích CAMELS vẫn hầu hết dựa vào nguồn thông tin có được để

đánh giá, do đó những phân tích có thể bị sai lệch nếu nguồn số liệu không chính xác.

Thứ hai, các phân tích yêu cầu nhiều về kinh nghiệm cũng như kiến thức của các nhà

phân tích do những đánh giá phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của các nhà phân tích.

1.3. Tổng quan mô hình CAMELS

1.3.1. Giới thiệu chung về mô hình CAMELS

CAMELS là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ và được

coi là chuẩn mực đối với hầu hết các tổ chức trên toàn thế giới khi đánh giá hiệu quả, rủi ro của các ngân hàng nói riêng và các TCTC nói chung. Mô hình này được Hội đồng thẩm tra các Định chế tài chính liên bang Hoa Kỳ (FFIEC) thông qua lần đầu năm 1979. Sau khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, hệ thống CAMELS được Quỹ

tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) khuyến nghị áp dụng ở các nước bị khủng hoảng như một trong các biện pháp để tái thiết khu vực tài chính.

Tên chỉ

tiêu Giá trị Giá trị Điểm Trọng số

quả của một TCTC cần có. Đó là: C (Capital Adequacy) - Mức độ an toàn vốn, A (Asset Quality) - Chất lượng tài sản có, M (Management) - Năng lực quản lý, E (Earnings) - Khả năng sinh lời, L (Liquidity Exposure) - Khả năng thanh khoản. Sau năm 1997, các yếu tố cấu thành của CAMEL được bổ sung thêm một nội dung nữa là S (Sensitivity to market risks) - Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường, từ đó có hệ thống CAMELS như ngày nay.

Kết quả phân tích sẽ giúp các nhà phân tích chia các TCTC theo xếp hạng từ A đến E. Hạng A (từ 80 đến 100 điểm): TCTC hoạt động tốt với mức cao hơn mức trung bình chung. Hạng B (từ 65 đến dưới 80 điểm): TCTC hoạt động ở mức độ trung

bình hoặc trên trung bình không nhiều, vừa đủ đạt mức an toàn. Hạng C (từ 50 điểm đến dưới 65 điểm): TCTC hoạt động dưới mức trung bình. Hạng D (từ 35 đến dưới 50 điểm): TCTC hoạt động không đảm bảo, thấp hơn mức trung bình rất nhiều, cần phải giám sát để tránh nguy cơ mất năng lực hoạt động. Hạng E (từ 0 đến dưới 35 điểm): TCTC hoạt động rất kém và nguy cơ mất năng lực hoạt động, cần phải được chú ý giám sát ngay. Mức xếp hạng quá cao hay quá thấp cho một cấu phần có thể dẫn tới điều chỉnh tăng hoặc giảm xếp hạng cho các cấu phần khác.

Căn cứ theo Quyết định số 617/QĐ-UBCKNN ngày 9/10/2013 của UBCKNN,

các CTCK sẽ được đánh giá và xếp loại theo mô hình CAMEL bao gồm các nội dung:

C (Capital Adequacy) - Mức độ an toàn vốn, A (Asset Quality) - Chất lượng tài sản có, M (Management) - Năng lực quản lý, E (Earnings) - Khả năng sinh lời, L (Liquidity Exposure) - Khả năng thanh khoản. Bộ chỉ tiêu CAMEL chia thành 2 nhóm yếu tố: Nhóm các chỉ tiêu tài chính (C, A, E, L) và chỉ tiêu quản trị (M). Nhóm

các yếu tố tài chính có thể được đánh giá theo số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và các dữ liệu tài chính khác đã được soát xét hoặc kiểm toán theo quy định của pháp luật. Chỉ tiêu quản trị là yếu tố tách biệt vì yếu tố này quá khó định lượng và chủ yếu đánh giá dựa trên các tiêu chí định tính.

1.3.2. Nội dung mô hình CAMEL áp dụng cho CTCK Việt Nam

18

- C1 - Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản, trong đó giá trị của tổng tài sản không bao gồm tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư, phải đảm bảo rằng

tiền gửi của nhà đầu tư được tách biệt khỏi tài sản của công ty để tránh xung

đột lợi

ích. Chỉ tiêu này thể hiện mức độ vốn chủ sở hữu thực trong tổng tài sản mà

các nhà

môi giới được cho phép sử dụng. Tỷ lệ này cao thể hiện CTCK có sự tự chủ

về tài

chính tốt, ít phụ thuộc vào vốn vay, do đó không chịu nhiều sức ép từ các khoản nợ.

- C2 - Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Vốn pháp định. Vốn pháp định là vốn được quy - C3 - Tỷ lệ vốn khả dụng. Tỷ lệ này còn được gọi là tỷ lệ an toàn tài chính, một chỉ số do Bộ tài chính xây dựng và phát hành theo Thông tư số 226/2010/TT- BTC vào ngày 31/12/2010 và sau đó được sửa đổi và bổ sung tại Thông tư 165/2012/TT-BTC ngày 9/10/2012. Tỷ lệ này được xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa vốn khả dụng và tổng giá trị rủi ro, trong đó tổng giá trị rủi ro bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán và rủi ro hoạt động.

C1 Từ 0% Đến dưới 51%_______ 20 10% Từ 51%___________ Đến dưới 75%_______ 80 Từ 75% trở lên______ 100 C2 Dưới 60% 0 10% Từ 60% Đến dưới 100%______ 30 Từ 100%__________ Đến dưới 150%______ 60 Từ 150%__________ Đến dưới 200%______ 80 Từ 200% trở lên 100 C3 Dưới 120% 0 10% Từ 120% Đến dưới 150%______ 20 Từ 150%__________ Đến dưới 180%______ 40 Từ 180%__________ Đến dưới 300%______ 80 Từ 300% trở lên 100

Tên chỉ

tiêu Giá trị Giá trị Điểm Trọng số

A1 Dưới 50% 0 5% Từ 50% Đến dưới 65%_______ 20 Từ 65%___________ Đến dưới 80%_______ 50 Từ 80%___________ Đến 90%___________ 80 Từ 90% trở lên______ 100 A2 Từ 10% trở lên______ 0 10% Từ 8%____________ Đến dưới 10%_______ 20 Từ 5%____________ Đến dưới 8%________ 50 Trên 0%___________ Đến dưới 5%________ 80 Là 0______________ 100 A3 Từ 90% trở lên______ 0 10% Từ 75%___________ Đến 90% 20 Từ 50%___________ Đến 75%___________ 50 Từ 25%___________ Đến 50%___________ 80 Dưới 25%___________ 100

(Nguồn: Quy chế hướng dẫn xếp loại CTCK của UBCKNN)

19

b. Asset Quality - Chất lượng tài sản có

Chất lượng tài sản của CTCK được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí sau:

- A1 - Tỷ lệ giá trị tổng tài sản sau khi điều chỉnh rủi ro/Tổng tài sản (không bao gồm tài sản cố định). Tài sản sau khi điều chỉnh rủi ro = Tổng tài sản

(không bao

gồm tài sản cố định) - Tổng giá trị rủi ro tiềm ẩn trong các hạng mục tài sản. Việc

xác lập các giá trị rủi ro được tính toán theo Thông tư số 226/2010/TT-BTC

vào ngày

31/12/2010 và Thông tư 165/2012/TT-BTC ngày 9/10/2012 của Bộ trưởng

Bộ tài

chính. An toàn tài chính được đảm bảo khi tỷ lệ này càng cao. - A2 - Tỷ lệ dự phòng/(Đầu tư ngắn hạn + đầu tư dài hạn + Phải thu) - A3 - Tỷ lệ các khoản phải thu/Tổng tài sản.

Tên chỉ

tiêu Giá trị Giá trị Điểm Trọng số

E1 Nhỏ hơn -10%_______ 0 10% Từ -10% Đến dưới 0%________ 20 Từ 0%____________ Đến dưới 5%________ 50 Từ 5%____________ Đến dưới 20%_______ 70 Từ 20% trở lên______ 100 E2 Nhỏ hơn -5%________ 0 10% Từ -5% Đến dưới 0%________ 20 Từ 0%____________ Đến dưới 5%________ 50 Từ 5%____________ Đến dưới 25%_______ 70 Từ 25% trở lên______ 100

(Nguồn: Quy chế hướng dẫn xếp loại CTCK của UBCKNN)

c. Management - Khả năng quản lý

Có 19 tiêu chí để đánh giá Chất lượng quản lý, tuy nhiên hầu hết các chỉ tiêu đều là đánh giá định tính và yêu cầu thu thập thông tin từ nhiều nguồn ngoài báo cáo tài chính, bao gồm cả nguồn dữ liệu nội bộ. Ví dụ, tiêu chí số 3 và số 4 đòi hỏi Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính/chứng khoán của Chủ tịch HĐQT và Giám đốc/Tổng giám đốc, hay tiêu chí số 3 đề cập đến Tính hiện đại của hệ thống công nghệ thông tin... Các tiêu chí này rất khó để định lượng và đòi hỏi nguồn thông tin nội bộ tương đối lớn. Một số chỉ tiêu khác yêu cầu thông tin của tất cả các nhà môi giới trong ngành như tiêu chí 12: Tỷ trọng doanh số giao dịch cổ phiếu thực hiện qua công ty (trên hai sở)/Tổng Doanh số giao dịch của thị trường (tổng cộng doanh số giao dịch của hai sở).

d. Earnings - Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời bao gồm 2 tiêu chí sau: - E1 - Lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu.

- E2 - Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân.

Các chỉ tiêu này đạt giá trị càng cao càng đảm bảo mức độ an toàn tài chính của các CTCK.

Tên chỉ

tiêu Giá trị Giá trị Điểm Trọng số

L1 Đến dưới 100%______ 0 15% Từ 100% Đến dưới 120%______ 40 Từ 120%__________ Đến dưới 150%______ 80 Từ 150% trở lên 100 L2 Đến dưới 10%_______ 0 10% Từ 10% Đến dưới 15%_______ 20 Từ 15%___________ Đến dưới 20%_______ 40 Từ 20%___________ Đến dưới 30%_______ 80 Từ 30% trở lên______ 100

(Nguồn: Quy chế hướng dẫn xếp loại CTCK của UBCKNN)

21

e. Liquidity - Khả năng thanh khoản

Khả năng thanh khoản bao gồm 2 tiêu chí:

- L1 - Tỷ lệ tài sản ngắn hạn (không bao gồm tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư)/Nợ ngắn hạn. Khi giá trị của tỷ số càng cao, đồng nghĩa với việc khối

lượng tài sản của công ty càng lớn, kéo theo việc khả năng chi trả các khoản nợ đối với công ty càng cao.

- L2 - Tỷ lệ tiền và tương đương tiền (không bao gồm tiền gửi giao dịch chứng

khoán của nhà đầu tư)/Nợ ngắn hạn. Tỷ lệ này cũng cần phải duy trì mức độ thích hợp để vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

(Nguồn: Quy chế hướng dẫn xếp loại CTCK của UBCKNN)

1.3.3. Phương pháp chấm điểm

Căn cứ theo Quy chế của Quyết định số 617/QĐ-UBCK ngày 09/10/2013 của Chủ tịch UBCKNN, phương pháp và công thức chấm điểm như sau:

- Mỗi chỉ tiêu được chấm điểm theo các mức điểm từ 0 điểm đến 100 điểm. Số lượng mức điểm trong mỗi chỉ tiêu là 5. Trong một số trường hợp, mức điểm trong

mỗi chỉ tiêu có thể chỉ có ít hơn 5.

- Mức độ quan trọng của mỗi chỉ tiêu được thể hiện thông qua trọng số của chỉ

- Tổng điểm nhóm yếu tố tài chính là tổng các điểm chỉ tiêu thuộc các yếu tố Mức độ đủ vốn; Chất lượng tài sản; Khả năng sinh lời và Chất lượng thanh

khoản sau

khi đã nhân với trọng số tương ứng của từng chỉ tiêu. Tổng điểm yếu tố Chất lượng

quản trị là tổng các điểm chỉ tiêu Chất lượng quản trị sau khi đã nhân với

trọng số

tương ứng của từng chỉ tiêu.

- Tổng điểm nhóm yếu tố tài chính có trọng số 70%. Tổng điểm yếu tố Chất lượng quản trị có trọng số 30%. Điểm xếp loại CTCK là tổng của Tổng điểm nhóm

yếu tố tài chính và Tổng điểm yếu tố Chất lượng quản trị sau khi đã nhân với trọng

số tương ứng.

- Điểm cho mỗi yếu tố được tính bởi các công thức sau:

_ , ... , EiC1 Đi m ch tiêu thu c y u t Ci x Tr ng s tể ỉ ộ ế ố ọ ố ương ng iứ

Một phần của tài liệu 039 áp dụng mô hình CAMEL trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w