Phương hướng hoạt động năm 2021

Một phần của tài liệu 039 áp dụng mô hình CAMEL trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán (Trang 65)

3.1.1. Triển vọng kinh tế vĩ mô

Bối cảnh vĩ mô thế giới hiện tại cho thấy tăng trưởng toàn cầu khả năng hồi phục tích cực trong năm 2021. Ngân hàng Trung ương các nước chủ chốt khả năng cao tiếp tục duy trì lãi suất điều hành tại mức thấp như hiện hành cho tới hết 2021, là tiền đề để NHNN tiếp tục giữ lãi suất điều hành tại mức hiện hành, điều chỉnh giảm thêm trong bối cảnh lạm phát đang được kiểm soát dưới mục tiêu trung bình 4%. Môi

trường lãi suất như vậy có thể là động lực tích cực đối với việc đẩy mạnh hồi phục kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Trên cơ sở đó, nền kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhiều

so với 2020. Đây cũng là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5 - 7%. Điều đáng nói là quy mô GDP giai đoạn này được điều chỉnh, khác với các giai đoạn trước đây, do đó mức tăng trưởng dựa trên cơ sở cao này được dự báo là rất khả quan. Tình hình kinh tế dự kiến tốt dần lên sẽ có tác động tích cực đối với tiêu dùng cùng xuất nhập khẩu. Cùng với đó, làn sóng chuyển dịch sản xuất khỏi Trung Quốc khả năng tiếp tục trong năm 2021, theo đó đây sẽ là thử thách Việt Nam có thực sự được hưởng lợi từ làn sóng này hay không. Tình hình kinh tế nội tại khả quan, với các mũi nhọn như tiêu dùng, xuất nhập khẩu, giải ngân vốn ngân sách, bước đầu cho thấy kết quả tích cực, tiếp tục

đóng vai trò trụ cột đối với sự hồi phục trong 2021. Triển vọng GDP khả năng chịu tác động tiêu cực phần nào nếu dịch bệnh không được kiểm soát tốt tại các quốc gia đối tác chủ chốt. Tuy vậy, tình hình vĩ mô vững vàng với các chính sách tiền tệ - tài khóa được duy trì sẽ là động lực tích cực giúp Việt Nam có khả năng đạt mức tăng GDP 7,0% trong 2021.

trần tăng trưởng tín dụng cho các NHNN hoặc lùi thời hạn áp dụng các tiêu chuẩn an toàn tài chính cao hơn đối với các NHTM.

3.1.2. Triển vọng phát triển ngành chứng khoán

Các chuyên gia chứng khoán và các nhà đầu tư tiếp tục kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trong năm 2021 từ những dấu hiệu tích cực, lạc quan của TTCK năm 2020.

Thứ nhất, việc lãi suất huy động được duy trì ở mức thấp khiến CK tiếp tục

trở thành kênh huy động vốn và kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn với nhà đầu tư. Ngoài ra, định giá TTCK Việt Nam vẫn khá hấp dẫn so với các nước trong khu vực châu Á, là điểm nhấn quan trọng giúp thu hút dòng vốn ngoại và mở rộng quy mô thị trường.

Thứ hai, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ bật tăng mạnh trở lại từ nền thấp

của năm 2020, nhờ sự hồi phục đến từ khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và sự cải thiện của cầu tiêu dùng nội địa, vốn đầu tư và xuất khẩu.

Thứ ba, thanh khoản thị trường được cải thiện nhờ dòng vốn nội và xu hướng

chuyển dịch vốn ngoại, dẫn đến tăng mức độ hấp dẫn của thị trường. Bên cạnh đó, triển vọng nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi cũng là yếu tố có thể giúp TTCK đón nhận sự trở lại của dòng vốn ngoại chảy mạnh, đồng thời cải thiện chất lượng quy mô thị trường. Xây dựng các sản phẩm mới như T+0 hay bán chứng khoán chờ về và phái sinh cổ phiếu góp phần hỗ trợ nâng hạng TTCK Việt Nam.

Ngoài ra phải kể đến là triển vọng hồi phục trên diện rộng của các doanh nghiệp niêm yết. Tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết được kỳ vọng

sẽ có sự hồi phục mạnh mẽ, mức tăng trưởng lợi nhuận có thể lên tới 25%.

Như vậy, trong thời gian tới CTCK sẽ có thêm vừa cơ hội cùng thách thức đối

với mục tiêu mở rộng doanh thu, giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động. Điều này đòi

3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của cácCTCK CTCK

3.2.1. Giải pháp cho các CTCK

a. Nâng cao năng lực tài chính công ty

Nâng cao năng lực tài chính là giải pháp cơ bản và lâu dài nhất đối với không chỉ các CTCK được nghiên cứu mà còn hệ thống các CTCK Việt Nam nói chung. Nâng cao năng lực tài chính trước hết là nâng cao năng lực vốn, cụ thể là vốn chủ sở hữu. Có nhiều hình thức nâng cao năng lực vốn, phải kể đến là tăng vốn điều lệ theo phương thức truyền thống như phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi. Trong thời gian qua, ngày càng nhiều các CTCK chọn thực hiện tăng vốn

bằng hình thức phát hành trái phiếu thay vì phát hành cổ phiếu, do có thể tận dụng được lợi thế của lá chắn thuế trong khi vẫn đảm bảo mức độ an toàn tài chính cho phép. Hơn nữa, trái phiếu chuyển đổi đã không còn là khái niệm xa lạ nữa, từ đó đây cũng là một lựa chọn tốt cho các CTCK tận dụng ưu thế của cả trái phiếu và cổ phiếu.

Cụ thể, SSI là CTCK tiên phong và thành công trong hai lần phát hành trái phiếu chuyển đổi ra công chúng và riêng lẻ.

Bên cạnh đó, các CTCK cần thận trọng lựa chọn đối tượng tăng vốn. Ngoài việc thu hút nguồn vốn từ thành phần cổ đông là đại chúng, các CTCK có thể dựa vào

tiềm lực tài chính từ những cổ đông lớn và cổ đông chiến lược. Các CTCK có thể đảm bảo được các gói dịch vụ liên kết với ngân hàng cho nhà đầu tư như quản lý tài chính, hạn mức tín dụng. Điển hình là BSC khi công ty tận dụng được ưu thế về vốn, mạng lưới hoạt động và kinh nghiệm quản lý tài chính từ chính ngân hàng BIDV để có được nguồn khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức tiềm năng. Hơn nữa, sự tham

gia góp vốn của các TCTC nước ngoài sẽ tăng cường năng lực quản lý, kinh nghiệm hoạt động và tính chuyên nghiệp. Sự góp vốn mang tính chiến lược này sẽ bền vững hơn so với các công ty trong nước bởi họ đầu tư để kinh doanh chứ không mua đi bán

châu Á. Sự chú trọng hợp tác và đầu tư đã mang lại hiệu quả cho SSI trong mảng môi

giới cho nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và cho nước ngoài nói chung. Đây là bài học kinh nghiệm cho các CTCK khác vận dụng vào bối cảnh đặc thù của mình.

Để lựa chọn hình thức và đối tượng tăng vốn hợp lý, các CTCK cần căn cứ trên tình hình kinh tế, thị trường và đặc điểm của công ty, đồng thời cân nhắc giữa các ưu và nhược điểm của các hình thức tăng vốn. Ngoài ra, phương án tăng vốn có yêu cầu quan trọng là tính hiệu quả và tính khả thi của các phương án. Nếu không cân

bằng đến hai yếu tố đó, việc tăng vốn có thể trở thành gánh nặng cho hoạt động kinh doanh của các CTCK.

b. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành công ty

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các CTCK đều có khả năng quản lý tương đối tốt. Tuy nhiên để duy trì và nâng cao hơn nữa năng lực quản trị cần phải thực hiện

một số giải pháp.

Cụ thể là các CTCK cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với hoạt động của công ty, tập trung vào các mảng hoạt động thế mạnh và thu hẹp các mảng không hiệu quả, rủi ro cao. Thông qua việc tận dụng mọi cơ hội mới trên TTCK

để nghiên cứu, phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng, các công ty cần củng cố và đẩy mạnh các hoạt

động kinh doanh cốt lõi. Việc lấy khách hàng làm trọng tâm là chìa khóa dẫn đến cánh cửa thành công của ngành dịch vụ tài chính. Chính vì thế, các CTCK cần kết hợp nhiều chính sách tối ưu nhất dành cho khách hàng nhằm duy trì lượng khách hàng cũ, vừa tăng thêm khách hàng mới. Trước hết, để nắm rõ và phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng, các công ty cần phải phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau để có những chính sách phù hợp riêng phục vụ từng nhóm. Sau đó liên tục

hóa các quy trình nghiệp vụ của công ty nhằm nâng cao tính hiệu quả, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, đặc biệt là đối với phương diện quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó CTCK phải thành lập hệ thống quản trị rủi ro tách biệt để định kỳ đánh giá tình hình thị trường, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh và lập các hạn mức đầu tư. Ngoài ra các CTCK cần có những biện pháp xử lý rủi ro bằng xây dựng những chiến lược và cơ chế kiểm soát cho từng loại rủi ro nhất định. Khi đã cho

ra được những biện pháp xử lý rủi ro, cần phải định kỳ theo dõi tính hiệu quả của các

biện pháp đó đảm bảo tính phù hợp với điều kiện luôn thay đổi. c. Nâng cao khả năng cạnh tranh

- Xây dựng chính sách hợp lý cho từng đối tượng khách hàng: Đối với những khách hàng mới mở tài khoản, công ty có thể thiết kế các chương trình ưu đãi như

giảm phí giao dịch hay ưu đãi về lãi suất margin trong 3 tháng đầu. Đặc biệt

với khách

hàng mới, nhân viên thuộc bộ phận dịch vụ hay tư vấn phải chăm sóc nhiệt

tình vì

đây là nhóm khách hàng có sức ảnh hưởng tương đối lớn với uy tín sau này

của công

ty. Đối với khách hàng thân thiết, công ty nên có những chương trình riêng

tốt hơn.

Đặc biệt, nếu khách hàng giới thiệu được cho công ty những khách hàng tiếp

theo thì

công ty nên có những ưu đãi đặc biệt về hoa hồng. Qua cơ sở đó, công ty sẽ

tiếp cận

thêm khối lượng khách hàng mới mà ban đầu đã có cơ sở niềm tin thông qua khách

hàng đi trước.

- Xây dựng chương trình tiếp thị sản phẩm và phát triển thương hiệu của công ty: Một ví dụ điển hình là chứng khoán APEC, mặc dù có tuổi đời phát triển

dàng tiếp cận. Mặt khác, các CTCK có thể hướng đến tuyển dụng tại các trường đại học, các bạn sinh viên chuyên ngành Tài chính và Kinh tế thông qua việc tài trợ cho các cuộc thi tìm hiểu về CK. Đây là một chiến lược hiệu quả vừa nhằm quảng bá hình

ảnh của công ty đến với nhiều sinh viên có thể là khách hàng tiềm năng sau này, vừa có thể thu hút được nhân sự với chất lượng tốt. Ngoài ra, với các đối tượng khách hàng là người đang đầu tư, các công ty có thể tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về cơ hội đầu tư, chia sẻ những kỹ năng từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Còn với những nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm thì bộ phận dịch vụ của công ty với đặc thù nghiệp vụ là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên có các buổi gặp mặt và trao đổi về các nội dung cơ bản như phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản giúp nhà đầu tư có thêm nhận thức tổng quan về thị trường cũng trau dồi kiến thức, tạo dựng niềm tin đối với công ty.

Vì vậy, để có được thương hiệu và uy tín tốt trong mắt khách hàng, các công ty phải cố gắng nỗ lực thực hiện tốt mọi dịch vụ mà mình đang cung cấp. Mức độ hài

lòng của khách hàng chính là thước đo quyết định sự phát triển của một doanh nghiệp.

d. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Các công ty cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hay tái cơ cấu lại đội ngũ nhân sự tại mỗi thời điểm biến động của thị trường. Hơn nữa, chiến lược phát

triển nhân sự cần có một cái nhìn dài hạn. - Tuyển dụng nhân lực:

Để rút kinh nghiệm từ những giai đoạn thị trường tăng nóng, tuyển dụng nhân

sự ồ ạt, phương án tuyển dụng đội ngũ nhân sự nên dựa theo tiêu chí lựa chọn những người thực sự có trình độ hiểu biết, đam mê với chứng khoán, và đặc biệt hơn cả là

- Nâng cao và chú trọng công tác đào tạo nhân sự:

Các CTCK nói chung hoạt động trên mô hình là trung gian giữa người mua và

người bán nên luôn phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty, không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn mà còn nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên làm nghề kinh doanh CK. Đặc biệt khi thị trường phát triển và hội nhập toàn cầu sâu rộng như hiện nay đòi hỏi các CTCK phải xây dựng đội ngũ nhân sự trình độ cao nhằm phát triển những sản phẩm dịch vụ mới cũng như đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đối với nhân viên mới, công

ty cần thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo về nghiệp vụ, về kiến thức đầu tư chứng

khoán, sales, giao tiếp... Công ty có thể đưa vào triển khai hình thức đào tạo như một nhân viên cũ sẽ kèm một hoặc nhiều nhân viên mới với mục đích để nhân sự mới được học hỏi trực tiếp về những kiến thức nghiệp vụ từ người đi trước nhằm giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, đối với nhân sự lâu năm, công ty cũng cần tổ chức định kỳ các buổi đào tạo chuyên sâu về chuyên môn và kỹ năng. Ngoài ra, công ty có thể khuyến khích cán bộ nhân viên tham gia các khóa học do UBCKNN

tổ chức, mời các chuyên gia trong và ngoài nước về giảng dạy hoặc cố gắng tạo điều kiện đưa cán bộ đi khảo sát thực tế TTCK các nước trên thế giới để học hỏi thêm và mở rộng tầm nhìn.

- Chính sách đãi ngộ:

Chính sách đãi ngộ là nhân tố quan trọng giúp công ty giữ được nhân sự chất lượng cao trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các CTCK như hiện nay. Ngoài lương, thưởng theo quy định thì các CTCK nên có những phần thưởng thêm dựa trên những đóng góp về hiệu suất làm việc của các nhân viên. Ngoài ra, những nhân tố phi vật chất khác như môi trường làm việc lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng cũng góp

tấn công, đồng thời phải có chức năng kiểm tra và chấp nhận dữ liệu từ hệ thống giao

dịch của Sở. Bên cạnh đó, CTCK phải đào tạo nhân viên phụ trách giao dịch trực tuyến có trình độ chuyên môn. Ngoài ra, xây dựng các quy định và quy trình về kiểm

soát và quản trị rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến. Xây dựng hệ thống mang tính bảo mật cao, bảo vệ hiệu quả hệ thống và các tài khoản của khách hàng trước rủi

ro bị đánh cắp. Đối với phần mềm giao dịch dành cho khách hàng, ngoài việc cung cấp hình thức đặt lệnh trực tuyến, phần mềm phải cung cấp cho nhà đầu tư những công cụ hỗ trợ đầu tư tốt nhất như nhận báo cáo ngày hoặc tuần qua email, ứng trước tiền bán trực tuyến... Mặt khác, hệ thống phải có tính năng kiểm soát và phòng ngừa được rủi ro trong quá trình vận hành. Hạn chế lỗi về công nghệ, vì sự sai sót có thể dẫn đến vi phạm và bị thực hiện chế tài xử phạt bởi các cơ quan quản lý, mà hơn hết, làm suy giảm lòng tin của khách hàng.

f. Củng cố uy tín và thương hiệu:

Biện pháp nâng cao hình ảnh của các CTCK đến với công chúng đơn giản nhất

là tận dụng các hoạt động được đưa tin thường xuyên về đầu tư CK như công bố thông tin giao dịch, báo cáo tư vấn đầu tư. Các CTCK cần tiến tới quảng bá hình ảnh

Một phần của tài liệu 039 áp dụng mô hình CAMEL trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w