CAMELS là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ và được
coi là chuẩn mực đối với hầu hết các tổ chức trên toàn thế giới khi đánh giá hiệu quả, rủi ro của các ngân hàng nói riêng và các TCTC nói chung. Mô hình này được Hội đồng thẩm tra các Định chế tài chính liên bang Hoa Kỳ (FFIEC) thông qua lần đầu năm 1979. Sau khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, hệ thống CAMELS được Quỹ
tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) khuyến nghị áp dụng ở các nước bị khủng hoảng như một trong các biện pháp để tái thiết khu vực tài chính.
Tên chỉ
tiêu Giá trị Giá trị Điểm Trọng số
quả của một TCTC cần có. Đó là: C (Capital Adequacy) - Mức độ an toàn vốn, A (Asset Quality) - Chất lượng tài sản có, M (Management) - Năng lực quản lý, E (Earnings) - Khả năng sinh lời, L (Liquidity Exposure) - Khả năng thanh khoản. Sau năm 1997, các yếu tố cấu thành của CAMEL được bổ sung thêm một nội dung nữa là S (Sensitivity to market risks) - Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường, từ đó có hệ thống CAMELS như ngày nay.
Kết quả phân tích sẽ giúp các nhà phân tích chia các TCTC theo xếp hạng từ A đến E. Hạng A (từ 80 đến 100 điểm): TCTC hoạt động tốt với mức cao hơn mức trung bình chung. Hạng B (từ 65 đến dưới 80 điểm): TCTC hoạt động ở mức độ trung
bình hoặc trên trung bình không nhiều, vừa đủ đạt mức an toàn. Hạng C (từ 50 điểm đến dưới 65 điểm): TCTC hoạt động dưới mức trung bình. Hạng D (từ 35 đến dưới 50 điểm): TCTC hoạt động không đảm bảo, thấp hơn mức trung bình rất nhiều, cần phải giám sát để tránh nguy cơ mất năng lực hoạt động. Hạng E (từ 0 đến dưới 35 điểm): TCTC hoạt động rất kém và nguy cơ mất năng lực hoạt động, cần phải được chú ý giám sát ngay. Mức xếp hạng quá cao hay quá thấp cho một cấu phần có thể dẫn tới điều chỉnh tăng hoặc giảm xếp hạng cho các cấu phần khác.
Căn cứ theo Quyết định số 617/QĐ-UBCKNN ngày 9/10/2013 của UBCKNN,
các CTCK sẽ được đánh giá và xếp loại theo mô hình CAMEL bao gồm các nội dung:
C (Capital Adequacy) - Mức độ an toàn vốn, A (Asset Quality) - Chất lượng tài sản có, M (Management) - Năng lực quản lý, E (Earnings) - Khả năng sinh lời, L (Liquidity Exposure) - Khả năng thanh khoản. Bộ chỉ tiêu CAMEL chia thành 2 nhóm yếu tố: Nhóm các chỉ tiêu tài chính (C, A, E, L) và chỉ tiêu quản trị (M). Nhóm
các yếu tố tài chính có thể được đánh giá theo số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và các dữ liệu tài chính khác đã được soát xét hoặc kiểm toán theo quy định của pháp luật. Chỉ tiêu quản trị là yếu tố tách biệt vì yếu tố này quá khó định lượng và chủ yếu đánh giá dựa trên các tiêu chí định tính.