Mức độ an toàn vố n Capital Adequacy

Một phần của tài liệu 039 áp dụng mô hình CAMEL trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán (Trang 40 - 49)

Khái quát tình hình nguồn vốn

Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng của ba CTCK giai đoạn 2018

SSI 23.82 5 4 27.04 35.769 % 13,51 % 35,769 BSC 1.75 7 0 2.39 2.921 % 36,03 % 22,19 APEC 39 3^ 35 7^ 410^^ (9,16%) 14,85 %

Năm SSI BSC APEC Tổng NPT VCSH Tổng NPT VCSH Tổng NPT VCSH 2ÕĨ8 14.66 9 5 9.15 317 0 1.44 15^ 377^ 20Ĩ9 17.64 3 1 9.40 0 1.01 9 1.37 14 4 34 2020 25.89 6 2 9.87 1.430 0 1.49 ĨÕ~ 9 39

Năm Tổng NPTSSI VCS BSC APEC

H Tổng NPT VCSH Tổng NPT VCSH 20Ĩ8 61,5 7 38,4 3 18,0 4 81,9 6 3 95,9 3 2019 65,2 4 34,7 6 42,2 8 57,7 2 39 2 96,0 7 2020 72,4 0 0 27,6 7 48,9 3 51,0 4 2,4 1 97,3

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán)

Nhìn vào các bảng trên, ta có thể thấy quy mô tổng nguồn vốn của SSI ngày càng được mở rộng từ năm 2018 đến 2020. Năm 2018, tổng nguồn vốn của SSI là 23.825 tỷ đồng đến năm 2020 đạt 35.769 tỷ đồng. Như vậy, nguồn vốn đã tăng gần 12.000 tỷ đồng, tương đương 50,13% trong vòng 3 năm. Tương tự, quy mô nguồn vốn của BSC ngày càng được mở rộng từ năm 2018 đến 2020. Năm 2018, tổng nguồn

vốn của công ty là 1.757 tỷ đồng đến năm 2020 tăng lên 2.921 tỷ đồng. Như vậy, trong vòng 3 năm, nguồn vốn đã tăng 1.163 tỷ đồng, tương đương 66,21%. Tỷ lệ tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cũng lớn dần qua các năm và ổn định nhất trong 3 công ty. Tổng nguồn vốn của APEC cho thấy xu hướng chững lại. Từ năm 2018 đến năm 2019, tổng nguồn vốn giảm nhẹ 9,16%, giảm xuống 357 tỷ đồng, sang năm 2020, tổng nguồn vốn đã tăng trở lại nhưng chỉ ghi nhận mức tăng đạt 410 tỷ đồng, tương

28

ứng tăng 14,85%. Để giải thích nguồn gốc tăng trưởng của nguồn vốn, ta xem xét cơ cấu nguồn vốn của ba CTCK.

Bảng 2.2: Tổng NPT và VCSH của ba CTCK giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán)

Bảng 2.3: Tỷ trọng cơ cấu tổng nguồn vốn của ba CTCK giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu SSI BSC APEC 2018 2019 2020 2018 201 9 2020 2018 2019 2020 C1 44,5 7 38,2 8 31,8 8 110,1 1 71,61 96,34 118,5 5 113,57 194,63 C2 3051,8 9 3133,6 9 3290,9 3 480,1 2 459,98 496,82 279,2 6 254,07 295,56 C3 433,5 6 307,9 2 326,3 3 647,0 0 749,00 616,00 208,3 2 363,53 458,11

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán)

Dựa vào các bảng trên và BCTC của SSI, có thể thấy phần lớn nợ phải trả của

SSI là nợ ngắn hạn. Cụ thể, tại thời điểm kết thúc năm 2020, tổng giá trị nợ ngắn hạn của CTCK là 25.823 tỷ đồng, chiếm 72,19% tổng nguồn vốn, ghi nhận mức tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn 3 năm. Điều này đa phần là do trong giai đoạn này, công ty đã thực hiện các khoản vay ngắn hạn tại ngân hàng nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. Ngược lại, BSC và APEC là hai công ty không phát sinh nợ dài hạn nên sự biến động nợ phải trả của công ty chính là sự biến động về các khoản nợ ngắn hạn. Quy mô nợ ngắn hạn tăng dẫn đến quy mô nợ phải trả cũng tăng.

Có thể thấy đã có sự chênh lệch ngày càng lớn giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của SSI. Trong giai đoạn 3 năm, vốn chủ sở hữu của SSI tăng khá đồng đều dù không nhiều. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn chủ sở hữu của công ty luôn thấp hơn 40%, thậm chí tại năm 2020, giá trị vốn góp chủ sở hữu của công ty chỉ còn chiếm 27,60% trên tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy công ty sử dụng chủ yếu nợ vay để thực hiện đầu tư kinh doanh. Việc sử dụng vốn vay sẽ giúp công ty tận dụng được thế mạnh đòn bẩy tài chính, tăng hệ số sử dụng nợ và được hưởng khoản tiền tiết kiệm từ lá chắn thuế, làm tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu. So sánh với BSC, tỷ trọng giữa hai khoản mục dần đồng đều nhau thể hiện công ty dần sử dụng hoạt động vay vốn ngắn hạn để đầu tư kinh doanh. Cụ thể, tại năm 2018, vốn chủ sở hữu chiếm hơn 80% tổng

nguồn vốn, và 2 năm sau, vốn chủ sở hữu và tổng nợ phải trả cân bằng về tỷ trọng. Điều này cho thấy công ty không phụ thuộc hoàn toàn vào vốn chủ sở hữu nữa mà bắt đầu có xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh nhờ sử dụng vốn vay. Từ đó vừa đảm bảo về mặt tài chính vừa tăng lợi ích cho công ty. Trong giai đoạn 3 năm, có thể thấy rõ tỷ trọng vốn chủ sở hữu của APEC luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm đến hơn 90% trong tổng nguồn vốn. Điều này là dễ hiểu do công ty chưa thật sự vững vàng trong nguồn tài chính cũng như khẳng định được thương hiệu của mình trên TTCK, dẫn đến công ty chưa hoàn toàn chuyển đổi nguồn tiền đầu tư của mình bằng vốn chủ

sở hữu sang vốn vay. Mặc dù có ưu điểm là không phải chịu chi trả lãi và tính ổn định

cao khi công ty sử dụng hoàn toàn vốn chủ sở hữu của mình để đầu tư, tuy nhiên

Bảng 2.4: Giá trị các chỉ tiêu yếu tố C theo quy chuẩn CAMEL giai đoạn 2018 - 2020

(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp) Thứ nhất, theo quy chuẩn CAMEL của Quyết định số 617/QĐ-UBCKNN,

chỉ

tiêu C1 phải đạt tối thiểu 75% với 100 điểm. Trong 3 công ty, APEC đã thể hiện năng

lực kiểm soát an toàn tài chính của mình với giá trị cao nhất. Cụ thể, trong 3 năm, 30

2020. Điều này phần lớn là do vốn chủ sở hữu của công ty có giá trị cao đồng thời cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Theo sau giá trị của APEC là BSC, công ty đạt giá trị tỷ lệ C1 cao nhất tại năm 2018 với 110,11%, mặc dù có giảm nhẹ vào năm 2019 do có sự thay đổi tương đối lớn trong tổng tài sản, con số này đã đạt 96,34% kết thúc năm 2020. Qua chỉ tiêu này, BSC thể hiện mức độ an toàn tài chính và hoạt động lành mạnh của mình trong quy mô vốn. So sánh với SSI, chỉ tiêu này cho thấy công ty chưa thực sự đảm bảo tuân thủ chỉ tiêu này khi chỉ đạt mức 44,57% vào năm 2018 và thậm chí con số này giảm đến 31,88% vào năm 2020. Vậy nên với chỉ tiêu này, có thể thấy khả năng tự chủ tài chính của SSI là rất thấp.

Thứ hai, nhìn chung, ba CTCK đều có giá trị ở mức an toàn và tăng dần qua

các năm, điều này thể hiện vốn pháp định của ba công ty đều được đảm bảo liên tục trong giai đoạn 3 năm từ đó thể hiện mức độ an toàn tài chính. Tuy nhiên đi vào cụ thể, ngược lại với chỉ tiêu C1, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn pháp định hay chính là chỉ tiêu C2 của SSI luôn được duy trì cao hơn mức tối thiểu theo luật định là 200% (100 điểm) và đạt con số cao nhất giữa 3 công ty, thậm chí con số này của SSI còn gấp 10 lần quy chuẩn và tăng đều qua các năm. Theo sau đó là giá trị của BSC, có sự

ổn định qua các kết quả trong giai đoạn 3 năm đối với chỉ tiêu này, xấp xỉ 480%, gấp hơn 2 lần so với quy chuẩn CAMEL. Có kết quả cao tương ứng với hai công ty trên, chỉ tiêu C2 của APEC tăng từ 279,26% lên đến 295,56%.

Thứ ba, về chỉ tiêu C3, ba CTCK có giá trị tăng trưởng ổn định qua các năm

và luôn đạt trên mức an toàn. Kết quả trong giai đoạn 2018 - 2020 của SSI cho thấy tỷ lệ vốn khả dụng luôn trên mức 300% (100 điểm). Đặc biệt tại năm 2018, con số này lên đến 433,56% và giảm nhẹ đạt 326,33% vào năm 2020. Trong đó, đối với SSI,

tổng giá trị rủi ro thanh toán luôn đạt giá trị cao nhất, tại năm 2018 là 739 tỷ đồng đến năm 2020 đạt 1.209 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng giá trị rủi ro. Tỷ lệ vốn khả dụng của BSC cũng ghi nhận những con số ổn định, mặc dù có sự giảm nhẹ từ năm 2018 (647%) đến năm 2020 (616%). Tuy nhiên, công ty vẫn đảm bảo mức độ an toàn

Chỉ tiêu SSI BSC APEC 2018 2019 2020 2018 201 9 202 0 2018 201 9 2020 A1 92,9 0 90,3 2 92,9 2 87,6 2 92,05 92,67 60,46 80,93 86,0 9 A2 0,2 2 7 0,2 0 0,4 1 6,3 50 4, 6,33 55,56 71,43 2 12,8 A3 0,2 4 0,3 7 0,8 9 2,3 3 1, 43" Ĩ3T 4,58 3,92 19,0 2

mặc dù ghi nhận giá trị thấp nhất vào năm 2018 là 208,32%, tỷ lệ này đã tăng vọt lên con số 458,11%, vượt qua ngưỡng an toàn cao nhất theo quy chế.

2.2.2. Chất lượng tài sản có - Asset Quality

Khái quát tình hình tài sản

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của ba CTCK giai đoạn 2018 - 2020 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% -10.00% -20.00% -30.00% →-SSI →-BSC →-APEC

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán)

Qua biểu đồ trên, có thể nhận thấy tổng tài sản của ba CTCK có xu hướng tăng

trong giai đoạn 3 năm. Tổng tài sản của SSI có sự tăng trưởng 50,13% qua 3 năm, tương ứng gần 12.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng chậm dần qua các năm, điều này là bởi công ty không đầu tư nhiều vào tài sản ngắn hạn. Ngược lại, giai

đoạn 2018 - 2019 đánh dấu mức tăng trưởng lên đến 205,62% của tài sản dài hạn. Tương tự với xu hướng của SSI, APEC ghi nhận tổng tài sản tăng từ 393 tỷ đồng lên 410 tỷ đồng, tương ứng tăng 4,33% giai đoạn 2018 - 2020. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này được đánh giá là khá chậm, thậm chí tổng tài sản giảm 9,16% vào năm 2019. So sánh với BSC, tổng tài sản của BSC cũng ghi nhận có sự tăng trưởng 66,28%

từ năm 2018 đến 2020, tương ứng 1.164 tỷ đồng. Tổng tài sản của BSC tại năm

2019 32

Đi sâu vào kết cấu tổng tài sản của từng công ty, có thể thấy ba CTCK đều tập

trung vào đầu tư tài sản ngắn hạn hơn là tài sản dài hạn. Điều này được thể hiện qua BCTC của ba công ty giai đoạn 2018 - 2020, tài sản ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng cao

trong cơ cấu tổng tài sản, trung bình chiếm hơn 80%. Phần lớn các công ty chứng khoán mới chỉ tập trung đầu tư vào tài sản ngắn để có thể dễ điều chỉnh hoạt động kinh doanh theo xu hướng thị trường. Tuy nhiên, vẫn cần phải cân bằng giữa tỷ trọng

tài sản ngắn hạn và tỷ trọng tài sản dài hạn, để từ đó có được tầm nhìn chiến lược dài hạn trong việc thiết lập kế hoạch kinh doanh.

Chất lượng tài sản

(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp)

Tỷ lệ A1 của SSI và BSC giai đoạn 2018 - 2020 đã đạt ngưỡng an toàn, ngoại trừ APEC. Tỷ lệ này trung bình của SSI và BSC qua các năm luôn đạt trên 90%, đây là tỷ lệ an toàn cao với mức điểm tương ứng là 100 điểm. Cụ thể, SSI đều ổn định được tỷ lệ này quanh mức 90%. Điều này thể hiện ở giá trị tổng tài sản sau khi điều chỉnh rủi và tổng tài sản không bao gồm tài sản cố định đều được duy trì mức độ tăng

trưởng ổn định. Qua đó chứng tỏ an toàn tài chính vững chắc của SSI được đảm bảo. Tương tự với BSC, tỷ lệ này biến động không nhiều và có xu hướng tăng. Năm 2018,

tỷ lệ là ghi nhận 87,62%, sau đó tăng 4,43%, đạt giá trị 92,05% vào năm 2019. Năm 2020 ghi nhận giá trị đạt 92,67%, cho thấy mức tăng chững lại và không nhiều như so với giai đoạn 2018 - 2019. Nhìn chung BSC đã rất nỗ lực trong việc ổn định tỷ lệ này khi giá trị ở cả 3 năm đều quanh ngưỡng an toàn. Có được điều này là do công ty

không có ảnh hưởng nhiều đến tổng tài sản. Ket quả đối với APEC cũng có những dấu hiệu khả quan. Tỷ lệ đạt giá trị thấp nhất vào năm 2018 với 60,46%, tuy nhiên công ty đã nâng con số này lên đạt 86,09% kết thúc năm 2020. Điều này cũng thể hiện những nỗ lực của APEC trong kiểm soát tổng giá trị rủi ro và tài sản cố định không chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Tuy nhiên, tỷ lệ này của APEC chưa thật

sự đạt ngưỡng an toàn.

Chỉ tiêu A2 cho kết quả rằng giá trị của SSI chỉ ở quanh mức 0% tương ứng 100 điểm, thấp hơn so với giá trị của BSC. Cụ thể, tại 2 năm 2018 và 2019, chỉ tiêu A2 của SSI ghi nhận giá trị quanh mức 0,25% và đạt giá trị cao nhất tại năm 2020 (0,4%), trong khi đó kết quả của BSC ghi nhận quanh mức 6%. Điểm lưu ý là tại năm

2019, tỷ lệ A2 của BSC giảm nhẹ 1,81%, đạt 4,5%. Cũng tại năm này, BSC bắt đầu cắt giảm khoản đầu tư dài hạn và chỉ tập trung vào đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên điều này vô tình làm các khoản đầu tư ngắn hạn tăng đột biến, và khoản mục này chỉ thực sự được kiểm soát tốt vào năm 2020. Chứng tỏ công ty có thể ứng phó nhanh với những biến động lớn trong nguồn tiền đầu tư. Điều này thể hiện rằng tỷ lệ trích lập dự phòng của SSI cao hơn BSC và tăng trưởng cao qua các năm, đồng thời SSI cũng kiểm soát tốt các khoản phải thu và các khoản đầu tư. Ngược lại với những kết quả của SSI và BSC, tỷ lệ A2 của APEC đã tăng kỷ lục từ 55,56% năm 2018 lên đến 71,43% năm 2019. Sau đó vào năm 2020 giảm mạnh còn 12,82%. Có kết quả này là do trong khi tỷ lệ trích lập dự phòng duy trì quanh mức 10 tỷ đồng, các khoản phải thu tăng giảm không ổn định. Ngoài ra, APEC chưa có những khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn, dẫn đến chỉ tiêu A2 của APEC lớn hơn rất nhiều so với SSI và BSC và không đạt được ngưỡng an toàn theo quy chế.

Đối với chỉ tiêu A3, ba CTCK đều kiểm soát tương đối tốt với giá trị dưới 25%

tương ứng 100 điểm, thậm chí tỷ lệ này ở SSI và BSC đều đạt giá trị rất nhỏ, trung bình khoảng 1%. Có được điều này là do mặc dù các khoản phải thu tăng mạnh nhưng

vẫn được kiểm soát và đồng thời tổng tài sản cũng được duy trì mức ổn định. Theo 34

tỷ lệ này được công ty duy trì và ổn định gần như chỉ dao động quanh mức 1%. Có được tỷ lệ này là do đồng thời kiểm soát tốt các khoản phải thu và biên độ tăng trưởng

của tổng tài sản trong mức ổn định, từ đó giảm rủi ro tài chính trong tương lai. APEC

cũng ghi nhận những kết quả tương đối tốt với chỉ tiêu A3. Giai đoạn 2018 - 2019 đạt kết quả quanh mức 4%, tuy nhiên giá trị này đã tăng vọt đạt 19,02%. Mặc dù vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, song khả năng kiểm soát là chưa ổn định, đặc biệt là quản

lý các khoản phải thu. Điều này thể hiện các chính sách thu nợ của công ty chưa phát

huy hiệu quả, đồng thời uy tín và thương hiệu của APEC chưa được khẳng định đối với các khách hàng.

Một phần của tài liệu 039 áp dụng mô hình CAMEL trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w