Khả năng quản lý Management

Một phần của tài liệu 039 áp dụng mô hình CAMEL trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán (Trang 49)

Nhìn chung trong số 19 tiêu chí đánh giá, ba CTCK gần như đạt số điểm cao nhất là 100 và 80 trong một số chỉ tiêu như: Số năm làm lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính/chứng khoán của Chủ tịch HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Số năm kinh

nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán của Giám đốc/Tổng giám đốc; Sự đầy đủ của các

Quy trình nghiệp vụ theo quy định của pháp luật CK và quy chế Sở giao dịch, Trung tâm lưu ký CK; Mức độ minh bạch của thông tin tài chính; Số năm hoạt động; Tính hiện đại của hệ thống công nghệ thông tin; Các luật và quy định về giám sát; Số lượng

nghiệp vụ được cấp phép của công ty.

Vì vậy, đối với yếu tố Khả năng quản lý, tác giả sẽ đi sâu phân tích về chỉ tiêu

số (7): Chính sách quản lý rủi ro đối với tất cả hoạt động của từng CTCK.

Đối với SSI, giai đoạn 2018 - 2020, SSI đối diện với nhiều rủi ro từ hoạt động

liên quan đến yếu tố dịch bệnh và đến rủi ro tín dụng từ việc thị trường giảm mạnh và thanh khoản thị trường thấp. Tuy nhiên, nhờ đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp với

tới việc xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như đề ra hạn mức chấp nhận rủi ro cho từng loại rủi ro tới từng bộ phận nghiệp vụ của công ty, cụ thể như sau:

- Xây dựng hệ thống quản trị và truyền tải văn hóa quản trị rủi ro đến từng nhân viên theo định hướng tất cả các nhân viên thuộc từng bộ phận đều có

trách nhiệm

tham gia đóng góp cho hoạt động quản trị rủi ro.

- Xây dựng bộ cơ cấu quản trị mạnh mẽ và minh bạch nhằm xác định rõ nhiệm vụ và trách nghiệm của từng cá nhân, bộ phận.

- Xây dựng cơ chế ủy quyền kiểm soát và giám sát rủi ro trong hạn mức.

- Ban hành các tài liệu và văn bản khuôn khổ chính sách và phương pháp nhằm xác định từng loại rủi ro, đo lường, kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro trọng yếu.

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SSI) Đối với BSC, công tác quản trị rủi ro của BSC luôn được coi trọng và đảm

bảo

tuân thủ theo các quy định của UBCKNN, được ứng dụng trong các nghiệp vụ hàng ngày. Việc quản trị rủi ro thông qua một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất giúp BSC

có tầm nhìn khách quan nhất về các mặt hoạt động. Quy trình quản trị rủi ro tại BSC được xây dựng đầy đủ, chi tiết bao gồm thiết lập tình huống, xác định rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro, xử lý rủi ro, giám sát, rà soát, trao đổi tham vấn và cuối

CTCK 2018 2019 2020 Tốc độ tăng trưởng 2018 - 2019 2019 -

2020

Dựa trên cơ sở nền tảng quản trị rủi ro đã được thiết lập từ khi thành lập, BSC

không ngừng xây dựng và bổ sung các chương trình hành động áp dụng chính sách quản trị rủi ro vào từng loại rủi ro:

- Rủi ro hoạt động: BSC đã chuẩn hóa quy trình và các điểm kiểm soát thông qua việc xây dựng và bổ sung quy trình hoạt động như môi giới, tự doanh...

trong đó

có quy định rõ vai trò và trách nhiệm của từng vị trí đối với từng công việc cụ thể.

- Rủi ro thị trường: Việc đo lường tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của BSC được thực hiện hàng ngày kết hợp với báo cáo tháng gửi đến Ban lãnh đạo theo quy định

tại Thông tư 87/2017/TT-BTC ngày 15/08/2017 của Bộ Tài chính.

- Rủi ro thanh toán: Ngoài việc thực hiện đo lường giá trị rủi ro hàng ngày, rủi ro thanh toán sẽ được báo cáo trong trường hợp đột xuất làm ảnh hưởng đến tính

thanh toán của BSC.

- Rủi ro thanh khoản: BSC xây dựng bộ chỉ số thanh khoản mục tiêu áp dụng dựa trên Thông tư 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 của Bộ Tài chính. - Rủi ro pháp lý: Bộ phận pháp chế của BSC chủ động cập nhật các thay đổi

của văn bản pháp luật và đánh giá những tác động của việc thay đổi các chính sách

liên quan đến hoạt động của BSC. Chuẩn hóa các quy trình, chính sách để

đảm bảo

phù hợp với các thay đổi pháp lý, đồng thời thống nhất nội dung.

Đối với APEC, nguyên tắc hoạt động của APEC là cân bằng giữa phát triển

giải quyết rủi ro để đảm bảo sự thành công lâu dài đối với hoạt động của công ty. APEC xây dựng hệ thống quản lý rủi ro chuẩn mực quốc tế kết hợp với quy trình Quản trị nội bộ nhằm mục đích xác định các mục tiêu kinh doanh cũng như khả

37

Kiểm toán Nội bộ. Lớp bảo vệ đầu tiên trong mô hình đó là việc phân chia trách nhiệm trong công việc cho từng cá nhân và từng bộ phận. Theo đó, mỗi bộ phận phải có báo cáo về hoạt động rủi ro trong lĩnh vực, dự án phụ trách và phải nộp lại báo cáo

hàng tuần cho bộ phận kiểm soát nội bộ. Lớp bảo vệ thứ hai t là bộ phận kiểm soát nội bộ. Theo đó, kiểm soát nội bộ công ty có chức năng chính bao gồm: giám sát hoạt

động của hệ thống và trình báo tổng hợp về tình hình rủi ro cho HĐQT, Ban giám đốc và Ban kiểm soát. Lớp bảo vệ thứ hai đảm bảo rằng việc xác định sớm rủi ro luôn

được kiểm soát từ những bộ phận riêng lẻ cho tới toàn bộ công ty. Các kiểm soát viên

có quyền được thực hiện những cuộc kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện các rủi ro từ bộ phận. Ngoài ra, bộ phận kiểm soát còn thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo để tăng cường nhận thức của các cá nhân trong công ty về việc quản lý rủi ro và tuân thủ

các quy trình quản trị nội bộ. Lớp bảo vệ thứ ba là hoạt động kiểm soát nội bộ. Hoạt động kiểm toán nội bộ được thực hiện nhằm kiểm tra tính chính xác và hiệu quả kinh

tế của các hoạt động có tính hệ thống và hoạt động của các bộ phận của phòng.

SSI 3.67 2 4 3.23 4.366 %) (11,92 % 34,99 BSC 9Ĩ T 608^ 912 %) (33,29 % 50,01 APEC 169^ 25 158^ (85,21 %) 532%

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán)

Qua biểu đồ, ta có thể thấy rằng tổng doanh thu của ba CTCK có xu hướng tăng, đặc biệt là năm 2020. Trong đó, ghi nhận mức doanh thu cao nhất là giá trị của SSI. Nếu như vào năm 2018, tổng doanh thu của SSI đạt 3.672 tỷ đồng thì sang năm tiếp, năm 2019, tổng doanh thu có giảm nhẹ còn 3.234 tỷ đồng, tức là giảm 438 tỷ đồng hay tương đương với mức giảm 11,92%. Sang năm 2020, tổng doanh thu của

CTCK 2018 2019 2020 Tốc độ tăng trưởng 2018 - 2019 2019 - 2020 SSI 1.30 2 7^ 90 1.255 %) (30,38 % 38,46 BSC 1^ ∏3^ 127^ (41,38 %) % 12,29 APEC ĩ (3 4) 56^ (1849,1%) % 267,71

công ty tăng khả mạnh, nhảy vọt tới 4.366 tỷ đồng, tăng gần 35% so với năm 2019. Đây là mức tăng doanh thu cao nhất mà công ty đạt được trong giai đoạn này. Tương tự, năm 2018, doanh thu của BSC đạt 169 tỷ đồng năm 2018, sang năm 2019, doanh thu giảm mạnh xuống còn 608 tỷ đồng, tức là giảm 33,29% so với năm 2018. Đến hết năm 2020, con số này ghi nhận mức tăng mạnh trở lại, đạt 912 tỷ đồng, tăng 50,01% so với năm 2019. Đối với APEC, doanh thu của công ty đạt 169 tỷ đồng năm

2018, năm 2019 doanh thu giảm mạnh 85,21%, chỉ còn 25 tỷ đồng. Đến hết năm 2020, con số này đạt 158 tỷ đồng, tăng lên đến 532% so với năm 2019. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc giảm mạnh vào năm 2019 và mức tăng không đáng kể vào năm 2020 của ba CTCK là do TTCK không còn được các nhà đầu tư ưa chuộng, chỉ số VN-Index giảm còn 900 điểm so với đỉnh cao năm 2018. Điều này khiến cho các CTCK bị ảnh hưởng sâu sắc, dẫn đến việc lượng khách đến với CK giảm sút nên hoạt động mua bán chứng khoán cũng không được các nhà đầu tư lựa chọn.

- Phân tích chi phí hoạt động

Biểu đồ 2.2: Tình hình tổng chi phí hoạt động của ba CTCK giai đoạn 2018 - 2020 Đơn vị: tỷ đồng 2,000 1,800 1,600 1,400 1,200 1,000 800 600 400 200 2018 2019 2020 →-SSI →-BSC →-APEC

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán)

39

Trong giai đoạn 2018 - 2020, nhìn chung tổng chi phí hoạt động kinh doanh của SSI, BSC và APEC tăng nhẹ. Tương tự như doanh thu, chi phí hoạt động của SSI

cũng ghi nhận giá trị cao nhất giữa ba CTCK. Cụ thể là vào năm 2018, chi phí hoạt động của SSI là 1.651 tỷ đồng, sang năm 2019 giảm chỉ còn 1.171 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 29,07% so với năm 2018. Đến năm 2020, chi phí hoạt động kinh doanh

tăng 62,34%, đạt giá trị 1.901 tỷ đồng. Theo sau đó là tổng chi phí của BSC, vào năm

2018, chi phí hoạt động là 541 tỷ đồng, sang năm 2019 giảm chỉ còn 3771 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 31,42% so với năm 2018. Đến năm 2020, chi phí hoạt động kinh doanh tăng 67,92%, đạt giá trị 623 tỷ đồng. Ghi nhận mức chi phí hoạt động thấp nhất là giá trị của APEC, tương ứng với doanh thu. Ngược lại với hai công ty, tổng chi phí của APEC có xu hướng giảm trong giai đoạn 3 năm, từ 154 tỷ đồng giảm

còn 82 tỷ đồng. Nguyên nhân chính dẫn tới tổng chi phí giảm là do khối lượng giao dịch thực hiện trong năm cũng giảm làm cho doanh thu cũng như chi phí cũng giảm theo. ngay từ đầu năm 2019, thị trường liên tục đón nhận tin xấu, giao dịch thanh khoản thấp, nhà đầu tư thờ ơ với chứng khoán khiến cho lượng khách hàng ngày một ít đi. Chính vì thế số giao dịch được thực hiện giảm mạnh, kéo theo là sự sụt giảm về doanh thu và chi phí. Đến đầu năm 2020, thị trường có nhiều biến chuyển nhưng các nhà đầu tư vẫn còn ám ảnh về khủng hoảng chứng khoán trước đó nên tốc độ tăng tổng chi phí cũng như doanh thu không mạnh.

Ch tiê SSI BSC APEC 2018 2019 2020 2018 201 9 202 0 2018 201 9 2020 ^^E 1 35,4 7 28,0 4 28,7 6 21,2 2 18,65 13,96 1j 8^^ (1,3 6) 35,4 4 ^^E 2 14,6 6 9,7 8 13,0 3 14,6 4 8,04 8,88 0,5 3 (9,4 4) 15,0 9

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán)

Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế của SSI, BSC và APEC có xu hướng tăng trưởng sau 3 năm, đặc biệt là vào năm 2020. Với quy mô vốn lớn nhất, lợi nhuận sau thuế của SSI dẫn đầu với giá trị cao nhất trong cả 3 năm. Năm 2018, lợi nhuận sau thuế của SSI đạt 1.302 tỷ đồng, nhưng tới năm 2019 giảm mạnh chỉ còn lại 907 tỷ. Cũng tại năm đó, BSC và APEC ghi nhận mức giảm kỉ lục đạt 113 tỷ đồng với BSC và thậm chí giá trị này của APEC đạt âm 34 tỷ đồng. Sự giảm sút này ảnh hưởng vô cùng lớn đến các công ty, có thể thấy rằng tại năm 2019 các công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về tài chính. Lý giải phần nào ảnh hưởng của thị trường chứng khoán khó khăn kéo theo sự thâm hụt về doanh thu của các công ty. Từ năm 2020, lợi nhuận sau thuế của SSI đã tăng 348 tỷ đồng, tương ứng tăng 38,46% so với năm 2019, đạt 1.255 tỷ đồng. Theo sau đó là BSC ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 127 tỷ đồng tương ứng tăng 12,29% và của APEC là 56 tỷ đồng tương ứng tăng 267,71%. Như vậy, mặc dù có ghi nhận tăng trưởng, song biên độ tăng không đáng kể. Điều này là do tổng doanh thu tăng chưa đủ mạnh để đáp ứng các khoản chi phí. Như vậy năm 2020 là một năm không thành công đối với cả ba CTCK trong việc nỗ lực gia tăng lợi nhuận.

Khả năng sinh lời

Bảng 2.8: Giá trị các chỉ tiêu yếu tố E theo quy chuẩn CAMEL giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu SSI BSC APEC 2018 2019 2020 2018 2019 202 0 2018 2019 2020 L1 185,7 2 138,4 5 115,1 8 8913,45 281,1 2 329,33 2542, 2 2442, 2 3970, 4 L2 4,5 5 6,3 4 17 Γ 42,9 3 7,01 6,70 40,22 221,4 2 590,1 2

(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp)

SSI và BSC đều cho kết quả tỷ lệ E1 quanh mức 20% trong giai đoạn 2018 - 2020. Cụ thể, với SSI, tại năm 2018, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của SSI là 35,47%,

năm 2019 là 28,04%, giảm 7,43% so với năm 2018. Chứng tỏ công ty đang chịu những ảnh hưởng lớn bởi những bất ổn của nền kinh tế khiến doanh thu bị giảm sút so với khoản chi phí bỏ ra. Điều này xảy ra tương tự với BSC và APEC, chỉ số này của BSC của năm 2019 là 18,65% giảm 2,57% so với năm 2019, và thậm chí với APEC ghi nhận giá trị chỉ còn âm 1,36%, tương ứng giảm 215,25%. Ở SSI và BSC, khả năng duy trì được lợi nhuận và doanh thu của hai CTCK được coi là ở mức an41 toàn mặc dù bị tác động từ những bất ổn của TTCK qua 3 năm. Tuy nhiên, đối với BSC con số này đang cho thấy giá trị giảm dần qua các năm và mức tăng trưởng chững lại ở SSI. Tại năm 2020, APEC ghi nhận con số tăng đột biến lên đến 35,44% và là năm duy nhất công ty đạt ngưỡng an toàn ở tỷ lệ A2.

Chỉ tiêu E2 phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên cả ba CTCK đều cho kết quả trung bình theo quy chế CAMEL. Chỉ số này của SSI năm 2018 là 14,66% và có ghi nhận mức giảm 4,88% còn 9,78%. Trong khi đó, năm 2020

tạo ra 13,03 đồng lợi nhuận ròng. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do lợi nhuận ròng trong năm 2020 của công ty đã tăng nhanh hơn so với mức tăng vốn chủ sở hữu bình quân. Chỉ tiêu E2 của BSC năm 2018 là 14,64% và có ghi nhận mức giảm 6,6% còn 8,04% vào năm 2019 và tại năm 2020 tạo ra 8,88 đồng lợi nhuận ròng.

Ta thấy rằng xu hướng biến động của chỉ tiêu E2 của BSC là giảm đồng thời nếu tăng

thì tăng với biên độ rất nhỏ, không đáng kể chứng tỏ BSC đang gặp phải những khó khăn trong kết quả tài chính cũng như quản lý tài sản, nguồn vốn. Cũng có được kết quả giá trị E2 giống hai CTCK trên là APEC. Năm 2019, tỷ lệ chỉ đạt âm 9,44% do âm từ lợi nhuận sau thuế, và sau một năm tỷ lệ đạt 15,09%, tương ứng tăng 259,85%.

2.2.5. Khả năng thanh khoản - Liquidity

Bảng 2.9: Giá trị các chỉ tiêu yếu tố L theo quy chuẩn CAMEL giai đoạn 2018 - 2020

(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp)

Qua chỉ tiêu L1, có thể nhận thấy rõ ràng rằng ba CTCK có những nỗ lực nhằm

nâng cao khả năng thanh khoản. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 năm APEC đạt giá trị cao hơn ngưỡng an toàn gấp nhiều lần và cao nhất trong 3 công ty. Từ năm

2018 ghi nhận giá trị 2542,23% lên đến gần 4000% sau 3 năm. Có được điều này là do tài sản ngắn hạn của APEC cao gấp nhiều lần so với nợ ngắn hạn, mặc dù công ty có nhiều hạn chế so với SSI và BSC trong hoạt động tài chính. Theo sau kết quả của APEC là BSC, chỉ tiêu L1 của công ty biến đổi không đồng đều qua các năm. Chỉ số này của BSC năm 2018 lên đến con số 8.913,45%, sau đó sụt giảm mạnh về 281,12%

vào năm 2019, tương ứng giảm 8.632% so với năm 2018. Đến năm 2020 tỷ lệ này ghi nhận con số 329,33%, tăng 48,21% so với năm 2019. Có thể nói rằng, khả năng thanh toán của BSC là tương đối tốt, thậm chí vượt xa xếp hạng CAMEL với 150% trở lên (mức 100 điểm) mặc dù tính ổn định chưa cao. Điều này cho thấy công ty đã rất nỗ lực trong việc nâng cao khả năng thanh khoản, từ đó tạo dựng lòng tin đối với các đối tác, khách hàng và chủ nợ. Cho kết quả thấp nhất là SSI với chỉ tiêu L1 năm

Một phần của tài liệu 039 áp dụng mô hình CAMEL trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w