Khả năng thanh khoả n Liquidity

Một phần của tài liệu 039 áp dụng mô hình CAMEL trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán (Trang 56)

Bảng 2.9: Giá trị các chỉ tiêu yếu tố L theo quy chuẩn CAMEL giai đoạn 2018 - 2020

(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp)

Qua chỉ tiêu L1, có thể nhận thấy rõ ràng rằng ba CTCK có những nỗ lực nhằm

nâng cao khả năng thanh khoản. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 năm APEC đạt giá trị cao hơn ngưỡng an toàn gấp nhiều lần và cao nhất trong 3 công ty. Từ năm

2018 ghi nhận giá trị 2542,23% lên đến gần 4000% sau 3 năm. Có được điều này là do tài sản ngắn hạn của APEC cao gấp nhiều lần so với nợ ngắn hạn, mặc dù công ty có nhiều hạn chế so với SSI và BSC trong hoạt động tài chính. Theo sau kết quả của APEC là BSC, chỉ tiêu L1 của công ty biến đổi không đồng đều qua các năm. Chỉ số này của BSC năm 2018 lên đến con số 8.913,45%, sau đó sụt giảm mạnh về 281,12%

vào năm 2019, tương ứng giảm 8.632% so với năm 2018. Đến năm 2020 tỷ lệ này ghi nhận con số 329,33%, tăng 48,21% so với năm 2019. Có thể nói rằng, khả năng thanh toán của BSC là tương đối tốt, thậm chí vượt xa xếp hạng CAMEL với 150% trở lên (mức 100 điểm) mặc dù tính ổn định chưa cao. Điều này cho thấy công ty đã rất nỗ lực trong việc nâng cao khả năng thanh khoản, từ đó tạo dựng lòng tin đối với các đối tác, khách hàng và chủ nợ. Cho kết quả thấp nhất là SSI với chỉ tiêu L1 năm

2018 là 185,72%, chứng tỏ tài sản ngắn hạn luôn đảm bảo thanh toán cho

các khoản

nợ ngắn hạn và tình hình tài chính thời điểm đó được đánh giá là tốt. Tuy

nhiên 2

năm sau đó, tỷ lệ này liên tục giảm, về đến 138,45% vào năm 2019 và chỉ còn 115,18% kết thúc năm 2020. Lý do là vì tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nhanh

hơn so

với tốc độ tăng của của tài sản ngắn hạn. Chứng tỏ rằng tỷ lệ A2 ở SSI là

tương đối

tốt, tuy nhiên không ổn định và có nguy cơ suy giảm rõ rệt. Điều này gây bất

lợi cho

SSI khi sự cạnh tranh sinh tồn trong thị trường ngày càng khốc liệt.

Ngược lại, ở chỉ tiêu L2 SSI và BSC đều cho thấy dấu hiệu bất ổn trong khả năng nâng cao tính thanh khoản trong khi APEC có kết quả tương đối cao. Tỷ lệ trung

bình ở SSI chỉ đạt quanh mức 5% trong khi ngưỡng an toàn là trên 30% tương ứng mức 100 điểm. BSC cũng cho kết quả không mấy khả quan và có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 3 năm. Cụ thể là vào năm 2018, tỷ lệ này là 42,93% được ghi nhận cao nhất trong giai đoạn 3 năm, đồng thời đạt tiêu chuẩn với mức 100 điểm. Tuy nhiên 2 năm sau đó, tỷ lệ của BSC này liên tục giảm mạnh về đến 7,01% năm43

với tỷ lệ L3 vượt ngưỡng an toàn cao nhất với giá trị thấp nhất vào năm 2018 là 40,22%, sau đó tăng mạnh trong 2 năm tiếp theo.

2.3. Ket quả đạt được

Đánh giá chung

Trong giai đoạn 2018 - 2020, TTCK đã trải qua nhiều thăng trầm và đang trên

đà phục hồi, tình hình hoạt động kinh doanh của các CTCK đã có nhiều thay đổi theo

chiều hướng tích cực. Với những định hướng đúng đắn trong phương châm hành động

và nhạy bén quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, SSI, BSC và AEPC đã có một giai đoạn tăng trưởng hiệu quả với nhiều thành tựu đánh được ghi nhận:

Xét về mức độ an toàn vốn

Xét về mức độ đủ vốn qua ba chỉ tiêu, nhìn chung các chỉ tiêu này ba CTCK đáp ứng được các ngưỡng an toàn theo quy định hiện hành. Trong đó phải kể tính ổn định trong kết quả của APEC, mặc dù có quy mô vốn nhỏ hơn nhiều lần so với hai công ty còn lại. Hơn nữa, vốn pháp định của APEC chỉ có 135 tỷ đồng, nhỏ hơn so với con số của SSI và BSC là 300 tỷ đồng. Điều này thể hiện APEC liên tục nỗ lực đưa ra những chính sách phù hợp với công ty để đảm bảo năng lực an toàn tài chính của mình. SSI tuy có quy mô vốn cùng giá trị vốn hóa lớn nhất trong 3 công ty, dường

như quá trình hoạt động và phát triển của công ty chưa thực sự đi vào ổn định và khả năng kiểm soát mức độ vốn còn chưa được tốt.

Xét về chất lượng tài sản

Kết quả tính toán cho thấy, nhìn chung SSI và BSC đạt ở mức độ cao về chất lượng tài sản và đảm bảo mức độ an toàn vững chắc, trong khi APEC mới chỉ đạt mức độ trung bình về chất lượng tài sản. Đặc biệt SSI và BSC đều đạt được mục tiêu tỷ lệ trích lập dự phòng theo quy định của pháp luật và có những chính sách kiểm soát tốt các khoản phải thu. Ngoài ra, cùng với sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, quy

Xét về khả năng quản lý

Xét về tổng quát khả năng quản lý ở các CTCK được thực hiện khá tốt tương đương với mức điểm cao nhất ở phần lớn các chỉ tiêu. Điều này có nghĩa là chính sách và hoạt động quản lý, trong đó phải phải kể đến hệ thống quản trị rủi ro của Ban

quản lý tương đối tốt. Các rủi ro tiềm ẩn và nghiêm trọng được Ban quản trị xác định nhanh chóng, đo lường, giám sát và kiểm soát một cách hiệu quả và phù hợp. Tuy nhiên rất khó để đánh giá chính xác và hợp lý về khả năng lãnh đạo của các CTCK vì điểm cao ở các tiêu chí định tính làm cho chỉ số chung rất cao nhưng lại che dấu điểm yếu của các chỉ tiêu còn lại, đặc biệt là các chỉ tiêu đòi hỏi dữ liệu nội bộ.

Xét về khả năng sinh lời

Xét một cách chung nhất, mức độ sinh lời của ba CTCK còn ở mức trung bình

và chưa thật sự đảm bảo ngưỡng an toàn vững chắc, thể hiện những dấu hiệu bất ổn trong lợi nhuận và doanh thu. Bên cạnh đó, về cơ cấu doanh thu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của các CTCK lại là doanh thu khác, sau đó đến doanh thu từ hoạt động môi giới. Điều này là dễ hiểu vì trong giai đoạn nghiên cứu, TTCK nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung phục hồi chậm chạp từ cuộc khủng hoảng trong khi các chính sách gia tăng lợi nhuận chưa được hợp lý, dẫn đến hoạt động mua bán không còn thu hút các nhà đầu tư. Điều này đặt ra vấn đề cho các CTCK tiếp tục nâng cao sức sinh lời trên cả hai chỉ tiêu đề ra theo quy chế CAMEL thông qua việc hạ thấp tỷ trọng chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Xét về khả năng thanh khoản

Nhìn chung, SSI và BSC chưa thật sự đáp ứng được ngưỡng an toàn của các chỉ tiêu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thanh khoản cũng như dự báo

những khả năng đổ vỡ của hai CTCK. Bên cạnh đó, APEC đảm bảo an toàn chất lượng thanh khoản trong giai đoạn 3 năm do chú trọng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu thay vì vốn vay bên ngoài, nhưng về dài hạn duy trì kết quả này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Qua những phân tích và kết quả trên, có thể thấy có sự phân hóa rõ rệt giữa các CTCK về hiệu quả hoạt động và tính lành mạnh trong tài chính. Tuy đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng các CTCK vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Một là, ba CTCK hầu hết đáp ứng được mức độ đủ vốn đặc biệt là chỉ tiêu an

toàn về vốn pháp định, tuy nhiên chưa thật sự ở mức độ an toàn cao nhất. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu ghi nhận có sự phân hóa lớn giữa những giá trị tổng nguồn vốn của các CTCK với mức quy mô vốn khác nhau. Trong khi, SSI có quy mô vốn lớn với giá trị tương đối cao nhưng vẫn tồn tại một số tỷ lệ chưa đạt ngưỡng an toàn, giá trị này của BSC và APEC có xu hướng cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, có sự khác biệt về tỷ trọng các cấu phần trong tổng nguồn vốn giữa các công ty. SSI tập trung vào sử dụng vốn vay để mở rộng quy mô, trong khi đó BSC và APEC tập trung nhiều vào vốn chủ sở hữu cho các dự án đầu tư. Điều này là không tốt cho các công ty khi tập trung quá nhiều lượng tiền vào một cấu phần để kinh doanh.

Hai là, các công ty BSC hay APEC không những quy mô tài sản tăng lên mà

chất lượng tài sản cũng ngày một được cải thiện. Tuy nhiên có sự phân hóa rõ rệt giữa

quy mô tổng tài sản của SSI đại diện cho các công ty vốn hóa lớn với các công ty vốn

hóa nhỏ như APEC.

Ba là, về công tác giám sát an toàn tài chính của cơ quan quản lý hay hệ

thống

giám sát quản trị rủi ro nội bộ của các công ty ngày càng được coi trọng nhưng vẫn tồn đọng những hạn chế nhất định, điều này thể hiện sự khác biệt giữa các công ty. Đối với BSC và APEC, các công ty này nỗ lực tập trung cải thiện giám sát và quản trị ro, mà điều này SSI đã thực hiện được từ lâu. Ngoài ra, nghiên cứu mới chỉ tập trung vào đánh giá một tiêu chí trong tổng số 19 nên chưa thể có những kết luận chính

xác về khả năng quản lý nói chung.

thật sự ổn định. Qua đó còn thể hiện khả năng thanh khoản của các công ty vốn hóa lớn cũng có mức ổn định cao hơn so với các công ty tầm trung và nhỏ.

b. Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan: nguyên nhân đến trực tiếp từ phía các CTCK.

Thứ nhất, năng lực tài chính của các CTCK chưa được ổn định. Đặc biệt về

vấn đề kinh doanh đầu tư, các CTCK chưa thật sự tận dụng hết hiệu quả từ nguồn vốn của mình. Ngoài ra có sự bất cân xứng giữa những cấu phần trong tổng nguồn vốn của các công ty.

Thứ hai, quản trị chi phí hoạt động chưa hiệu quả làm cho khả năng sinh lời

và doanh thu tăng trưởng chưa cao. Ngoài ra, phần lớn nguồn doanh thu của các CTCK không đến từ các nghiệp vụ kinh doanh chính.

Thứ ba, năng lực quản lý và sử dụng tài sản nói chung của các CTCK chưa

thật sự tốt. Điều này nghĩa là các công ty chưa tận dụng tối đa khả năng của các tài sản trong việc đem lại thu nhập cho các CTCK.

Thứ tư, chất lượng nguồn nhân lực của các CTCK còn chưa đáp ứng được

yêu

cầu công việc. Cùng với đó, mô hình hoạt động của các CTCK hiện nay còn nhiều bất cập gây mất hiệu quả hoạt động cho các CTCK.

- Nguyên nhân khách quan: nguyên nhân đến từ bên ngoài thị trường và từ các cơ quan quản lý.

Thứ nhất, giai đoạn 2018 - 2020, TTCK chịu ảnh hưởng từ những diễn biến

phức tạp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước. Điển hình là những tác động trái chiều từ sự giằng co trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, sự đảo chiều trong chính sách tiền tệ của các nước lớn trên thế giới và đặc biệt là sự xuất

hiện của dịch bệnh Covid-19. Đối với diễn biến từ TTCK Việt Nam, phải kể đến là biến động từ chỉ số VN-Index với việc tăng tới 40% trong vòng 4 tháng đầu năm 2018

và sau đó quay đầu giảm mạnh. Đỉnh điểm tại tháng 4/2018, VN-Index xác lập mức 47

điểm mạnh. Chỉ 3 tháng sau đó, VN-Index trở thành chỉ số giảm điểm sâu nhất từ đỉnh so với trong khu vực, đánh dấu giai đoạn tồi tệ nhất của thị trường. Cho đến cuối

năm 2020, vượt qua đại dịch Covid-19, TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phục hồi tốt nhất thế giới.

Thứ hai, phải kể đến là môi trường đặc thù của ngành chứng khoán. Sự cạnh

tranh trên TTCK ngày gay gắt thể hiện qua số liệu được công bố từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán, kết thúc quý I/2021 số lượng tài khoản do nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tăng vọt lên mức 113.191 tài khoản, cao nhất trong lịch sử thị trường. Từ sự chiếm lĩnh về số lượng tài khoản có thể nói dẫn đến cuộc đua về top đầu chi phối thị phần môi giới chứng khoán.

Thứ ba, do những sơ hở trong khung pháp lý của UBCKNN cũng như cơ chế

hoạt động và phối hợp giữa các cơ quan quản lý chưa thực sự hiệu quả. Từ đó, đã tạo

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương II của khóa luận trước hết đã giới thiệu các thông tin chung về các CTCK được nghiên cứu cũng như quá trình hình thành, phát triển và các nghiệp vụ kinh doanh chính tại CTCK. Thứ hai, trong chương này tác giả đã tiến hành phân tích

hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCK dựa trên các lý luận đưa ra ở chương I, đó là áp dụng mô hình CAMEL. Tiếp theo chương cuối, tác giả sẽ đưa ra những giải pháp và khuyến nghị cần thiết nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của các

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CTCK

3.1. Phương hướng hoạt động năm 20213.1.1. Triển vọng kinh tế vĩ mô 3.1.1. Triển vọng kinh tế vĩ mô

Bối cảnh vĩ mô thế giới hiện tại cho thấy tăng trưởng toàn cầu khả năng hồi phục tích cực trong năm 2021. Ngân hàng Trung ương các nước chủ chốt khả năng cao tiếp tục duy trì lãi suất điều hành tại mức thấp như hiện hành cho tới hết 2021, là tiền đề để NHNN tiếp tục giữ lãi suất điều hành tại mức hiện hành, điều chỉnh giảm thêm trong bối cảnh lạm phát đang được kiểm soát dưới mục tiêu trung bình 4%. Môi

trường lãi suất như vậy có thể là động lực tích cực đối với việc đẩy mạnh hồi phục kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Trên cơ sở đó, nền kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhiều

so với 2020. Đây cũng là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5 - 7%. Điều đáng nói là quy mô GDP giai đoạn này được điều chỉnh, khác với các giai đoạn trước đây, do đó mức tăng trưởng dựa trên cơ sở cao này được dự báo là rất khả quan. Tình hình kinh tế dự kiến tốt dần lên sẽ có tác động tích cực đối với tiêu dùng cùng xuất nhập khẩu. Cùng với đó, làn sóng chuyển dịch sản xuất khỏi Trung Quốc khả năng tiếp tục trong năm 2021, theo đó đây sẽ là thử thách Việt Nam có thực sự được hưởng lợi từ làn sóng này hay không. Tình hình kinh tế nội tại khả quan, với các mũi nhọn như tiêu dùng, xuất nhập khẩu, giải ngân vốn ngân sách, bước đầu cho thấy kết quả tích cực, tiếp tục

đóng vai trò trụ cột đối với sự hồi phục trong 2021. Triển vọng GDP khả năng chịu tác động tiêu cực phần nào nếu dịch bệnh không được kiểm soát tốt tại các quốc gia đối tác chủ chốt. Tuy vậy, tình hình vĩ mô vững vàng với các chính sách tiền tệ - tài khóa được duy trì sẽ là động lực tích cực giúp Việt Nam có khả năng đạt mức tăng GDP 7,0% trong 2021.

trần tăng trưởng tín dụng cho các NHNN hoặc lùi thời hạn áp dụng các tiêu chuẩn an toàn tài chính cao hơn đối với các NHTM.

3.1.2. Triển vọng phát triển ngành chứng khoán

Các chuyên gia chứng khoán và các nhà đầu tư tiếp tục kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trong năm 2021 từ những dấu hiệu tích cực, lạc quan của TTCK năm 2020.

Một phần của tài liệu 039 áp dụng mô hình CAMEL trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w