10. Cấu trúc luận văn
1.3. Phƣơng pháp mô hình hóa toán học
1.3.1. Phương pháp mô hình hóa toán học
Theo tác giả Lê Văn Hồng, phƣơng pháp MHHTH là phƣơng pháp đƣa việc nghiên cứu các hiện tƣợng của thế giới xung quanh về việc nghiên cứu và giải các bài toán. Phƣơng pháp này có vị trí then chốt trong các phƣơng pháp nghiên cứu hiện tƣợng sự vật, đặc biệt có giá trị cao trong điều kiện có sự trợ
giúp của máy tính [9]. Đây đƣợc hiểu là phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp làm việc gián tiếp, chứ không trực tiếp với đối tƣợng thực.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Danh Nam, ta có thể hiểu phƣơng pháp MHHTH là quá trình tìm hiểu, khám phá các tình huống nảy sinh từ thực tiễn bằng công cụ và ngôn ngữ toán học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin [14]. Nhƣ các quan niệm MHHTH nói ở trên, ta thấy không nhất thiết cần sự có mặt của công nghệ thông tin trong MHHTH nhƣng công nghệ thông tin có thể hỗ trợ MHH tốt hơn.
1.3.2.Vai trò của phương pháp mô hình hóa toán học
Phƣơng pháp MHH đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học môn toán ở trƣờng phổ thông, giúp HS khám phá thế giới xung quanh, giải quyết các bài toán thực tế bằng phƣơng pháp toán học; giúp HS hiểu sâu, nắm chắc các kiến thức toán học và phát triển các kỹ năng toán học.
Phƣơng pháp MHHTH đòi hỏi GV phải có kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm để sử dụng mô hình để tạo ra các tình huống gợi vấn đề trong quá trình dạy học (thƣờng là các bài toán thực tiễn) phù hợp với khả năng nhận thức của HS; gợi mở, định hƣớng HS sử dụng các công cụ, phƣơng pháp toán học phù hợp để giải quyết các vấn đề đƣợc đặt ra. Từ đó MHH giúp việc học toán của HS trở nên có ý nghĩa hơn, giúp HS hiểu mối quan hệ mật thiết giữa toán học và cuộc sống, thấy đƣợc sự phát triển của toán học gắn liền với văn hóa và sự tiến bộ của xã hội loài ngƣời. Đây cũng chính là xu hƣớng của giáo dục toán học hiện nay là tăng cƣờng tính ứng dụng của toán học và rèn luyện kỹ năng giải quyết các bài toàn thực tế.