10. Cấu trúc luận văn
2.1. Định hƣớng xây dựng biện pháp dạy học theo hƣớng phát triển năng lực
2.1. Định hƣớng xây dựng biện pháp dạy học theo hƣớng phát triển năng lực mô hình hóa toán học lực mô hình hóa toán học
Các biện pháp dạy học phát triển năng lực MHHTH cho học sinh có tính khả thi theo nghĩa trên cơ sở nội dung cơ bản của chƣơng trình và SGK hiện hành, có những tác động sƣ phạm thích hợp để vừa đảm bảo các yêu cầu cơ bản của chuẩn kiến thức kĩ năng hiện có vừa thực hiện hƣớng phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh
Nhƣ đã nghiên cứu ở chƣơng 1, chƣơng trình và SGK môn Toán hiện hành tuy chƣa thể hiện rõ ràng định hƣớng phát triển phẩm chất năng lực học sinh nhƣ CTGDPT môn Toán mới yêu cầu, nhƣng đã có những tiền đề quan trọng nhƣ:
- Chƣơng trình và SGK hiện hành đã phản ánh mong muốn HS là trung tâm của dạy học, HS thực hiện các hoạt động học tập thông qua định hƣớng đƣợc thể hiện trong các ví dụ và nhiệm vụ đƣợc yêu cầu đƣợc đặt ra trong các ?1, ?2…
- Chƣơng trình và SGK hiện hành đã phản ánh mong muốn HS đạt đƣợc các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng (thƣờng gọi là chuẩn kiến thức, kĩ năng), mà kiến thức và kĩ năng là những thành tố quan trọng của năng lực nhƣ nhiều tác giả cho rằng năng lực trong một lĩnh vực nào đó là tổ hợp của kiến thức, kĩ năng và thái độ giúp chủ thể thực hiện có kết quả các hoạt động trong lĩnh vực đó, nhằm đạt đƣợc mục đích đặt ra.
Còn đối với CTGDPT mới năm 2018, năng lực MHHTH của HS đƣợc thể hiện qua 3 việc:
- Xác định đƣợc mô hình toán học cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn
- Giải quyết đƣợc những vấn đề toán học trong mô hình đƣợc thiết lập - Thể hiện và đánh giá đƣợc lời giải trong ngữ cảnh thực tế và cải tiến đƣợc mô hình nếu cách giải quyết không phù hợp
Yêu cầu đặt ra đối với luận văn là bằng nội dung cơ bản vốn có ở CT và SGK hiện hành cần làm rõ Mô hình toán học và quá trình MHHTH có thể có trong chƣơng Hàm số và Đồ thị. Đồng thời, theo quan điểm hoạt động của Nguyễn Bá Kim, mỗi nội dung môn toán có những hoạt động tƣơng ứng. Vấn đề là lựa chọn và tăng cƣờng các hoạt động vừa tƣơng ứng với nội dung vừa phù hợp với định hƣớng phát triển năng lực. Với gợi ý từ CTGDPT mới 2018, luận văn sẽ chọn các hoạt động tƣơng ứng với 3 việc của năng lực MHH đã nêu trên thông qua các ví dụ, câu hỏi, bài tập tƣơng thích với các hoạt động đã chú ý. Các câu hỏi, bài tập này có thể đƣợc lựa chọn từ các câu hỏi bài tập vốn có ở SGK hiện hành và có thể có câu hỏi bài tập bổ sung nhằm thể hiện rõ hơn loại hoạt động cần chú ý.
Nhƣ vậy, để dạy học theo hƣớng phát triển năng lực MHHTH cho HS ở chƣơng Hàm số và đồ thị thì luận văn đề ra 3 yêu cầu cần phải đạt đƣợc là:
i) Làm rõ về mô hình toán học và quá trình MHHTH trong nội dung vốn có ở SGK hiện hành
ii) Xác định các hoạt động tƣơng ứng với các việc làm để phát triển năng lực MHHTH
iii) Thể hiện các hoạt động đó bằng các câu hỏi, ví dụ, bài tập để HS thực hiện chúng
Với 3 yêu cầu trên, luận văn đã tập trung xây dựng biện pháp cho hai loại việc đầu tiên của năng lực MHHTH nhƣ CTGDPT mới năm 2018 đã đề ra (Xác định đƣợc mô hình toán học cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn; Giải quyết đƣợc những vấn đề toán học trong mô hình đƣợc thiết lập) và tƣơng
ứng với mục tiêu ở mỗi giáo án đã đề ra về kiến thức và kỹ năng cần đạt đƣợc của HS ở mỗi bài. Loại việc thứ ba (Thể hiện và đánh giá đƣợc lời giải trong ngữ cảnh thực tế và cải tiến đƣợc mô hình nếu cách giải quyết không phù hợp) có thể đạt đƣợc sau khi HS đã đạt đƣợc kiến thức và kỹ năng nhƣ mục tiêu đề ra. Từ đó, HS có đủ cơ sở để không chỉ giải quyết các bài toán thực tế đƣợc mô hình hóa hoặc toán học hóa (bài toán có lời văn) mà còn giải quyết các tình huống thực tế ở mức cao hơn (thể hiện và đánh giá lời giải trong ngữ cảnh thực tế).