Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động tỉnh phú thọ (Trang 88 - 92)

3.3.2 .Hạn chế và nguyên nhân

4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại Liên đoàn

4.2.4. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cần tập trung vào những nội dung trọng tâm sau:

- Hoàn thiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn các cấp:

Để hoàn thiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn các cấp cần tập trung xây dựng tiêu chuẩn cán bộ công đoàn đáp ứng tiêu chuẩn chung về cán bộ của Đảng (theo Nghị quyết hội nghị Trung ương 3 khoá VIII; Nghị quyết hội nghị Trung Ương 9 khoá X...) và yêu cầu tiêu chuẩn về cán bộ công đoàn. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng với yêu cầu tiêu chuẩn cán bộ công đoàn.

Quy hoạch đào tạo nguồn cán bộ công đoàn là công nhân viên chức lao động đang làm việc trực tiếp ở các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế, có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, được lựa chọn quy hoạch làm cán bộ công đoàn. Quy hoạch đào tạo các chức danh chủ chốt của công đoàn các cấp.

Thực hiện dự báo, xây dựng kế hoạch cán bộ công đoàn: dự báo về tốc độ gia tăng đoàn viên công đoàn, công nhân lao động, công đoàn cơ sở; nhu cầu đào tạo cán bộ công đoàn của các ngành, địa phương; số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn... Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng cơ

sở đào tạo cán bộ công đoàn; hệ thống tổ chức quản lý; chất lượng và hiệu quả đào tạo... Từ đó, xây dựng chiến lược, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về đào tạo cán bộ công đoàn.

Căn cứ vào tiêu chuẩn, quy hoạch, nhu cầu đào tạo cán bộ công đoàn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn.

- Tham gia tích cực vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức quốc tế: cử đi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn theo các đề án, kế hoạch đào tạo của Đảng, Nhà nước. Xây dựng các dự án đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo của hệ thống công đoàn từ ngân sách nhà nước. Kết hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, cử cán bộ công đoàn đi đào tạo sau đại học, chính trị, ngoại ngữ, tin học theo chuyên môn, công việc được phân công. Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng, nghiệp vụ công tác công đoàn.

- Đổi mới nội dung chương trình, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn:

Thực hiện đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn theo yêu cầu thực tiễn hoạt động công đoàn, hạn chế sự lệch pha giữa nội dung đào tạo, bồi dưỡng với thực tiễn hoạt động công đoàn và nhu cầu người học. Cải tiến nội dung, chương trình, tập trung đi sâu vào kỹ năng hoạt động công đoàn. Xây dựng nội dung, chương trình mở (tăng môn học tự chọn) để có thể thay đổi phù hợp với các lớp mở tại địa phương và ngành, với từng loại đối tượng, gắn lý luận với thực tiễn và đảm bảo tính liên thông giữa các cấp đào tạo. Tập trung nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo các học phần, các chuyên đề mới, đáp ứng nhu cầu của người học. Nghiên cứu xây dựng chương trình, hình thức đào tạo từ xa, tạo điều kiện để công nhân viên chức lao động, cán bộ công đoàn nâng cao trình độ. Ban hành khung chương trình và nội dung chương trình chuẩn cho đào tạo cán bộ công đoàn các cấp (cấp cơ sở; cấp trên cơ sở; cấp tỉnh, thành phố, ngành; cấp trung ương).

Chú trọng đào tạo kĩ năng, coi đây là phương tiện hữu hiệu để đạt các mục tiêu khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ của công đoàn. Việc rèn luyện, nâng cao kĩ năng là yêu cầu thường xuyên đối với tổ chức công đoàn và cán bộ công đoàn. Ngoài các công việc có tính chất nghiệp vụ, tác nghiệp phục vụ cho nghiên cứu và quản lý hành chính tại các cơ quan công đoàn thì việc tổ chức thực hiện vai trò đại diện của công đoàn đều cần đến kĩ năng. Kĩ năng của cán bộ công đoàn được thực hiện thông qua việc: thương lượng, đàm phán để ký kết thoả ước lao động tập thể, ký kết các cam kết, các nghị quyết, quy chế…; động viên, lôi cuốn đoàn viên, công nhân lao động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ công đoàn; lấy ý kiến công nhân lao động, cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý, các nhà khoa học…tham gia đóng góp cho hoạt động công đoàn; tham gia với cơ quan chuyên môn, với đảng, nhà nước về pháp luật, chế độ chính sách đối với người lao động;

Đối với hình thức đào tạo cần vận dụng linh hoạt các hình thức đào tạo như: chính quy tập trung; vừa làm, vừa học; đào tạo liên thông; đào tạo từ xa; đào tạo ngắn hạn. Tuy nhiên cần xác định rõ đối tượng tham gia các hình thức đào tạo đó, đối với cán bộ trẻ, thuộc diện quy hoạch lâu dài cần áp dụng hình thức đào tạo chính quy tập trung, đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ ở vùng sâu, vùng xa cần áp dụng hình thức đào tạo từ xa...

Đổi mới phương pháp đào tạo để nâng cao khả năng chủ động tiếp nhận các kiến thức mới, cần sử dụng phương pháp đào tạo tích cực và sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong quá trình giảng dạy;

Tăng cường thực tập, thực tế; tổ chức học tập nghiệp vụ dưới các hình thức đóng vai giải quyết tình huống. Hội thảo, tọa đàm với các nhà lý luận, chuyên gia thực tiễn…

Hướng dẫn người học tự nghiên cứu giáo trình, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, học có nghiên cứu, chủ động tích cực.

- Tăng cường công tác quản lý đào tạo và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ công đoàn đi đào tạo, bồi dưỡng: xây dựng các quy định về quản lý đào tạo như: qui chế đào tạo cán bộ công đoàn trong toàn hệ thống; qui định phân cấp quản lý, phân cấp đào tạo; qui hoạch tuyển chọn, cử tuyển cán bộ đi học; qui chế khuyến khích ưu đãi đối với cán bộ công đoàn được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; xác định rõ trách nhiệm của từng cấp công đoàn về công tác quản lý đào tạo cán bộ công đoàn.

Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về đào tạo cán bộ công đoàn. Phổ biến các quy chế, quy định, các chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác đào tạo cán bộ công đoàn. Kiểm tra việc chấp hành quy định về về đào tạo, bồi dưỡng, nhất là tuyển sinh, về dạy và học, việc cấp phát bằng, chứng chỉ đào tạo.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo: kịp thời sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách để khuyến khích cán bộ, giảng viên học tập như: Quy định về chế độ, quyền lợi của cán bộ đi học, quy định đãi ngộ cán bộ và sử dụng cán bộ sau khi đi học... Có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên. Tập trung đào tạo để đạt trình độ chuẩn về chuyên môn; trình độ đại học hoặc tương đương về ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên phương pháp giảng dạy tích cực, chú trọng năng lực thực hành và khả năng xử lý tình huống. Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức của hệ thống công đoàn. Tổ chức các lớp đào tạo giảng viên, giảng viên kiêm chức về công đoàn.

- Xây dựng và nâng cấp hệ thống các cơ sở đào tạo: quy hoạch, sắp xếp các cơ sở đào tạo cán bộ công đoàn để đảm bảo các mục tiêu cân đối về cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo; cân đối giữa nhu cầu đào tạo và sử dụng. Đảm bảo phát huy lợi thế của các Công đoàn ngành, địa phương; hình thành các trường đào tạo cán bộ công đoàn trọng điểm. Đảm bảo sự thống nhất quản lý của cơ quan Công đoàn (chủ quản) và cơ quan quản lý nhà nước về giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn tại liên đoàn lao động tỉnh phú thọ (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)