Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu khái quát về Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 80 km về Phía Bắc. Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội; Tây giáp tỉnh Sơn La; Nam giáp tỉnh Hoà Bình; Bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang. Tỉnh Phú Thọ là một trong những chiếc nôi của loài người. Các chứng cứ còn lưu lại như dấu vết hóa thạch ở hang Ngựa (Thanh Sơn) và rất nhiều công cụ bằng đá được phát hiện thuộc nền văn hóa Sơn Vi (giai đoạn hậu kỳ thời đại đá cũ) đã chứng minh điều đó. Thời đại kim khí với nền văn hóa Phù Nguyên (từ cuối thiên nhiên kỷ III Tr.CN đến đầu thiên niên kỷ II Tr.CN), Đồng Đậu (từ thế kỷ XV Tr.CN đến XIV Tr.CN), Gò Mun (từ 1.100 - 1.000 Tr.CN đến 800 - 700 Tr.CN) rồi đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn (từ 700 Tr.CN - 100 sau CN), ở Phú Thọ đã phát hiện và khai quật được hơn sáu mươi địa điểm, trong đó khu vực Việt Trì - hạ huyện Lâm Thao là nơi tập trung dày đặc các địa điểm khảo cổ. Thời gian này gắn liền với sự hình thành của nhà nước Văn Lang thời đại Hùng Vương (2879 Tr.CN - 258 Tr.CN). Hình thành và phát triển trên mảnh đất có truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động, anh dũng bất khuất chống giặc ngoại xâm, đội ngũ công nhân và tổ chức công đoàn Phú Thọ luôn tỏ rõ phẩm chất cao đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong các cuộc vận động cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cũng như trong quá trình thực hiện công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa phương.
Tháng 2/1947, tại Hội nghị Cán bộ Công vận Trung Bắc Bộ đã ra Nghị quyết chú ý tới vấn đề thành lập Công đoàn ở những tỉnh chưa có phong trào (nhất là Việt Bắc) nên một số cán bộ của Tổng Liên đoàn được phái tới các
tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai để phối hợp với cán bộ do Tỉnh ủy cử sang nhằm thành lập Ban Công vận. Tháng 3 năm 1947, đồng chí Hà Thục Chinh được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cử về Phú Thọ giúp các cơ sở xây dựng phong trào công đoàn của tỉnh. Đến tháng 5 năm 1947, đồng chí Hà Thục Chinh đã vận động công nhân xưởng Ngòi Lửa để thành lập tổ chức công đoàn tại đây.
Để củng cố tổ chức công đoàn ở các tỉnh Việt Bắc, trong đó có tỉnh Phú Thọ, ngày 15/9/1947, Ban Công vận khu X, đã ra chỉ thị chuẩn bị Hội nghị đại biểu công đoàn để bầu ra Ban Chấp hành. Thực hiện chủ trương này, “Ngày 9/10/1947, Liên hiệp Công đoàn Phú Thọ có đại biểu hội nghị, cử ra một Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn. Ngày 10/10/1947, đồng chí Trần Ngọc Minh dẫn đầu đoàn đại biểu gồm 18 đồng chí tham gia Hội nghị đại biểu công đoàn khu X, tổ chức tại Trại Tân Tân, Hạ Hòa, Phú Thọ. Đồng chí Trần Ngọc Minh sau đó được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành lâm thời Liên hiệp Công đoàn khu X. Trải qua các thời kỳ lịch sử, cùng với sự trưởng thành lớn mạnh của các lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đội ngũ CNLĐ và tổ chức Công đoàn Phú Thọ đã không ngừng được củng cố phát triển góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ. Đến nay, phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn Phú Thọ đã trải qua 15 kỳ Đại hội - một chặng đường dài đầy vẻ vang và tự hào.
Đại hội Công đoàn tỉnh Phú Thọ lần thứ XV xác định mục tiêu phương hướng, phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn trong 5 năm (2013- 2018) là: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, vận động, tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động phát triển cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Tập trung thực hiện tốt chức năng
đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng chính quyền trong sạch, vững mạnh, tổ chức hiệu quả phong trào thi đua hành động cách mạng trong công nhân, viên chức, lao động góp phần sớm đưa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo, tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản thành tỉnh công nghiệp”.
Ghi nhận kết quả hoạt động và những đóng góp của tổ chức CĐ và CNVCLĐ tỉnh Phú Thọ với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ các phần thưởng cao quý: 2 tập thể được Đảng, Nhà nước đã trao tặng Huân chương Lao động, 1 đơn vị được nhận cờ thi đua của Chính phủ, 2 đơn vị được tặng Bằng khen của Chính phủ; 37 đơn vị được nhận cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 4 đơn vị được nhận cờ thi đua do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tặng; 171 công nhân, lao động được tặng huy hiệu và bằng “Lao động sáng tạo”.