Kết quả xây dựng nông thôn mới huyện Trấn Yên hết năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 57 - 64)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới huyện Trấn Yên hết năm 2018

3.1.1.1. Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Toàn bộ 21/21 xã của huyện đã lập và phê duyệt quy hoạch nông thôn mới, tuy nhiên để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với các quy định về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các địa phương tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xã nông thôn mới, đến nay các địa phương đang tiến hành công tác rà soát.

3.1.1.2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

1. Phát triển hệ thống giao thông nông thôn:

Năm 2018, huy động lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ, sự tham gia tích cực phong trào làm đường giao thông nông thôn của nhân dân, toàn huyện kiên cố hóa 84 km đường giao thông nông thôn, nâng tổng số Km đường giao thông được mở mới và kiên cố hóa được 494 km (trong đó kiên cố hóa 336 km); một số các tuyến đường thôn, bản đi lại hết sức khó khăn đã được kiên cố hóa hoàn thành như: Tuyến đường Minh Quán - Hang Dơi, Tuyến đường Quy Mông- Khe Rộng xã Kiên Thành, đường trục thôn Đồng Đình xã Hồng Ca và nhiều các tuyến đường trục thôn tại các xã. Đến nay 100% số thôn, bản đã có đường ô tô; 100% tuyến đường đến các trung tâm xã được nâng cấp (bê tông, nhựa); 100% đường huyện và đường xã được cứng hóa. Đến hết năm 2018 có 15/21 xã đạt chuẩn về tiêu chí giao thông.

2. Thủy lợi:

Hệ thống các công trình thủy lợi tiếp tục được nâng cấp theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sản xuất. Đến nay toàn huyện có 279 công trình thủy lợi, trong đó có 88 hồ chứa, 9 trạm bơm, 182 đập dâng. Tổng số có 358 km kênh mương; trong đó kênh xây, bê tông 235 km, đạt tỷ lệ kiên cố hóa 65,6%. Các công trình thủy lợi đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho trên 2.800 ha lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản trong sản xuất nông nghiệp. Công tác phòng chống thiên tai, tìm

kiếm cứu nạn luôn được quan tâm lãnh đạo, ngay từ đầu năm huyện đã chủ động xây dựng phương án phòng chống TT - TKCN và triển khai thực hiện nghiêm túc theo phương án; các tuyến Đê bao ngăn lũ sông Hồng, gồm: Đê Lan Đình, Đê Phú Thọ - xã Việt Thành; Đê Cầu đất - thị trấn Cổ Phúc; Đê Hồng Hà - xã Nga Quán được nâng cấp đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống nhân dân

3. Hệ thống điện nông thôn:

Trong năm 2018, ngành điện đã thực hiện đầu tư lưới điện xã Việt Thành; Dự án KFW tại các xã Việt Cường, Việt Hồng, Y Can, Cường Thịnh; hoàn thành hệ thống lưới điện và đưa vào sử dụng thôn Đồng Ruộng, xã Kiên Thành; 100% số hộ ở khu vực nông thôn sử dụng điện (23.073/ 23.073 hộ), 100% số xã, số thôn có lưới điện quốc gia. Đến hết năm 2018, toàn huyện có 21/21 xã đạt tiêu chí điện.

4. Cơ sở vật chất trường học:

Năm 2018, đã thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, xây dựng mới phòng học và các công trình phụ trợ cho 5 trường học Mầm non, 6 trường Tiểu học và THCS ở các xã. Xây dựng và công nhận mới 11 trường đạt chuẩn, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia toàn huyện lên 35 trường. Đến hết năm 2018, có 17/21 xã hoàn thành tiêu chí trường học; dự kiến năm 2019 công nhận 10 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% số xã hoàn thành tiêu chí về trường học.

5. Cơ sở vật chất văn hóa:

Đầu tư xây dựng mới 4 nhà văn hóa xã (YCan, Hòa Cuông,Lương Thịnh, Quy Mông); 5 sân thể thao trung tâm xã ( Việt Cường,Quy Mông,Minh Quán, Ycan, Lương Thịnh) nâng tổng số xã có nhà văn hóa đạt chuẩn lên 19 xã, số xã có sân thể thao trung tâm xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ văn hóa - thể thao và du lịch lên 18 xã. Đối với Nhà văn hóa và khu thao thao thôn, bản đã huy động nhân dân đóng góp kinh phí, ngày công xây dựng mới, đến nay toàn huyện có 186/190 thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng, có 150/190 thôn, bản có khu thể thao thôn. Đến hết năm 2018, toàn huyện có 15/21 xã đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa

6. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn:

Đầu tư nâng cấp, sửa chữa 01 chợ Quy Mông, nâng tổng số chợ được đầu tư nâng cấp 10 chợ /13 chợ (12 chợ nông thôn) và 01 điểm giao thương hàng hóa

ở các xã, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân khu vực nông thôn. Các xã không có chợ trong quy hoạch đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân mở rộng địa điểm kinh doanh dịch vụ hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân ở địa phương. Đến hết năm 2018, toàn huyện có 18/21 xã đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.

7. Hệ thống thông tin và truyền thông: Trong năm đã nâng cấp, sửa chữa 16

cụm loa truyền thanh thôn, bản đảm bảo việc thông tin tuyên truyền cho nhân dân. Đến nay, toàn huyện có 21/21 xã có điểm phục vụ bưu chính và dịch vụ viễn thông và internet; 21/21 xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn; 21/21 xã có ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành.

8. Nhà ở dân cư: Bằng các nguồn vốn hỗ trợ, vận động các tổ chức đoàn thể,

cộng đồng dân cư tập trung hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát hoàn thành tại các xã Việt Cường, Cường Thịnh, Minh Quán, Y Can không còn nhà dột nát; hỗ trợ trên 300 tấn xi măng cho các hộ dân Đồng bào người Mông ở các thôn Khuân Bổ, Hồng Lâu (xã Hồng Ca), Bản Đồng Ruộng xã Kiên Thành để cải tạo nền nhà ở và các công trình vệ sinh. Đến hết năm 2018, toàn huyện có 15/21 xã đạt tiêu chí về nhà ở dân cư.

3.1.1.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất

1. Phát triển sản xuất gắn với tái có cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực; đẩy mạnh phát triển sản xuất và thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm; thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chỉ đạo thâm canh tăng năng suất trên đơn vị diện tích. Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá so sánh 2010) đạt 1.107,6 tỷ đồng. Tập trung phát triển, mở rộng diện tích cây trồng, giống vật nuôi thế mạnh của huyện thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh; phát triển được các

sản phẩm chủ lực của huyện, thực hiện liên kết chuỗi sản xuất hàng hóa giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân, góp phần sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân, đến năm 2018, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 30 triệu đồng/người/năm; có 17/21 xã đạt tiêu chí về thu nhập

2. Hộ nghèo: Thực hiện đồng bộ toàn diện và hiệu quả các chương trình dự

án và các chính sách về giảm nghèo bền vững; huy động lồng ghép các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa để giảm nghèo bền vững; hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về tín dụng, đất đai, dạy nghề, tạo việc làm, nhà ở, hỗ trợ xây dựng các mô hình giảm nghèo, vận động tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tính tự lực hộ nghèo để vươn lên thoát nghèo, năm 2018 giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 14,18% xuống còn 9,3% (giảm 4,88%), phấn đấu năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,2% (giảm 4,1%), 21/21 xã đạt tiêu chí hộ nghèo

3. Lao động có việc làm: Thực hiện tốt các chính sách về việc làm đối với lao động trong độ tuổi; thu hút các doanh nghiệp về đầu tư trên địa bàn nông thôn để tạo việc làm cho lao động nông thôn, năm 2018 đã tạo việc làm mới cho 2.055 lao động; tỷ lệ lao động khu vực nông thôn có việc làm đạt trên 90%; 21/21 xã đạt tiêu chí lao động có việc làm.

4. Tổ chức sản xuất: Đổi mới tổ chức sản xuất và thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị, trong năm 2018, thành lập mới 7 Hợp tác xã, nâng tổng số HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản toàn huyện lên 21 HTX; thành lập 12 Tổ hợp tác, xây dựng 01 làng nghề chế biến chè xanh chất lượng cao tại xã Bảo Hưng; các HTX nông nghiệp là đầu mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản; xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm một số sản phẩm chủ lực trên địa bàn huyện. Đến hết năm 2018, có 20/21 xã đạt tiêu chí về Tổ chức sản xuất.

3.1.1.4. Văn hóa - xã hội - môi trường

1. Giáo dục và Đào tạo: Chú trọng đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất

lượng đội ngũ giáo viên; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, mạng lưới trường lớp, trang thiết bị giảng dạy; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các

hoạt động dạy - học, kết quả: Huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi ra lớp; Nhà trẻ đạt 16,6%, mẫu giáo đạt 92,1%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%; tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và chất lượng các trường đã đạt chuẩn quốc gia. Công tác khuyến học, khuyến tài được triển khai đồng bộ, hoàn thành việc đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã đối với 10 xã, nâng tổng số 18/21 xã, được triển khai đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã.

- Năm 2018 tổ chức đào tạo nghề cho 2.217 lao động nông thôn; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45,5%. Việc đào tạo nghề đã chú trọng gắn với việc làm sau đào tạo, gắn với doanh nghiệp, HTX, gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, đã nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nghèo. Đến năm 2018 toàn huyện có 20/21 xã đạt tiêu chí về Giáo dục

2. Y tế: Năm 2018, công nhận 04 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, nâng tổng số

xã đạt chuẩn y tế lên 19 xã; công tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được duy trì thực hiện đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn; có 92% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Đến hết năm 2018, có 18/21 xã đạt tiêu chí về y tế;

3. Văn hóa: Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thônđược quan tâm, năm 2018, toàn huyện có 19.420/23.379 hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, đạt 83%; có 150/190 thôn, bản đạt “Thôn, bản văn hóa”, chiếm tỷ lệ 83,7%.

4.Môi trường và An toàn thực phẩm: Đây là nội dung khó, phải thực hiện thường xuyên, lâu dài. Vì vậy, ngay từ đầu năm Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện đã tập trung chỉ đạo các Ban, ngành đoàn thể, các đơn vị liên quan và các xã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vệ sinh môi trường nông thôn”, đồng thời hướng dẫn các xã tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã giao, phân công cán bộ phụ trách thôn, bản để hướng dẫn, vận động các hộ gia đình làm nhà tiêu, chuồng nuôi nhốt gia súc hợp vệ sinh, xây dựng

các mô hình nhà sạch vườn đẹp... Các cơ quan, đoàn thể của huyện được phân công phụ trách các tiêu chí của phong trào đã chủ động xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản hướng dẫn cơ sở phối hợp tổ chức thực hiện, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: khơi thông cống rãnh, duy trì tổ thu gom rác thải; tổ chức "Ngày thứ 7 tình nguyện", “Ngày chủ nhật xanh”, làm mới nhà vệ sinh, chuồng nuôi nhốt gia súc, đào hố chứa rác.

- Hiện nay trên địa bàn huyện có 36 công trình cấp nước tập trung; các công trình thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng góp phần nâng cao tỷ lệ hộ gia đình khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,8%, số xã có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt chuẩn nông thôn mới là 21/21 xã.

- Kết quả vận động vệ sinh môi trường: Hội liên hiệp phụ nữ huyện đã phối hợp với các xã triển khai thực hiện phong trào “5 không, 3 sạch” tới toàn thể hội viên; tổ chức nhiều đợt ra quân vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trồng hoa ven đường. Phòng Tài nguyên - Môi trường đã phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng bể chứa thu gom thuốc BVTV ở các xã”; Huyện đoàn triển khai phong trào “mỗi gia đình đào 1 hố rác”, đã huy động hàng trăm lượt thanh niên ở các xã hướng dẫn, giúp đỡ các gia đình ở nông thôn đào hố rác thải gia đình…. Nhìn chung, điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn đang từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

3.1.1.5. Hệ thống chính trị

1. Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật: Tiếp tục nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; chú trọng xây dựng Đảng bộ và các tổ chức Đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; từng bước đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã đạt chuẩn theo quy định; làm tốt công tác đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội. Đến hết năm 2018, toàn huyện có 21/21 xã đạt tiêu chí về Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.

- Quốc phòng: Xây dựng lực lượng dân quân “ vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân.

- An ninh: Chỉ đạo Đảng ủy các xã ban hành Nghị quyết, UBND xã xây dựng kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh trật tự; tổ chức xây dựng có hiệu quả các mô hình bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. Đảm bảo an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên; không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội; kiềm chế sự gia tăng các tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội. Đến hết năm 2018 có 21/21 xã đạt tiêu chí về quốc phòng và an ninh.

3.1.1.6. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Qua tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện và đối chiếu với Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (19 tiêu chí), kết quả hoàn thành các tiêu chí của các xã trên địa bàn huyện sau 3 năm thực hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả rà soát các tiêu chí NTM huyện Trấn Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)