Ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 81 - 84)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng

Số liệu bảng 3.18 phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến việc huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới; kết quả cho thấy:

- Vấn đề nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về nội dung, mục đích của chương trình xây dựng Nông thôn mới, được đánh giá là rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng tới chương trình với tỷ lệ 90,8%;

Trong thời gian qua, cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện Trấn Yên đã nhận thức được tầm quan trọng và mục đích, ý nghĩa của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Thể hiện qua việc nhân dân đóng góp công sức, tiền của để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Trấn Yên đã có sự chuyển biến rõ nét, nhất là việc huy động nội lực trong nhân dân thực hiện bằng việc làm thiết thực như mở rộng đường làng ngõ xóm, hiến đất, hiến cây, di dời mồ mả để có quỹ đất sản xuất phát triển kinh tế, cải tạo vườn tạp, xây dựng các công trình phục vụ dân sinh.

- Đánh giá việc chính quyền địa phương chủ động trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện huy động nguồn lực, có 86,6% số ý kiến đánh giá ở mức độ rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng. Thực tế cho thấy, vẫn còn tình trạng, một số chính quyền địa phương chưa chủ động và tích cực trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực

hiện các mục tiêu, nhiệm vụ thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới;

- Việc chỉ đạo thực hiện huy động nguồn lực của các đơn vị, có 82,4% số ý kiến cho kết quả đánh giá là rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới;

- Điều kiện kinh tế của người dân được đánh giá là rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, với tổng số ý kiến đồng ý về mức độ ảnh hưởng là 92%;

- Tâm lý trông chờ, ỷ lại của các địa phương vào sự đầu tư ngân sách của Nhà nước; đây được xem là một trong các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới; kết quả có 89,2% số ý kiến đồng ý với mức độ rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng. Tình trạng này xẩy ra ở một số bộ phận nhân dân khi chưa nhận thức được vai trò chủ thể của người dân trong công tác xây dựng nông thôn mới. Nguyên nhân của tình trạng này là do người dân không hoặc ít tham gia hội họp nên việc nắm bắt các chủ trương, chính sách chưa kịp thời.

Như vậy, qua phân tích 5 yếu tố bên trong có ảnh hưởng đến việc huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới thì thấy rằng yếu tố về điều kiện kinh tế của người dân được đánh giá là có mức ảnh hưởng lớn nhất trong việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, tiếp đến là các yếu tố về nhận thức của cán bộ chính quyền và người dân địa phương, các yếu tố thuộc về công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thự chiện việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới...

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng đến huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

Chỉ tiêu Nga Quán Hòa Cuông Việt Hồng Bình quân chung

1. Nhận thức của cán bộ và nhân dân về nội dung, mục đích của chương trình xây dựng Nông thôn mới

3,43 3,51 3,77 3,57

trong việc lập kế hoạch huy động nguồn lực

3. Việc chỉ đạo thực hiện huy động

nguồn lực của các đơn vị 3,07 3,11 2,98 3,05 4. Điều kiện kinh tế của người dân 3,78 3,65 3,57 3,67 5. Tâm lý trông chờ, ỷ lại của các địa

phương vào sự đầu tư của Nhà nước 2,41 2,19 2,32 2,31

Nguồn: Số liệu điều tra, 2018

Số liệu bảng 3.19 cho thấy ảnh hưởng của thu nhập bình quân đầu người của người dân đến kết quả huy động vốn của dân cho xây dựng nông thôn mới, kết quả cho thấy:

- Về thu nhập bình quân đầu người ở các xã nghiên cứu, thì Nga Quán là xã có thu nhập bình quân/người/năm cao nhất: 33,4 triệu đồng/người/năm, Xã Hòa Cuông 28,5 triệu/người/năm và Xã Việt Hồng có thu nhập bình quân 27,6 triệu đồng/người/năm.

- Kết quả huy động/người/năm ở 3 xã cho thấy, Nga Quán là xã có 7.203 nhân khẩu kết quả huy động bình quân/người/năm cho xây dựng nông thôn mới cao nhất với mức từ 3.637.373 đồng/người/năm; xã Hòa Cuông có 6.320 nhân khẩu kết quả huy động bình quân/người/năm cho xây dựng nông thôn mới là 3.101.265 đồng/người/năm; xã Việt Hồng có 7.352 nhân khẩu khẩu kết quả huy động bình quân/người/năm cho xây dựng nông thôn mới là 2.924.374 đồng/người/năm.

Bảng 3.19. Ảnh hưởng thu nhập của người dân đến kết quả huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới

Các xã Thu nhập bình quân năm 2018 (đồng/người/năm) Huy động bình quân (đồng/người/năm) 1. Nga Quán 33.400.000 3.637.373 2. Xã Hòa Cuông 28.500.000 3.101.265 3. Xã Việt Hồng 27.600.000 2.924.374

Nguồn: UBND các xã nghiên cứu

Như vậy, với các xã có thu nhập bình quân/người/năm ở mức cao thì mức huy động cho xây dựng nông thôn mới cũng cao hơn các xã khác có mức thu nhập bình quân/người/năm thấp. Và đây cũng là các xã có kết quả huy động vốn từ người dân vượt cao so với kế hoạch đề ra ban đầu như đã phân tích ở trên (bảng 3.19).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)