Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 38)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu về vấn đề huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới đã được nhiều tác giả quan tâm tuy nhiên ở mỗi giai đoạn, mỗi địa phương khác nhau có những cách huy động và đặt ra các thách thức khác nhau. Vì vậy vấn đề huy động nguồn lực trong XDNTM luôn cần được tiếp tục nghiên cứu. Vấn đề XDNTM cũng được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều địa phương khác nhau. Tuy nhiên, mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu cũng khác nhau. Một số công trình nghiên cứu có liên quan bao gồm:

- Tác giả Nguyễn Hùng Minh nghiên cứu “Giải pháp huy động nguồn lực để

xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang” [năm 2014, Luận

án thạc sỹ quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên]. Với mục tiêu của đề tài là xem xét, đánh giá thực trạng của việc huy động nguồn lực để XDNTM tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo hướng hiệu quả, bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đối tượng nghiên cứu là vấn đề huy động nguồn lực nhằm XDNTM tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Đề tài đã tập

trung nghiên cứu vấn đề huy động nguồn lực trong quá trình XDNTM tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình huy động nguồn lực để XDNTM và chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế, bất cập và những vấn đề đặt ra cần phải tháo gỡ. Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp để huy động nguồn lực phục vụ XDNTM trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Trong đề tài này, đóng góp của tác giả là nghiên cứu vấn đề huy động nguồn lực, chủ yếu là nguồn lực tài chính cho công tác XDNTM.

- Tác giả Nguyễn Bá Tùng nghiên cứu “Giải pháp huy động nguồn vốn xây

dựng nông thôn mới tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” [năm 2017, Luận án thạc sĩ

kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông lâm Thái Nguyên]. Mục tiêu của đề tài là từ thực trạng huy động nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2016 nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 - 2020.

Còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau, mục tiêu nghiên cứu của các đề tài cũng khác nhau từ đó các tác giả cũng đưa ra những giải pháp khác nhau nhằm huy động các nguồn vốn và nguồn lực nói chung để XDNTM theo kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên theo kết quả của các công trình đã công bố có rất ít các công trình nghiên cứu đi sâu vào việc tìm các giải pháp để huy động vốn, nguồn vốn trong XDNTM và chưa có một công trình nào nghiên cứu về “Giải pháp huy động vốn để xây dựng nông thôn mới tại huyện Bắc

Sơn, tỉnh Lạng Sơn” vì thế việc nghiên cứu vấn đề này tác giả mong muốn nghiên cứu

vấn đề huy động vốn trong XDNTM theo hướng tiếp cận mới và phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay của huyện.

1.4. Bài học kinh nghiệm cho huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái

Qua kinh nghiệm của một số địa phương đã nghiên cứu ở trên cho thấy bài học có thể áp dụng trong huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái bao gồm:

Một là: Phải có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Phải phân công rõ ràng trách nhiệm và cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trong hệ thống chính trị các cấp đến tận thôn, xóm.

Hai là: Nhà nước phải có sự hỗ trợ hợp lý từ ngân sách, đây thể hiện sự quan

tâm của Nhà nước, là nguồn lực để kích thích ý chí tự lực của người dân (hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ cải thiện nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của nông lâm nghiệp,…).

Ba là: Công tác tuyên truyền phải được đặt lên hàng đầu, với nội dung, hình

thức phù hợp với đối tượng tuyên truyền, phải làm thường xuyên, tuyên truyền có chiều rộng và bề sâu, đặc biệt quan tâm tuyên truyền, động viên các gương làm tốt, các việc làm hay.

Bốn là: Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành ở

các cấp đủ kiến thức, khả năng tuyên truyền, vận động nhân dân, khả năng lãnh đạo, chỉ đạo để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; Quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn để người dân lao động phải có kiến thức.

Năm là: Chú trọng nâng cao chất lượng nông sản theo hướng sản xuất hàng

hóa, tiến tới xuất khẩu hàng hóa đủ tiêu chuẩn tham gia vào các thị trường thế giới. Chọn những sản phẩm có lợi thế của thôn, xã để tập trung phát triển thành hàng hóa tiêu biểu, gắn với tên thôn, xã. Quan tâm phát triển mạnh mẽ các cơ sở công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản ở khu vực nông thôn, phát triển làng nghề thủ công truyền thống gắn với tìm đầu ra cho sản phẩm.

Sáu là: Nhà nước phải làm cho người dân thấy được họ là người chủ trong

xây dựng nông thôn mới, thấy được sức mạnh to lớn của nông dân, xóa đi sự mặc cảm, tự ti, thiếu ý chí; đặc biệt quan tâm làm tốt vận động người dân hiến đất, đóng góp công sức, tiền của cho xây dựng hạ tầng nông thôn.

Bảy là: Thực hiện tốt chủ trương công khai, dân chủ bàn bạc để triển khai các dự án xây dựng nông thôn mới, người dân tự quyết định lựa chọn dự án, hình thức đóng góp, giám sát công trình.

Tám là: Kích thích sự thi đua giữa các thôn, xóm bằng việc khen thưởng, hỗ

trợ nhiều hơn cho các thôn, xóm làm tốt; tuyên dương khen thưởng người có nhiều đóng góp.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Trấn Yên là một huyện vùng thấp nằm ở phía Nam tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp với huyện Văn Yên và huyện Yên Bình, phía Nam giáp với huyện Văn Chấn, phía Tây giáp huyện Văn Chấn và huyện Văn Yên, phía Đông giáp huyện Yên Bình, thành phố Yên Bái và tỉnh Phú Thọ.

2.1.1.2. Địa hình và khí hậu

* Địa hình: Trấn Yên là địa bàn chuyển tiếp về địa hình từ trung du lên miền

núi, phía Đông Bắc là đường sông núi của dãy Púng Luông, thung lũng sông Hồng chạy giữa cắt huyện thành hai phần không đều nhau, hơi lệch về phía núi Con Voi.

Độ cao trung bình toàn huyện là 100m, nơi thấp nhất có độ cao là 20m. Địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Các xã phía Nam phần lớn có địa hình đồi bát úp, đỉnh bằng, sườn thoải. Các xã nằm dưới chân núi Con Voi là Púng Luông có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh.

* Khí hậu: Trấn Yên là miền đất thung lũng sông Hồng, nằm giữa dãy núi Con Voi và dãy núi Pú Luông, địa hình chia cắt bởi sông Hồng và nhiều suối lớn. Do nằm sâu trong lục địa và bị chia cắt bởi núi cao, nên Trấn Yên nằm trong vùng tiểu khí hậu nội địa, nhiệt độ trung bình 22-23 độ C, nhiệt độ cao nhất là 38,90C, thấp nhất là 3,30C.

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất

* Tài nguyên đất của huyện Trấn Yên được chia theo các nhóm: Đất phù sa ven sông, Đất vùng trũng, Đất tầng mỏng, Đất cát, Đất xám, Đất feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét...

Đánh giá các loại đất đai của huyện Trấn Yên cho thấy đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tư và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất sử dụng đất; đưa hệ số sử dụng đất lên đến 2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2 lần), đồng thời bảo vệ và làm giàu thêm vốn tài nguyên; tạo đà phát triển cho công nghiệp và đô thị.

* Tình hình sử dụng đất đai của huyện Trấn Yên

Cùng với sự phát triển KT-XH của huyện, trong 3 năm qua (2016 - 2018) mục đích sử dụng đất đai của huyện cũng được thay đổi theo hướng tích cực, cụ thể được thể hiện chi tiết bảng 2.1 như sau:

Qua bảng nghiên cứu về tình hình sử dụng đất đai cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2016-2018 phục vụ vào sản xuất trồng các loại cây hàng năm và lâu năm có sự biến động:

- Năm 2016, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 10.951,76 ha chiếm gần 17,41% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm 7,03% chủ yếu trồng các cây nông nghiệp và công nghiệp ngắn ngày như: lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ …, diện tích đất cây lâu năm chiếm 10,38% chủ yếu là diện tích đất vườn tạp trồng các loại cây ăn quả như vải, nhãn, bưởi và cây chè…

- Năm 2017, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 10.930,41 ha so với năm 2015 giảm 21 ha tương ứng giảm 0,19% do dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất trong năm, một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang diện tích đất ở và đất chuyên dùng, một số ít chuyển sang đất trồng cây lâm nghiệp.

- Năm 2018, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp là 10.917ha giảm 0,12% so với năm 2016, giảm đều ở 2 loại đất cây hàng năm và cây lâu năm.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Trấn Yên qua 3 năm (2016 - 2018) Đơn vị tính: ha Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2017 /2016 2018 /2017 BQC Tổng diện tích 62914,29 100,00 62914,20 100,0 62914,20 100 100,00 100,00 100,00 1. Diện tích đất NN 57655,05 91,64 57611,85 91,57 57589,23 91,54 99,93 99,96 99,94 1.1. Đất sản xuất NN 10951,76 17,41 10930,41 17,37 10916,96 17,35 99,81 99,88 99,84 -Đất trồng cây hàng năm 4422,2 7,03 4415,47 7,02 4409,49 7,01 99,85 99,86 99,86 Trong đó: đất ruộng lúa 3082,87 4,90 3078,10 4,89 3073,55 4,89 99,85 99,85 99,85 - Đất trồng cây lâu năm 6529,56 10,38 6514,94 10,36 6507,47 10,34 99,78 99,89 99,83

1.2. Đất lâm nghiệp 46256,13 73,52 46235,95 73,49 46227,46 73,48 99,96 99,98 99,97 - Đất rừng sản xuất 37602,76 59,77 37582,58 59,74 37574,1 59,72 99,95 99,98 99,96 -Đất rừng phòng hộ 8653,37 13,75 8653,37 13,75 8653,37 13,75 100,00 100,00 100,00 1.3. Đất nuôi TS 446,81 0,71 444,85 0,71 444,16 0,71 99,56 99,84 99,70 1.4. Đất NN khác 0,35 0,0006 0,65 0,001 0,65 0,001 185,71 100,00 136,28 2. Đất phi NN 5255,02 8,35 5298,22 8,42 5320,84 8,46 100,82 100,43 100,62

Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2017 /2016 2018 /2017 BQC 3. Đất chưa sử dụng 4,21 1,00 4,21 1,00 4,21 1,00 100,0 100,0 100,0

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Toàn huyện hiện có 58 ha đất thủy lợi, mặt nước chuyên dùng và 1.165,3 ha đất sông suối, đây là những nguồn nước mặt để tạo điều kiện cho phát triển nuôi thủy sản nói chung và nuôi cá nói riêng.

- Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm của huyện ở độ sâu trung bình từ 10 đến 30m là nguồn nước sạch cung cấp cho nhu cầu nước sinh hoạt của dân trong toàn huyện, chủ yếu là khai thác từ các giếng khơi và giếng khoan.

c. Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của huyện Trấn Yên khá là phong phú, với tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 46.227,46ha chiếm 73,48% tổng diện tích đất tự nhiên. Số diện tích đồi rừng hiện nay chủ yếu là do các hộ gia đình, cá nhân quản lý.

2.1.2. Kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Về kinh tế

Trấn Yên có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện gồm đường sông, đường sắt, đường bộ. Đường sông có sông Hồng chảy qua với chiều dài 40 km; tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai chạy qua dài 30 km, quốc lộ 32C, quốc lộ 37, các tỉnh lộ 161, 166 đều qua địa bàn huyện với tổng chiều dài hơn 70km; đảm bảo giao thương thuận lợi với các địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Do hệ thống giao thông rất thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa và sản phẩm nông lâm nghiệp cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, định hình vùng sản xuất hàng hóa. Kinh tế huyện phát triển chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp và công nghiệp và dịch vụ. Tình hình kinh tế của huyện thể hiện qua bảng 2.2:

Qua bảng 2.2 ta thấy: Kinh tế của huyện có sự gia tăng về giá trị ở cả ba ngành, trong đó ngành Nông - lâm - thủy sản vẫn là ngành chủ đạo của huyện

nhưng đã có hướng dịch chuyển tích cực sang ngành công nghiệp xây dựng và thương mại - dịch vụ.

- Giá trị ngành Nông - lâm - thủy sản năm 2016 là 1.444,6 tỷ đồng chiếm 38,47% tổng giá trị sản xuất, đến năm 2018 đã tăng lên 1.606,7 tỷ đồng về cơ cấu trong tổng giá trị ngành kinh tế giảm, chỉ chiếm gần 35% tổng giá trị sản xuất, đã có sự dịch chuyển cơ cấu sang 2 ngành còn lại.

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất ngành kinh tế huyện Trấn Yên giai đoạn 2016 -2018 ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017 /2016 2018 /2017 BQC Giá trị các ngành kinh tế 3755,00 4149,30 4605,70 110,50 111,00 110,75 + Nông - lâm - thủy sản 1444,60 1521,90 1606,70 105,35 105,57 105,46 + Công nghiệp - xây dựng 1348,00 1542,50 1771,00 114,43 114,81 114,62 + TM-Dịch vụ 962,40 1084,90 1228,00 112,73 113,19 112,96

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trấn Yên, 2018)

- Giá trị ngành Công nghiệp- xây dựng năm 2016 là 1.348 tỷ đồng, chiếm 35,9% tổng giá trị sản xuất năm 2018 tăng lên 1.771 tỷ đồng cơ cấu tăng lên chiếm cao nhất là 38,45% tổng giá trị, đánh giá chung huyện phát triển hướng công nghiệp - xây dựng tương đối tốt.

- Giá trị ngành Thương mại- dịch vụ năm 2016 là 962 tỷ đồng chiếm 25,63% tổng giá trị, đây là tỷ lệ thấp nhất trong 3 ngành, năm 2018 tăng lên 1.228 tỷ đồng chiếm 26,66%. Tỷ lệ giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ chưa cao là do

huyện chưa phát triển tốt được hướng du lịch sinh thái, nên thương mại có phát triển nhưng chậm hơn so với ngành công nghiệp xây dựng.

Bảng 2.3: Cơ cấu ngành kinh tế huyện Trấn Yên giai đoạn 2016 -2018

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Giá trị các ngành kinh tế 100,00 100,00 100,00 + Nông - lâm - thủy sản 38,47 36,68 34,89 + Công nghiệp - xây dựng 35,90 37,18 38,45 + TM-Dịch vụ 25,63 26,15 26,66

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trấn Yên, 2018)

Cơ cấu kinh tế của huyện trong 3 năm 2016 - 2018 có sự chuyển dịch từ nông - lâm - thủy sản sang công nghiệp - xây dựng. Nếu như 2016 cơ cấu của ngành nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất (38,47%) trong 3 nhóm ngành, thì sang năm 2018 đã chuyển dịch sang nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất (38,45%). Nhóm ngành TM- Dịch vụ tăng đều qua 3 năm (1,03%).

2.1.2.2. Về xã hội

* Dân số và lao động

Tính đến hết năm 2018 toàn huyện có tổng số là 84.355 khẩu với 24.047 hộ phân bố ở 1 thị trấn và 21 xã. Tình hình biến động dân số của huyện qua 3 năm thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.4: Dân số và lao động của huyện Trấn Yên giai đoạn 2016 - 2018 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2017 /2016 2018 /2017 BQC 1. Tổng nhân khẩu người 83488 100,00 83972 100,00 84355 100,00 100,58 100,46 100,52 Nam người 41481 49,68 41732 49,70 41934 49,71 100,61 100,48 100,54

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)