Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 52 - 55)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1. Số liệu thứ cấp

Tổng hợp lý luận về nguồn lực cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển nông thôn và xây dựng NTM; tổng hợp các văn bản, tài liệu, số liệu thống kê liên quan đến các chương trình xây dựng NTM, trong đó tập trung vào nội dung liên quan đến nguồn lực cộng đồng cho thực hiện chương trình; tập hợp, phân loại rõ từng loại nguồn lực cộng đồng, bản chất từng loại, thực tế huy động, các cơ chế chính sách huy động, khó khăn, trở ngại trong việc huy động từng loại nguồn lực cộng đồng; tổng hợp các tài liệu từ các chương trình phát triển nông thôn trong nước và quốc tế để rút ra một số bài học kinh nghiệm về huy động nguồn lực cộng đồng có thể áp dụng phù hợp cho xây dựng NTM ở Việt Nam.

2.3.2.2. Số liệu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập cuối năm 2018 đầu năm 2019 qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ có liên quan đến công tác huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện Trấn Yên. Việc thu thập các thông tin mới được thực hiện thông qua công cụ PRA (đánh giá có sự tham gia) được phối hợp sử dụng khi tiến hành điều tra.

- Lựa chọn điểm điều tra: Chọn các xã nghiên cứu đại diện đầy đủ các đặc điểm về xây dựng nông thôn mới tại huyện Trấn Yên. Đại diện cho các xã đã về

đích nông thôn mới, chọn xã Nga Quán là điểm nghiên cứu; Đại diện cho các xã đạt từ 12 đến 15 tiêu chí chọn xã Hòa Cuông; Đại diện cho xã dưới 10 tiêu chí chọn xã Việt Hồng.

- Xác định mẫu điều tra (số lượng hộ điều tra): Tổng thể nghiên cứu là toàn bộ số hộ trên địa bàn huyện. Theo số liệu thống kê năm 2018 có 24.169 hộ .Để xác định cỡ mẫu, tác giả sử dụng công thức Slovin để xác định số hộ:

2 N n 1 N * e  

Trong đó: n: Số lượng mẫu cần xác định N: Số đơn vị tổng thể

e: Sai số cho phép (0,09), ta tính toán được cỡ mẫu 118, để tăng độ chính xác trong điều tra, chọn cỡ mẫu là 135.

Bảng 2.5. Cơ cấu mẫu điều tra

TT Cán bộ Hộ dân Tổng

1 Nga Quán 10 45 55

2 Hòa Cuông 10 45 55

3 Việt Hồng 10 345 55

Tổng 30 135 165

(Nguồn: Tính toán từ các số liệu của tác giả, 2018)

Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, các số liệu mới được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau. Các hình thức thu thập sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:

+ Phỏng vấn đại diện 5 đoàn thể chính trị - xã hội ở từng xã (Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên), trưởng ban quản lý xây dựng nông thôn mới, trưởng ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, tổng cộng có 21 cán bộ 3 xã được phỏng vấn.

+ Phỏng vấn mỗi xã 3 trưởng thôn, tổng cộng có 9 cán bộ lãnh đạo cấp thôn được phỏng vấn. Tổng số cán bộ xã và cán bộ bản điều tra phỏng vấn ở 3 xã là 30

+ Tại mỗi xã lựa chọn 3 thôn để tiến hành điều tra, mỗi thôn chọn mẫu 15 hộ để điều tra phỏng vấn. Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách các hộ gia đình trong thôn. Tổng số hộ điều tra phỏng vấn ở mỗi xã là 45 hộ. Tổng số hộ dân điều tra phỏng vấn ở 3 xã nghiên cứu là 135 hộ.

Luận văn sử dụng câu hỏi theo thang Likert, thang đo này được sử dụng phổ biến và phù hợp để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố của cơ chế chính sách và về phía cộng đồng đến huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới dưới sự cảm nhận của người thụ hưởng. Giá trị của thang đo Likert được dao động từ 1 đến 4, cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Giá trị của thang đo Likert 4 mức độ Giá trị của thang đo Ý nghĩa của thang đo

1 Không ảnh hưởng

2 Ít ảnh hưởng

3 Ảnh hưởng

4 Rất ảnh hưởng

Nguồn: Tác giả xây dựng, năm 2016

Trong nghiên cứu này, để đo lường được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cơ chế, chính sách và về phía cộng đồng đến huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, tác giả đã tiến hành khảo sát và thu thập các số liệu sơ cấp về sự đánh giá của người dân đối với từng chỉ tiêu. Sau đó, tác giả tính bình quân giá trị mức đánh giá của 135 mẫu được phỏng vấn cho từng chỉ tiêu nhằm xác định được mức đánh giá của các hộ về chỉ tiêu này và so sánh với các chỉ tiêu khác. Khi đối chiếu giá trị trung bình của mức đánh giá với các mức giá trị trong bảng dưới đây, ta có thể biết được người dân đánh giá chỉ tiêu đó ở mức độ nào trong số 4 mức độ sau:

Bảng 2.7: Các mức đánh giá theo thang đo Likert 5 mức độ Mức đánh giá trung bình Ý nghĩa của mức độ đánh giá

3,28 - 4,00 Tốt

2,52 - 3,27 Khá

1,76 - 2,51 Trung bình

1,00 - 1,75 Yếu

Nguồn: Tác giả xây dựng, năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)