Các giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 84 - 93)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.2. Các giải pháp thực hiện

3.4.2.1. Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra. Công tác chỉ đạo triển khai xây dựng nông thôn mới phải thực hiện đồng bộ, toàn diện đối với tất cả các xã trên địa bàn huyện; đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân; phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo cộng đồng và người dân; huy động sự tham gia vào cuộc của các tổ chức, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác trong xây dựng nông thôn mới để thực hiện hoàn thành các nội dung, mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Các phòng, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các xã, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong năm 2019 là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên đối với mỗi cơ quan đơn vị.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cấp huyện, cấp xã, cấp thôn trong công tác tuyên truyền sâu rộng về quan điểm, chủ trương, mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò nòng cốt trong vận động, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, hội viên, đoàn viên tích cực tham gia thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới; phát huy tối đa vai trò của các tổ chức, các đoàn thể quần chúng, sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền vận động nhân dân chủ động thực hiện các tiêu chí do nhân dân thực hiện không có sự hỗ trợ của nhà nước như: các nhóm tiêu chí về Kinh tế tổ chức sản suất; văn hóa, xã hội môi trường ; tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động thực hiện các tiêu chí do nhân dân thực hiện không có sự hỗ trợ của nhà nước như: Tham gia đóng góp công lao động, kinh phí để xây dựng, chỉnh trang, mua sắm trang thiết bị của các nhà văn hóa thôn, hỗ trợ xóa nhà dột nát để hoàn thành tiêu chí về nhà ở dân cư; tuyên truyền cho nhân dân trong cộng đồng cùng tham gia thực hiện để hoàn thành tiêu chí về Môi trường an toàn thực phẩm... Xây dựng các phóng sự tuyên truyền phản ánh kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của các địa phương,những cách làm sáng tạo, những kinh nghiệm của các địa phương phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân, huy động tốt các nguồn lực, các nguồn vốn ngoài ngân sách để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “ Yên Bái chung sức xây dựng

nông thôn mới” giai đoạn 2016- 2020 và cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây

dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ”; phát huy vai trò chủ thể của người dân

trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới chính là để phục vụ chính mình. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; vận động nhân dân trong cộng đồng tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

3.4.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng

Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đối với các khu sản xuất nông nghiệp tập trung; xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, kiên

cố hóa kênh mương nội đồng; xây dựng, nâng cấp các công trình: cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, cơ sở vật chất trường lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn, bản…

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, tăng mức độ hưởng thụ trực tiếp cho người dân ở nông thôn. Vận động nhân dân tham gia tiếp tục kiên cố hóa các tuyến đường còn lại, phấn đấu 100% các tuyến đường liên thôn, nội thôn, nội đồng được cứng hóa; lắp điện chiếu sáng ở các tuyến đường giao thông trong khu dân cư nông thôn; bổ sung trang thiết bị nhà văn hóa, khu thể thao các thôn phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của nhân dân.

3.4.2.4. Đẩy mạnh phát triển sản xuất và đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn;

- Thành lập Hợp tác xã là đầu mối liên kết với các doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất đối với các lĩnh vực sản xuất sản phẩm chủ lực có thế mạnh của huyện như Măng Bát Độ, Kén tằm, quế, gỗ rừng trồng; thực hiện tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện;

3.4.2.5. Nâng cao chất lượng các tiêu chí trong lĩnh vực văn hoá - xã hội, môi trường; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh

Đảm bảo công tác quốc phòng-an ninh. Xây dựng cảnh quan môi trường khu vực nông thôn xanh, sạch đẹp; vận động nhân dân tiếp tục đầu tư chỉnh trang nhà vườn, xử lý các chất thải sinh hoạt. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

3.4.2.6. Tiếp tục quan tâm hỗ trợ đối với các xã địa bàn khó khăn như xã Hồng Ca, Kiên Thành

Tập trung nguồn lực hỗ trợ cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng; thay đổi tập tục lạc hậu, nhận thức cho khu vực đồng bào người dân tộc HMông ở 4 thôn: Khe Ron, Khe Tiến, Hồng Lâu, Khuân Bổ xã Hồng Ca, Bản Đồng Ruộng xã Kiên Thành.

3.4.2.7. Chỉ đạo việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

Đối với 15 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo hướng xây dựng xã nông thôn mới nâng cao; xây dựng xã Việt Thành là xã nông thôn mới kiểu mẫu;

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Chương trình MTQG về xây dựng NTM là chương trình trọng tâm, có vai trò đặc biệt quan trọng được Đảng, Nhà nước quan tâm. Việc xây dựng thành công chương trình nông thôn mới sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn. Thời gian qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Trấn Yên đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng nông thôn mới của tỉnh với việc huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng, phấn đấu sớm đưa huyện đạt mục tiêu về đích huyện nông thôn mới Trong đó có việc huy động tối đa các nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Thứ nhất, nghiên cứu đánh giá thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực

cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái thời gian qua, bao gồm các nội dung: huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, nguồn lực từ sức dân, từ các tổ chức đoàn thể trong xã hội, nguồn lực từ các chương trình phối hợp lồng ghép; và việc sử dụng nguồn lực; đánh giá kết quả huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu đưa ra một số kết luận như sau:

* Nguồn lực tài chính

Kế hoạch tài chính cho việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong 3 năm (2016 - 2018) của huyện Trấn Yên là 494.506 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước chiếm 52,33%, vốn tín dụng chiếm 6,3%; vốn huy động từ doanh nghiệp chiếm 17,76%; vốn huy động của người dân chiếm 23,0%.

Kết quả thực hiện huy động vốn ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở các xã thực hiện đề tài: xã Nga Quán là 20.030 triệu đồng, đạt 70,0% so với kế hoạch đề ra; xã Hòa Cuông là 18.563 triệu đồng đạt 70,0 % kế hoạch đề ra; xã Việt Hồng 13.429 triệu đồng đạt 92,6 % kế hoạch đề ra.

Tổng vốn ngân sách thực hiện 55 mô hình phát triển sản xuất thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Nga Quán, Hòa Cuông, Việt Hồng là 7.556

triệu đồng.

Đánh giá kết quả huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước cho xây dựng nông thôn mới cho thấy: nguồn vốn còn thấp so với nhu cầu thực tế, quá trình phân bổ vốn còn chậm, định mức hỗ trợ của vốn ngân sách còn thấp so với nhu cầu thực tế.

* Nguồn lực đất đai

Diện tích đất đã huy động cho xây dựng nông thôn mới tại 3 xã nghiên cứu đạt 100% so với kế hoạch đề ra; số hộ tham gia hiến đất cho xây dựng nông thôn mới đạt 100% so với kế hoạch đề ra.

* Nguồn nhân lực

Kết quả huy động nguồn lực từ Hội Nông dân là 120.440 ngày công lao động đóng góp. Kết quả huy động nguồn lực từ Đoàn Thanh niên là 1.420 ngày công lao động đóng góp.

Thứ hai, Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả huy động

và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, gồm có: ảnh hưởng của cơ chế, chính sách và năng lực ban quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới, ảnh hưởng của các yếu tố về phía cộng đồng.

Thứ ba, Nghiên cứu đã đề xuất được 7 nhóm giải pháp, đó là: Tập trung sự

lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động về xây dựng nông thôn mới; Xây dựng cơ sở hạ tầng; Đẩy mạnh phát triển sản xuất và đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất; Nâng cao chất lượng các tiêu chí trong lĩnh vực văn hoá - xã hội, môi trường; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; Tiếp tục quan tâm hỗ trợ đối với các xã địa bàn khó khăn như xã Hồng Ca, Kiên Thành; Chỉ đạo việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái

Cần có giải pháp tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương, từ cấp tỉnh cho đến cấp thôn, bản. Năng lực này không chỉ là kiến thức về

xây dựng nông thôn mới mà còn gồm kỹ năng tuyên truyền, vận động, cách tổ chức các cuộc họp…

- Cụ thể hoá quy trình lấy ý kiến tham gia của dân đối với các nội dung có sự tham gia của dân đã được nêu trong Thông tư liên tịch 26. Đặc biệt, về việc lấy ý kiến dân đối với bản quy hoạch và đề án NTM, cần yêu cầu các xã cụ thể hoá thành từng nội dung chi tiết, giúp dân hiểu rõ vấn đề, từ đó tổ chức thành nhiều cuộc họp theo các chủ đề riêng để dân tham gia ý kiến. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn cũng cần được nêu rõ trong nội dung này.

- Cụ thể hoá cơ chế huy động các khoản đóng góp tự nguyện của dân cho xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó nêu rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan và vai trò của Ban giám sát cộng đồng.

- Cần xem xét cơ chế huy động nguồn lực cộng đồng từ việc hiến đất cho các công trình công cộng (giao thông, kênh mương, nhà văn hoá). Do không được đền bù nên nhiều hộ sẽ gặp khó khăn khi phải hiến đất. Vì thế, cần quy định các trường hợp đặc biệt có đền bù để tạo điều kiện cho xã để huy động sự tham gia của dân hơn.

- Với các công trình cấp thôn, bản có sự hỗ trợ một phần của nhà nước, cần giao toàn bộ cho thôn, bản thực hiện trên cơ sở giữa thôn, bản và chủ đầu tư có sự cam kết về chất lượng, tiến độ thực hiện.

2.2. Đối với huyện Trấn Yên: Cấp ủy Đảng các cấp tăng cường công tác

lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, nhằm phấn đấu đạt mục tiêu Đại hội Đảng các cấp đề ra. Đề nghị các Ban xây dựng Đảng tham gia và chỉ đạo theo hệ thống đến cơ sở, tập trung cao thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đạt kết quả thiết thực, với nội dung cơ bản như sau:

- Xây dựng và ban hành kế hoạch, nội dung tuyên truyền phù hợp với yêu cầu thực tiễn theo từng giai đoạn, có chỉ tiêu cụ thể cho từng tổ chức, đơn vị; chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí thường xuyên tuyên truyền, tăng cường các chuyên trang, chuyên mục, ưu tiên các “trang vàng”, “giờ vàng” cho các chuyên mục tuyên truyền xây dựng nông thôn mới.

- Đẩy mạnh công tác dân vận, phong trào “Dân vận khéo” tập trung hướng vào xây dựng nông thôn mới, với trọng tâm: Khéo tham mưu, tổ chức thực hiện; khéo tuyên truyền, vận động phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng văn hóa - xã hội - môi trường và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

- Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng hướng vào thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; tham mưu cấp ủy kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy chỉ đạo, quản lý, phân công cán bộ, gắn trách nhiệm với kết quả thực hiện Chương trình theo từng địa bàn, địa phương; quan tâm công tác đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu trong từng giai đoạn thực hiện Chương trình.

- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên: Phát động mạnh mẽ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn với xây dựng nông thôn mới”; phát huy tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội; vận động các tổ chức, cá nhân chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Ban chấp hành Trung ương khóa X (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

2. Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới - UBND huyện Trấn Yên từ năm 2016 đến 2018, Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình

MTQG về xây dựng nông thôn mới từ năm 2016 đến 2018, Trấn Yên.

3. Ban quản lý chương trình Xây dựng nông thôn mới các xã từ năm 2016 đến 2018, Đề án xây dựng nông thôn mới các xã, Trấn Yên.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, văn bản Hướng dẫn phân bổ nguồn

vốn Chương trình MTQG nông thôn mới năm hàng năm.

5. Bộ Tài chính (2004), Thông tư Số: 86/2004/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý nguồn vốn huy động để đầu tư cơ sở hạ tầng của ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

6. Bộ Tài chính (2006), Thông tư Số: 86/2006/TT-BTC về việc Hướng dẫn quản lý vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.

7. Bộ Tài chính (2008), Thông tư Số: 117/2008/ TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

8. Cục kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (2011), huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

9. Niên giám thống kê huyện Trấn Yên (2016 - 2018), Cục Thống kê Yên Bái.

10. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)