Tình hình huy động nguồn lực cộng đồng xây dựng NTM ở3 xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 67 - 75)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.2. Tình hình huy động nguồn lực cộng đồng xây dựng NTM ở3 xã nghiên cứu

3.2.2.1. Khái quát chung 3 xã nghiên cứu

Trong 03 xã được lựa chọn nghiên cứu trong luận văn này có nhiều đặc điểm khác nhau về kinh tế - xã hội, song cũng có một số nét tương đồng về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện xây dựng NTM.

Bảng 3.4. Điều kiện kinh tế, thực trạng nông thôn mới của 3 xã năm 2018

TT Tên xã Thu nhập BQ tr.đ/ người/ năm Thực trạng kinh tế hộ Thực trạng NTM T ng s h (h ) Trong đó Tỷ lệ h nghèo ( %) H gi u( hộ ) H khá ( hộ ) H TB(h ) H nghèo (h ) Số tiêu chí đã đạt được Tên tiêu chí chưa đạt 1 Nga Quán 33,4 631 126 190 275 40 6,34 19 2 Hòa Cuông 28,5 790 118 197 348 127 16,08 15

Nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, môi trường và an toàn thực phẩm

3 Việt

Hồng 27,6 717 72 143 416 86 11,99 9

Giao thông, trường học, cơ sở vật chất - văn hóa, Thông

tin và truyền thông, Nhà ở dân cư, thu nhập, Hộ nghèo, tổ chức sản xuất, văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm.

Nguồn: Báo cáo UBND 3 xã nghiên cứu

Trong 3 xã nghiên cứu, xã Nga Quán đã về đích NTM năm 2016, thu nhập bình quân đầu người đạt 33,4 triệu/ năm; năm 2018 xã Hòa Cuông đã đạt 15/19 tiêu chí, còn 4 tiêu chí (nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, môi trường và an toàn thực phẩm) chưa đạt, kế hoạch tháng 6 đầu năm 2019 sẽ về đích nông thôn mới; xã Việt Hồng là xã có số tiêu chí dưới 10, năm 2018 xã Việt Hồng đạt được 9 /19 tiêu chí. Cuối năm 2019 huyện Trấn Yên sẽ về đích NTM nên năm 2019 xã Việt Hồng được dồn lực đầu tư và kế hoạch sẽ về đích NTM vào cuối năm 2019, đón nhận bằng vào đầu năm 2020.

3.2.2.2. Kết quả huy động vốn của 3 xã nghiên cứu * Vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng

Huy động vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng của 3 xã nghiên cứu trong 3 năm 2016 - 2018 được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Tỷ lệ vốn ngân sách huy động cho xây dựng cơ sở hạ tầng tại 3 xã chương trình xây dựng nông thôn mới (2016-2018) TT Các xã Tổng kinh phí thực hiện (Tr.đồng) Vốn ngân sách (Tr.đồng) Tỷ lệ (%) so sánh 1 Nga Quán 28.614 20.030 70,0 2 Hòa Cuông 26.518 18.563 70,0 3 Việt Hồng 14.496 13.429 92,6 69.628 52.022 74,71

Nguồn: Báo cáo UBND của 3 xã nghiên cứu

so với tổng kinh phí thực hiện chiếm tỷ trọng cao nhất (92,6%), tuy nhiên tổng kinh phí so với 3 xã lại thấp nhất 14.496 triệu đồng. Xã Nga Quán và Hòa Cuông tỷ lệ vốn ngân sách đều chiếm tỷ trọng 70% so với tổng kinh phí thực hiện, xã Nga Quán có tổng kinh phí thực hiện cao nhất trong 3 xã nghiên cứu 28.614 triệu đồng.

3.2.2.2. Vốn cho các mô hình phát triển

Theo đề án Tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, Ban quản lý các xã đã xác định được phát triển sản xuất là nội dung quan trọng quyết định sự thành công của Chương trình. Các xã đã tiến hành lựa chọn các mô hình phát triển sản xuất tiềm năng, có lợi thế so sánh ở địa phương để áp dụng vào thực tiễn, tạo sức đột phá trong khâu sản xuất, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Bảng 3.6. Kết quả huy động vốn ngân sách thực hiện các mô hình phát triển sản xuất thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2018

TT Tên xã SL mô hình Tổng vốn (Tr.đồng) NS nhà nước Dân góp Số lượng (Tr.đồng) Tỷ lệ (%) Số lượng (Tr.đồng) Tỷ lệ (%) 1 Nga Quán 15 2.250 225 10,0 2.025 90,0 2 Hòa Cuông 30 4.256 928 21,8 3.328 78,2 3 Việt Hồng 10 1.050 266 25,33 784 74,67 Tổng 55 7.556 1.419 18,78 6.137 81,22

Nguồn: Báo cáo UBND của 3 xã nghiên cứu

Như vậy, tại 3 xã trên thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới có tổng số 55 mô hình phát triển sản xuất với số vốn là 7.556 triệu đồng; trong đó vốn ngân sách Nhà nước là 1.419 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 18,78%; vốn dân góp là 6.137 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 81,22%.

- Xã Nga Quán có 15 mô hình, xã Hòa Cuông 30 mô hình, xã Việt Hồng 10 mô hình. Mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đã tạo điều kiện cho các xã xây dựng mô hình đạt hiệu quả kinh tế. Các mô hình chăn nuôi hàng hóa, trồng dâu tằm, trồng cây có

múi, trồng măng tre bát độ, trồng quế,… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, phát triển bền vững kinh tế của địa phương.

3.2.2.3. Đánh giá việc huy động các nguồn vốn

Ngoài ra khi triển khai thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở các xã mới phát sinh nhiều vấn đề cần nguồn vốn để thực hiện, mới thấy nhu cầu vốn thực tế cần sử dụng nhiều hơn rất nhiều so với kế hoạch tài chính đề ra ban đầu, dẫn tới khó khăn trong quá trình triển khai. Thực tế điều tra cho thấy, việc phân bổ nguồn vốn ngân sách cho xây dựng nông thôn mới ở một số xã vẫn còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời với tiến độ thực hiện ở các xã, đặc biệt là vốn cho đầu tư xây dựng các hạng mục công trình như cứng hoá đường giao thông nông thôn, nên thời gian thực hiện các hạng mục công trình xây dựng trên vẫn kéo dài, tiến độ thực hiện đã không đạt được so với kế hoạch đề ra ban đầu. Điều này được thể hiện rõ nét qua số liệu điều tra được trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Đánh giá kết quả huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước cho xây dựng nông thôn mới

Chỉ tiêu (n=135) Số ý kiến

đồng ý Tỷ lệ (%)

1. Nguồn vốn còn thấp so với nhu cầu thực tế 135 100 2. Nguồn vốn phân bổ chậm 135 100 3. Định mức hỗ trợ còn thấp so với nhu cầu thực tế 135 100

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Qua tổng hợp và phân tích 135 phiếu được hỏi thì 100% số người được hỏi đều cho rằng nguồn vốn còn thấp so với nhu cầu thực tiễn, 100% đánh giá vốn phân bổ chậm, thường vào quý 3 - quý 4 vốn mới về, kế hoạch để thực hiện sản xuất bị chậm, 100% ý kiến được hỏi đều đánh giá định mức hỗ trợ còn thấp so với nhu cầu thực tế.

Vốn đối ứng của người dân cho xây dựng cơ sở hạ tầng được tổng hợp tại bảng 3.8. Ba xã nghiên cứu có tổng vốn đối ứng của dân là 30.551 triệu đồng.

Bảng 3.8. Kết quả huy động vốn đối ứng của nhân dân cho xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới tai 3 xã

TT Hạng mục công trình Tổng kinh phí Tr.đồng) Vốn huy động của người dân (Tr.đồng) Tỷ lệ đối ứng của dân (%) I Nga Quán

1 Bê tông hóa đường giao thông 6.050 2420 40 2 Xây dựng trạm y tế 1.400

3 Cải tạo, nâng cấp xây dựng trường học 3.400 4 Xây dựng trụ sở UBND xã 2.000 5 Xây dựng nhà văn hóa xã 2.400 6 Xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống điện 1.600 7 Cải tạo, xây mới 3 công trình hợp vệ sinh

8 Xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà văn hóa 770 770 100 9 Xây dựng sân thể thao bản

10 Xây dựng chợ

11 Xây dựng bãi chứa rác

12 Xây dựng công trình nước sạch 13 Cải tạo, di chuyển, xây dựng nghĩa trang

II Xã Hòa Cuông

1 Bê tông hóa đường giao thông 34.184 13.673 40 2 Xây dựng trạm y tế

3 Cải tạo, nâng cấp xây dựng trường học 7.340 0

4 Xây dựng trụ sở UBND xã

5 Xây dựng nhà văn hóa xã 1900 6 Xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống điện 4.300 7 Cải tạo, xây mới 3 công trình hợp vệ sinh

8 Xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà văn hóa 600 600 9 Xây dựng sân thể thao bản

10 Xây dựng chợ

11 Xây dựng bãi chứa rác

12 Xây dựng công trình nước sạch 13 Cải tạo, di chuyển, xây dựng nghĩa trang

III Xã Việt Hồng

1 Bê tông hóa đường giao thông 24.080 8.848 36,7 2 Xây dựng trạm y tế 3.655

3 Cải tạo, nâng cấp xây dựng trường học 2.476 4 Xây dựng trụ sở UBND xã 2.065 5 Xây dựng nhà văn hóa xã 1.500

6 Xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống điện 8.285 1.700 21 7 Cải tạo, xây mới 3 công trình hợp vệ sinh 20.000 2.500 12,5 8 Xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà văn hóa 800

9 Xây dựng sân thể thao bản 936

10 Xây dựng chợ 0

11 Xây dựng bãi chứa rác 0 12 Xây dựng công trình nước sạch 0 13 Cải tạo, di chuyển, xây dựng nghĩa trang 0

Tổng 129.741 30.511 23,52

Nguồn: Tổng hợp báo cáo UBND 3 xã nghiên cứu

Như vậy, với tổng kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nông thôn mới thì số vốn huy động của người dân tại 3 xã chiếm 23,52% so với tổng kinh phí xây dựng các hạng mục công trình. Đây là kết quả được Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Trấn Yên đánh giá là cao so với các xã khác trên địa bàn huyện trong tỉnh.

Kết quả khảo sát về một số chỉ tiêu được tổng hợp tại bảng số liệu 3.9.

Bảng 3.9. Đánh giá kết quả huy động nguồn lực từ sức dân cho xây dựng NTM

Chỉ tiêu Cán bộ CTXD NTM (n = 30) Nông dân (n = 135) Tổng (n = 165) Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ (%) Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ (%) Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ (%) 1. Tỷ lệ vốn huy động

của người dân cao 25 83,33 123 91,11 148 89,69 2. Khó khăn trong việc

thu vốn đối ứng 26 86,67 115 85,18 141 85,45 3. Công tác thu vốn

đối ứng còn chậm 24 80,00 105 77,77 129 78,18 4. Tích cực đóng góp

5. Chủ động hiến đất 27 90 85 62,96 112 67,87

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả,

Qua bảng 3.9 có thể có các đánh giá như sau:

- Đánh giá tỷ lệ vốn huy động của người dân, kết quả cho thấy có 148 ý kiến đồng ý với quan điểm là tỷ lệ vốn đối ứng của người dân cao, chiếm tỷ lệ 89,69%. Thực tế, trong hoạt động huy động vốn của người dân trong xây dựng cơ sỏ hạ tầng thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ vốn huy động của người dân chiếm 30% tổng kinh phí phục vụ các hạng mục công trình.

- Đánh giá về khó khăn trong việc thu hồi vốn đối ứng, có 141 ý kiến đồng ý với quan điểm này, chiếm tỷ lệ 85,45%;

- Công tác thu hồi vốn đối ứng được đánh giá là chậm so với kế hoạch và tiến độ đề ra, có 129 ý kiến đồng ý với quan điểm này, chiếm tỷ lệ 78,18%;

- Về việc đóng góp bằng ngày công lao động, có 154 ý kiến đánh giá đây là hoạt động được người dân ủng hộ tích cực, chiếm tỷ lệ 93,33%;

- Chủ động trong việc hiến đất để làm đường giao thông nông thôn, có 112 ý kiến đồng ý với quan điểm này, tỷ lệ đồng ý với quan điểm này là 67,87%.

3.2.2.4. Kết quả huy động vốn từ các chương trình phối hợp và lồng ghép

Số liệu bảng 3.10 cho thấy kết quả huy động vốn từ các chương trình phối hợp và lồng ghép cho xây dựng nông thôn mới, kết quả đã huy động được 194.419 triệu đồng; trong đó:

- Nguồn vốn tín dụng cho các hộ vay là 1.500 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,77%. - Vốn doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu là 7.570 triệu đồng, chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,38%;

- Vốn khác là 21.119 triệu đồng (chủ yếu là vốn từ ngân sách), chiếm tỷ lệ cao nhất 98,85%;

Bảng 3.10. Kết quả huy động vốn từ các chương trình phối hợp và lồng ghép cho xây dựng nông thôn mới năm 2018

TT Diễn giải Kinh phí (tr. đồng) Tỷ lệ (%)

2 Vốn doanh nghiệp 7.570 0,38

3 Vốn khác 21.119 98,85

Tổng kinh phí 194.419 100

Nguồn: UBND huyện Trấn Yên

Nghiên cứu tiến hành khảo sát 30 đối tượng là cán bộ tham gia thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại 3 xã để lấy ý kiến đánh giá về việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Trấn Yên thời gian qua dựa trên một số tiêu chí, kết quả cho thấy (xem bảng 3.11):

- Đánh giá việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới đã được thực hiện một cách chủ động, có 29 người đồng ý với ý kiến này, chiếm tỷ lệ 96,66%;

- Đánh giá kết quả huy động nguồn lực đáp ứng kế hoạch đề ra, có 8 cán bộ đồng ý với ý kiến này, chiếm tỷ lệ 26,66%, như vậy kết quả huy động chưa đạt được kết quả theo mong muốn;

- Đánh giá của cán bộ thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới về kế hoạch huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới của các đơn vị cho thấy có 10 ý kiến đồng ý việc xây dựng kế hoạch huy động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn cho xây dựng nông thôn mới, chiếm tỷ lệ thấp 33,33%;

- Đánh giá phương pháp huy động: có 25 cán bộ đồng ý với ý kiến đánh giá là có phương pháp huy động hợp lý, thu hút được sự tham gia của các tổ chức và đoàn thể, chiếm tỷ lệ 83,33%;

- Việc huy động được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của người dân và công khai dân chủ đến người dân các tổ chức đoàn thể trong xã hội: có 30 ý kiến đồng ý với quan điểm này, chiếm tỷ lệ 100%;

- Việc huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác còn nhiều hạn chế: có 30 ý kiến đồng ý với quan điểm này, chiếm tỷ lệ 100%.

Bảng 3.11. Đánh giá việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Trấn Yên thời gian qua (n=30)

Chỉ tiêu Số ý kiến

đồng ý

Tỷ lệ (%)

2. Kết quả huy động nguồn lực đáp ứng kế hoạch đề ra 8 26,66 3. Xây dựng kế hoạch huy động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn 10 33,33 4. Có phương pháp huy động hợp lý thu hút sự tham gia

của các tổ chức và cá nhân 25 83,33 5. Huy động trên tinh thần tự nguyện 30 100,00 6. Dân chủ và công khai trong huy động nguồn lực 30 100,00 7. Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp và các thành

phần KT 30 100

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Như vậy, qua phân tích trên cho thấy, việc chủ động huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Trấn Yên thời gian qua được đánh giá là khá tốt, tuy nhiên về kế hoạch và kết quả huy động nguồn lực chưa đạt theo mong muốn. Thực tế việc huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới đã được thực hiện trên tinh thần tự nguyện và công khai dân chủ. Việc huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác còn gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)