Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 64 - 65)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Đánh giá chung

3.1.2.1. Những kết quả nổi bật

- Xây dựng nông thôn mới đã tập trung chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm cao, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong toàn huyện thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới; công tác tuyên truyền được tổ chức triển khai sâu rộng trong nhân dân, từ đó làm thay đổi nhận thức của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, thấy được lợi ích thiết thực của xây dựng nông thôn mới đối với người dân, từ đó người dân chuyển từ thờ ơ, ít tham gia, sang chủ động, tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới, tạo được sự đồng thuận thống nhất cao của toàn thể cộng đồng dân cư nông thôn, phát huy được sức mạnh đoàn kết trong thực hiện xây dựng nông thôn mới; khẳng định được vai trò người dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong việc hiến công, hiến đất, cây cối hoa mầu, kinh phí góp phần thành công chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện;

- Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện có bước đột phá rõ nét trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa và sản phẩm chủ lực có giá trị, hiệu quả kinh tế cao; tái cơ cấu nông nghiệp có hiệu quả, sản xuất theo hướng liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân ở khu vực nông thôn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng nông thôn ngày càng nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh còn 9,3 %; mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho nhân dân được nâng lên.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn từng bước được nâng lên, bộ mặt nông thôn nhiều thay đổi; hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư đồng bộ; cơ sở vật chất về thủy lợi, trường lớp học, Y tế được quan tâm đầu tư xây dựng. Hệ thống chính trị ở nông thôn hoạt động ngày càng hiệu quả; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững.

- Đến hết năm 2018, huyện Trấn Yên đã có 15 xã/tổng số 21 xã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 05 xã đạt trên 10 tiêu chí, có 01 xã đạt 9 tiêu chí nông thôn mới và cơ bản sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào cuối năm 2019; hoàn thành 6/9 tiêu chí huyện nông thôn mới.

3.1.2.2. Những khó khăn, hạn chế, tồn tại

- Trên địa bàn huyện còn 4 xã là xã đặc biệt khó khăn, đời sống của nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập của nhân dân còn ở mức thấp; điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, cơ sở hạ tầng khu vực đồng bào người dân tộc Mông ở thôn Khe Ron, Khe Tiến, Hồng Lâu, Khuân Bổ xã Hồng Ca, Bản Đồng Ruộng xã Kiên Thành còn hết sức khó khăn, tác động và khó khăn chung đối với công tác xây dựng nông thôn mới của huyện.

- Việc đổi mới và xây dựng các hình thức sản xuất, dịch vụ hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp còn chậm; quá trình liên kết 4 nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản chưa chặt chẽ, thiếu bền vững, sử dụng lao động tại chỗ chưa nhiều.

- Quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương chưa gắn với điều kiện thực tiễn để khai thác được tiềm năng, lợi thế của địa phương. Công tác đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn còn hạn chế; công tác vệ sinh môi trường nông thôn ở một số địa phương chưa đảm bảo. Ô nhiễm môi trường ở nông thôn do nước thải, rác thải vẫn còn khá phổ biến; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề nổi lên được xã hội quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)