6. Bố cục của luận văn
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giải quyết việc làm cho lao
động nữ nông thôn
1.1.3.1. Những yếu tố khách quan
- Lịch sử, truyền thống dân tộc Việt Nam.
Đất nước ta bước vào công cuộc xây dựng và và phát triển kinh tế sau những cuộc chiến tranh khốc liệt và kéo dài để bảo về và giải phong đất nước nên đi từ những xuất phát điểm rất thấp, tuy nhiên đã hình thành ở người dân tư tưởng yêu nước, yêu độc lập và tự tôn dân tộc. Hơn nữa, xuất phát từ nền nông nghiệp nên công cụ sản xuất lạc hậu, trình độ khoa học lạc hậu, trong tư tưởng ít nhiều của người nông dân Việt Nam vẫn ảnh hưởng vào quá trình lao động và sản xuất khác, tuy nhiên người dân Việt Nam đều cần cù, chịu khó lao động. Các yếu tố đó vừa tạo ra những thuận lợi, vừa tạo ra những khó khăn cho Nhà nước, cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện chương trình kế hoạch về GQVL cho NLĐ.
- Vị trí địa lý, đất đai tài nguyên.
Với những khu vực có vị trí địa lý luận lợi về khí hậu, đất đai màu mỡ của nước ta, chúng ta có thể phát triển thuận lợi về nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, xuất khẩu các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ… Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ những yếu tố khó khăn ảnh hưởng xấu đến sản xuất, lao động như: mưa nhiều, độ ẩm lớn, nắng nhiều, lũ lụt, hạn hán, động đất… đã gây không ít khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, tạo việc làm cho NLĐ ở mỗi quốc gia nói chung và trong mỗi khu vực của quốc gia nói riêng.
Đất đai và tài nguyên là tư liệu sản xuất một trong những yếu tố quyết định về nguồn lực để sản xuất công nghiệp. Đất nước ta có nguồn tài nguyên vô giá “rừng vàng biển bạc” nhưng để tận dụng được lợi thế đó đòi hỏi phải có trình độ khai thác, sản xuất trình độ cao trong khi đó trình độ khoa học kỹ thuật của lao động trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Hơn nữa, tình trạng khai thác khoáng sản vô tội vạ, thiếu quy hoạch và không khoa học đã và đang đặt ra cho đất nước ta những khó khăn và thách thực lớn, đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần đưa ra những chủ trương, đường lối để tạo ra hướng đi đúng đắn trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và GQVL cho NLĐ đảm bảo cho “phát triển bền vững” và lâu dài.
- Tác động của nền kinh tế thị trường, tác động của tình hình kinh tế- xã hội của khu vực và thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, xu thế “quốc tế hóa, toàn cầu hóa” đòi hỏi của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải hội nhập tình hình kinh tế của khu vực và thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trong những điều kiện thuận lợi Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn đầu tư và tiếp thu được những thành tựu khoa học kỹ thuật, văn minh của nhân loại, tuy nhiên khi thế giới gặp khó khăn, khủng hoảng đặc biệt là các cuộc khủng hoảng tài chính tạo ra những cơn bão tài chính cũng gây ra nhiều khó khăn và thách thức không nhỏ với các nước và trong đó có Việt Nam.
1.1.3.2. Những yếu tố chủ quan
- Cơ chế chính sách của chính phủ, chính quyền địa phương hay các quy định của chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tố tác động rất lớn đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Chính phủ đưa ra hành lang pháp lý, những quy định phù hợp với sự phát triển của mỗi giai đoạn nhằm tạo ra việc làm đồng thời bảo vệ lợi ích và quyền lợi của người sử dụng lao động cũng như người lao động. Các chính sách của nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc thu hút lao động đến một địa phương nào đó hay một ngành kinh tế mũi nhọn cụ thể
- Công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.
Công tác giáo dục và đào tạo của nước ta trong giai đoạn vừa qua gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức. Với chủ trương: “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể tuy nhiên lại tạo ra những bất cập không thể tránh khỏi với công tác đào tạo nghề. Học sinh phổ thông đã tốt nghiệp hầu hết đều có xu hướng học đại học mà rất ít chọn con đường học nghề và nghề được lựa chọn chủ yếu là các lĩnh vực liên quan tới kinh tế như: tài chính, ngân hàng… tạo nên tình trạng “thừa thày, thiếu thợ”, mất cân đối trong quá trình tìm việc và tuyển lao động và dẫn tới nguồn lao động sau khi đã qua đào tạo làm việc trái nghề, tình trạng người lao động muốn xin việc làm phải cất bằng đại học vào ngăn kéo tủ, dùng bằng cấp 3, bằng nghề đi xin việc rất nhiều,
- Các yếu tố thuộc về người lao động
Cơ chế tạo việc làm đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của 3 phía: người chủ sử dụng lao động, người lao động và nhà nước. Do đó, nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến tạo việc làm cho người lao động là sức lao động trên hai phương diện số lượng và chất lượng. Nhân tố này bao gồm những đòi hỏi mà người lao động cần phải có để đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Trong bối cảnh của một nước đang phát triển như Việt Nam, cung về số
lượng lao động không phải là vấn đề đáng bàn vì đang dư cung. Vấn đề quan trọng hơn là chất lượng sức lao động.
Do đó, người lao động muốn kiếm được việc làm và nhất là việc làm có thu nhập cao phù hợp với năng lực, trình độ, cần phải có các thông tin thị trường lao động, biết các cơ hội việc làm và đặc biệt phải đầu tư cho sức lao động của mình, tức đầu tư vào vốn con người cả về thể lực và trí lực. Do đó, thông tin thị trường lao động giúp cho người lao động lựa chọn được ngành nghề mà thị trường lao động đang cần và sẽ cần trong tương lai để thực hiện đầu tư vào vốn con người có hiệu quả. Chủ động tìm kiếm việc làm và nắm bắt các cơ hội việc làm. Mỗi người lao động cần tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình, tranh thủ các nguồn tài trợ (từ gia đình và các tổ chức xã hội) để tham gia giáo dục, đào tạo, phát triển sức lao động nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kinh nghiệm. Đó cũng chính là điều kiện cần thiết để duy trì việc làm, tạo cơ hội việc làm có thu nhập và nâng cao vị thế của bản thân mỗi người lao động.