3.3.1 .Các yếu tố khách quan
4.3. Điều kiện để thực hiện việc GQVL cho lao động nữ nông thôn trên
4.3.3. Đối với người lao động nữ
- Người lao động nhất là lao động nữ, cần ý thức được trách nhiệm tự nâng cao trình độ bản thân, bỏ qua định kiến xã hội về nam nữ, tự trau rồi, nâng cao khả năng giao tiếp, khả năng hòa nhập vào môi trường mới. Cần tự cập nhập thông tin, trao dồi kiến thức về việc làm và về tốc độ phát triển kinh tế một cách tối đa để từ đó nâng cao vai trò nhận thức về việc tự tạo việc làm cho cá nhân.
- Các hộ nông dân, lao động nữ ở nông thôn cần xóa bỏ tâm lý ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó cũng cần biết phản ánh những thiếu sót, những vướng mắc trong lao động, sản xuất lên các tổ khuyến nông, phản ánh những sai phạm một cách kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền đối với công tác giải quyết việc làm, công tác khuyến nông, đề nghị những cách làm mới, đổi mới và tự chủ động tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho gia đình và bản thân.
- Tích cực tham gia các lớp đào tạo nghề, hướng nghiệp, các lớp tập huấn khuyến nông do thành phố và các ban ngành đoàn thể tổ chức.
- Tham gia các dự án giải quyết việc làm do các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ triển khai tại địa phương; chủ động tiếp cận các thông tin, các nguồn vốn vay cải thiện kỹ thuật sản xuất, kinh doanh để nâng cao năng suất lao động cũng như thu nhập…
KẾT LUẬN
Giải quyết việc làm nâng cao chất lượng lao động là một bộ phận quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi toàn nhân loại ngày càng phát triển với lực lượng khoa học kỹ thuật hiện đại chưa từng thấy trong lịch sử loài người. Trong bối cảnh đó, tạo việc làm để đáp ứng nhu cầu CNH - HĐH, góp phần đưa đất nước ta có vị trí mới, lợi thế mới trên trường quốc tế là yêu cầu khách quan, đáp ứng nguyện vọng bức thiết của nhân dân ta.
Xuất phát từ việc nghiên cứu vấn đề việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động nữ nông thôn - một vấn đề kinh tế, xã hội tổng hợp có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Xét trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, đề tài đã đi sâu phân tích thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm lao động nữ nông thôn tại Thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên.
Về mặt lý luận luận văn đã làm rõ các khái niệm lao động việc làm, các mối quan hệ giữa lao động việc làm; những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm và nội dung và tiêu chí… Luận văn dã nêu lên được có tính đúc kết các kinh nghiệm của các dịa phương về việc giải quyết và tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn rút ra những bài học đối với Thành phố Sông Công…
Về thực tiễn đã phân tích thực trạng về lao động và tạo việc làm lao động nữ nông thôn ở Thành phố Sông Công. Qua đó, đã rút ra và khẳng định được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của công tác giải quyết việc làm cho người lao động nữ nông thôn. Từ đó, đã đề xuất được 9 giải pháp cụ thể, đó là Phát triển kinh tế để thu hút, tạo thêm việc làm mới; Đào tạo nghề; Hỗ trợ vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm (Vốn 120); Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; Các hoạt động xúc tiến việc làm và thông tin thị trường lao động; Điều tra, khảo sát thực trạng lao động việc làm;
Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác lao động việc làm;Triển khai một số dự án, đề án thuộc chương GQVL; Thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lao động và việc làm, lồng ghép giới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Mặc dù rất cố gắng, song vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một vấn đề khó khăn, nan giải. Trong một khoảng thời gian có hạn, khả năng còn hạn chế, bản thân cùng một lúc phải thực hiện chức năng nhiệm vụ của một công chức, vừa nghiên cứu học hỏi những vấn đề thực tiễn, hơn nữa tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu chưa được phong phú nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được những ý kiến góp ý của quý thầy cô giáo, để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo chính trị trình Đại hội Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Sông Công lần thứ VIII, nhiệm kỳ (2016 - 2021).
2. Báo cáo giám sát công tác giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Sông Công từ năm 2011 tới năm 2015 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Sông Công.
3. Báo cáo công tác dạy nghề, hướng nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 của Trung tâm dạy nghề - giáo dục thường xuyên thành phố Sông Công.
4. Báo cáo niên giám thống kê của Chi Cục thống kê thành phố Sông Công năm 2015.
5. Báo cáo số liệu 5 năm về việc làm lao động nữ thành phố Sông Công của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Sông Công giai đoạn 2010 - 2015.
6. Công ước số 122, công ước về chính sách việc làm (1964) của ILO
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, họp từ ngày 12-1-2011 đến ngày 19-
1-2011.
8. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 9, NXB Sự thật Tr.66,67
9. Luật 72/2006/QH11 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
10.Luật Việc Làm được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 16 tháng 11 năm 2013
11.Luật Việc làm số 38/2013/QĐ ngày 16/11/2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015
12.Nghị định 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 13.Nghị định 196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định
14.Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
15.Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm
16.Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII, XIX; Nghị quyết Đảng bộ thành phố Sông Công lần thứ VII, VIII.
17.Nghị quyết X Đảng cộng sản Việt Nam.
18.Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
19.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Dạy nghề năm 2006.
20.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 18 tháng 6 năm 2012, Luật số: 10/2012/QH13, “Bộ luật lao động”
21.Quyết định 1201/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm - Dạy nghề giai đoạn 2012-2015
22.Quyết định 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành Quỹ quốc gia giải quyết việc làm
23.Quyết định 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020.
24.Quyết định số 432/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
25.Quyết định số: 1201/QĐ-TTg Phê duyệt Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015
26.Thông tư 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định 55/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
27.Thông tư số 14/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Quyết định 71/2005/QĐ-TTg và Quyết định 15/2008/QĐ-TTG về vốn 120.
28.Thông tư số 161/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quy chế xử lý nợ rủi ro tại Ngân hàng chính sách.
29.Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.