Chuyên đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” – “Tập làm chuyên gia dinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề ba bài toán cơ bản của phân số ở lớp 6 theo định hướng gắn với thực tiễn​ (Trang 46)

dưỡng”

CHUYÊN ĐỀ “TẬP LÀM CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG” I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 HS phát biểu được quy tắc tìm một số biết giá trị một phân số của nó

“Muốn tìm một số biết m

n của nó bằng a, ta tính a:m

n (m, n ∈ ℕ∗).

 HS phát biểu được quy tắc tìm giá trị phân số của một số cho trước:

“Muốn tìm m

n của số b cho trước, ta tính b.m

2. Kĩ năng:

 HS tìm được một số khi biết giá trị một phân số của nó.

 HS giải được các bài toán thực tế có liên quan đến tìm một số biết giá trị một phân số của nó.

3. Thái độ:

 Nghiêm túc, tích cực tham gia xây dựng bài.

 Cẩn thận, chính xác trong tính toán.

 Thấy được việc vận dụng giải toán vào thực tiễn. II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của GV: giáo án, bảng nhóm 2. Chuẩn bị của HS: SGK, kiến thức cũ III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số 2. Tiến trình bài giảng:

TG HOẠT ĐỘNG

CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: CÁC NHÓM TRÌNH BÀY BÀI NHÓM MÌNH (35 PHÚT) Mục tiêu: HS trình chiếu bài thực hành của nhóm mình.

35 phút ?Yêu cầu HS trình bày bài theo nhóm. -Tổng kết, góp ý. -HS các nhóm trình bày bài của nhóm mình, mỗi nhóm có 5 phút trình bày. -Các nhóm khác theo dõi, góp ý, nhận xét, bổ sung trong 2 phút. 4 phút Chấm điểm các nhóm: GV chấm điểm của từng nhóm Lắng nghe

Kết luận chương 2

Như vậy, trong chương 2, luận văn đã giới thiệu chương trình học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” ở lớp 6: nội dung, các yêu cầu về mức độ chương trình. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra các nguyên tắc thiết kế giáo án: đảm bảo mục tiêu dạy học, đảm bảo tính khoa học, chính xác của nội dung, làm rõ mô hình toán học và cách dạy học trong thực tiễn, đảm bảo tính khả thi và tính vừa sức. Dựa trên những nguyên tắc đó, luận văn cũng thiết kế một số giáo án nằm trong chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”. Các giáo án này đã sử dụng nhiều bài toán xuất hiện trong thực tiễn. Đồng thời HS có khả năng vận dụng tốt những kiến thức đã học trong chủ đề này để giải quyết những vấn đề xuất hiện thực sự trong đời sống hằng ngày.

Để kiểm nghiệm tính hiệu quả, chất lượng của dạy học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn, các bài giảng thiết kế được thực nghiệm sư phạm thực tế tại Trường Phổ thông Song ngữ liên cấp Wellspring. Kết quả TNSP sẽ được trình bày ở chương 3.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Mục đích của thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm mục đích kiểm định giả thuyết khoa học của đề tài, kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của việc xây dựng một số bài toán với chủ đề ba bài toán cơ bản của phân số theo định hướng gắn với thực tiễn.

Tính hiệu quả của việc dạy học chủ đề ba bài toán cơ bản của phân số theo định hướng gắn với thực tiễn:

- Kết quả học tập của HS được nâng lên, tiến bộ (đánh giá qua điểm số bài kiểm tra, chất lượng làm bài tập, kết quả bài kiểm tra ngắn...).

- Việc nâng cao tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của HS (đánh giá qua việc HS tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, tích cực suy nghĩ, hoàn thành nhiệm vụ, giải quyết tình huống, kết quả của quá trình hoạt động của HS...).

- Độ bền của kiến thức, khả năng ghi nhớ kiến thức, hiểu bản chất của kiến thức, nội dung bài học (thông qua điểm số bài kiểm tra, các câu trả lời trên lớp).

- HS hứng thú học tập, yêu thích môn học hơn (qua thái độ, tinh thần học tập trên lớp, qua phiếu khảo sát HS sau tiết học).

3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm

Để triển khai TNSP, chúng tôi chuẩn bị tài liệu sau:

- Phiếu học tập, phiếu thăm dò ý kiến HS, phiếu điều tra,... - Các đề kiểm tra dành cho nhóm TN và nhóm ĐC.

Trong luận văn, chúng tôi thử nghiệm việc xây dựng các giáo án dạy học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn.

Chúng tôi phát phiếu điều tra cho HS; quan sát các hoạt động học tập của HS, phỏng vấn để tìm hiểu xây dựng các giáo án chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn.

Chúng tôi tổ chức dạy học các giáo án đã soạn

- Đối với nhóm TN: Việc học tập và dạy học được tiến hành theo các giáo án thiết kế ở Chương 2.

- Đối với nhóm ĐC: Việc học tập và dạy học được tiến hành theo các giáo án thiết kế thông thường, không theo định hướng gắn với thực tiễn.

Sau các tiết TN, tổ chức cho làm bài kiểm tra 40 phút (Phụ lục 10)

3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Chọn lớp thực nghiệm

TNSP được tiến hành tại Trường Phổ thông Song ngữ liên cấp Wellspring, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Thời gian thực nghiệm được tiến hành từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 4 năm 2019.

- Lớp TN (TN): 6AB3 với số lượng HS là 22 em. - Lớp ĐC (ĐC): 6AB5 với số lượng HS là 19 em.

Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu trường Phổ thông Liên cấp Wellspring, chúng tôi đã nhận thấy trình độ chung về môn Toán của hai lớp 6AB3 và 6AB5 là tương đương nhau. Trên cơ sở đó, chúng tôi TN tại lớp 6AB3 và lấy lớp 6AB5 làm ĐC.

Kết quả học tập môn Toán ở học kì I lớp 6 của HS hai lớp 6AB3 và 6AB5 trước khi TNSP như sau:

Bảng 3.1. Thống kê kết quả học tập của HS nhóm TN và ĐC trước khi TNSP

Lớp Số HS

Giỏi Khá Trung bình Yếu

HS Tỉ lệ % HS Tỉ lệ % HS Tỉ lệ % HS Tỉ lệ % 6AB3 22 6 27,3 8 36,4 7 31,8 1 4,5 6AB5 19 5 26,3 6 31,6 7 36,8 1 5,3

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả học tập môn Toán học kì I ở lớp 6AB3 và lớp 6AB5

Qua biểu đồ 3.1, chúng ta thấy chất lượng học tập môn Toán của nhóm TN và nhóm ĐC là tương đương nhau.

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Giỏi Khá Trung bình Yếu 6AB3 6AB5

3.3.2. Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp điều tra: Phát phiếu điều tra cho cán bộ quản lí, GV chủ nhiệm, GV Toán và HS lớp 6 tại trường được chọn tổ chức TNSP để thu thập các thông tin xung quanh việc dạy và học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”.

- Phương pháp quan sát:

+ Quan sát, dự giờ một số GV trong trường để thấy được thực trạng dạy học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”.

+ Quan sát HS trong các giờ TNSP để so sánh sự khác nhau của kết quả dạy học giữa lớp TN (Các tiết học được giảng dạy theo định hướng gắn với thực tiễn) và lớp ĐC (các tiết học được giảng dạy theo phương pháp thông thường) để thấy rõ hiệu quả của việc xây dựng các giáo án chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn hỗ trợ HS học Toán như thế nào? Trong quá trình quan sát, tập trung thu thập dữ liệu về kết quả việc xây dựng các giáo án chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” hỗ trợ HS lớp 6 học toán và thái độ, tích cực của HS trong quá trình học tập trên lớp.

- Phương pháp thống kê Toán học: Thiết kế bài kiểm tra sau quá trình TNSP (Phụ lục...), nhóm TN và nhóm ĐC tiến hành kiểm tra trên giấy. Chấm và dùng phương pháp thống kê Toán học để xử lý số liệu bài kiểm tra. So sánh kết quả giữa nhóm ĐC và nhóm TN để kết luận về việc xây dựng các giáo án chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn đã góp phần nâng cao chất lượng học tập cho HS lớp 6 THCS như thế nào. Căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra của HS theo thang điểm 10, tính các thông số thống kê sau:

- Điểm trung bình các bài kiểm tra: x̅ =∑10i=1xi.fi

N , trong đó N là số bài kiểm tra,

xi là loại điểm, (fi) là tần số điểm xi mà HS đạt được. - Phương sai: s2 =∑10i=1(xi−x̅)2.fi

N−1

- Độ lệch chuẩn: s = √∑10i=1(xi−x̅)2.fi

N−1

- Hệ số biến thiên (còn gọi là hệ số phân tán): V = s

3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Đánh giá về mặt định tính

- Đối với nhóm TN: Trước khi học bài tìm giá trị phân số của một số, GV đã yêu cầu HS ôn tập lại các kiến thức liên quan đến phần trăm, phân số, hỗn số. Đối với bài tìm một số biết giá trị một phân số của nó, GV đã yêu cầu HS tìm hiểu trước về chỉ số dinh dưỡng. Kết quả: đa số HS tự tin trình bày, làm các bài toán liên quan đến chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”, HS thấy được ý nghĩa của Toán học trong thực tế, thêm yêu thích bộ môn Toán. Một số ít HS cảm thấy e ngại, thiếu tự tin, vẫn còn nhầm lẫn quy tắc khi áp dụng vào các bài toán thực tế cụ thể.

- Đối với nhóm ĐC: Các tiết học được giảng dạy theo phương pháp thông thường. Kết quả: HS tiếp thu kiến thức cũng rất tốt tuy nhiên không sôi nổi, hào hứng, số lượng HS tích cực tham gia trả lời câu hỏi của GV không nhiều và hoàn toàn phụ thuộc vào sự dẫn dắt của GV.

Một số hình ảnh thể hiện sự tích cực hoạt động của lớp TN (6AB3) khi tham gia hoạt động học tập chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”.

Hình 3.2. Học sinh lớp thực nghiệm tích cực tham gia lớp học

Hình 3.3. Học sinh lớp thực nghiệm tích cực tham gia hoạt động nhóm chuẩn bị cho tiết chuyên đề

Hình 3.4. Một số cảm nhận của phụ huynh học sinh

Kết thúc TNSP, chúng tôi có phát phiếu điều tra khảo sát cho HS (Phụ lục 4) để điều tra độ hứng thú, tích cực của HS ở lớp TN và ĐC. Kết quả thu được như sau:

Khi được hỏi câu hỏi 1: Hãy thể hiện mức độ hứng thú của em khi học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”, thống kê câu trả lời của các HS lớp TN và lớp ĐC ta có bảng sau:

Bảng 3.2. Kết quả trả lời câu số 1 trong phiếu điểu tra (Phụ lục 4)

Lớp Tổng số HS 𝐱𝐢 A B C D

TN 22 fi(TN) 1 3 4 14

ĐC 19 fi(ĐC) 5 8 4 2

Như vậy, nhìn vào bảng trên, chúng ta có thể thấy HS lớp TN cảm thấy rất hứng thú với nội dung bài học, còn hầu hết HS lớp ĐC cảm thấy chưa thật sự hứng thú với chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”.

Khi được hỏi câu hỏi 3: “Em có thấy yêu thích môn Toán hơn không?” thì 100% HS lớp TN đều trả lời là có trong khi lớp ĐC chỉ có khoảng 50% HS có cùng câu trả lời như vậy.

Tất cả những minh chứng trên cho thấy HS thật sự cảm thấy hứng thú với nội dung bài học, tích cực và yêu thích môn Toán hơn khi dạy học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn.

3.4.2. Đánh giá về mặt định lượng

Cuối tiết 100, chúng tôi tiến hành cho HS chơi trò chơi cá nhân bằng trên trang web Plicker để theo đánh giá sự hiểu bài của HS.

* Ứng dụng Plickers: Đây là công cụ hữu hiệu giúp thầy - trò củng cố, ôn tập khắc sâu kiến thức với kiểm tra trắc nghiệm. Chỉ cần giáo viên có điện thoại thông minh và lớp học có máy tính kết nối mạng Internet, mỗi học sinh được phát một thẻ in trên giấy. Thẻ của mỗi học sinh tương ứng là mã của em đó, 4 cạnh của thẻ có mã là 4 đáp án A, B, C, D. Học sinh đọc câu hỏi trên màn hình và chọn đáp án nào thì giơ cạnh có chữ đó lên trên. Khi đó giáo viên dùng máy điện thoại để quét đọc đáp án của học sinh trên thẻ và tự động nạp vào hệ thống. Sau khi học sinh trả lời bộ câu hỏi, Plicker có phần hiển thị điểm (Score sheet) tổng hợp kết quả của học sinh rất nhanh và ngay lập tức hiện trên màn hình máy tính. Có bảng thống kê theo từng học sinh xem câu nào trả lời đúng, câu nào sai và tính số % điểm đạt được của mỗi học sinh. Ngoài bảng tổng hợp theo thứ tự danh sách lớp còn có bảng kết quả theo xếp hạng từ cao đến thấp (giáo viên có thể khen thưởng học sinh có nhiều câu trả lời đúng nhất để động viên các em thi đua học tập). Bên cạnh đó còn có bảng thống kê theo câu hỏi, ở mỗi câu hỏi có thống kê tỉ lệ bao nhiêu % học sinh trả lời đúng. Dựa vào thống kê này, giáo viên biết kết quả nắm kiến thức của học sinh ở phần nào còn chưa tốt và có biện pháp bổ sung kiến thức cho các em. Câu nào học sinh sai nhiều nhất thì giáo viên hướng dẫn sửa cho các em. Hơn nữa, dữ liệu của bài kiểm tra được lưu tự động, theo từng học sinh tại trang web của Plickers để giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh. Đồng thời, khi học sinh thấy được kết quả của mình được hiển thị trên màn hình, tạo thêm sự phấn khởi, động lực để các em có ý trí vươn lên trong học tập, đồng thời tự bổ sung kiến thức để đạt được kết quả tốt hơn trong những lần sau.

Link trò chơi:

https://www.plickers.com/seteditor/5dc4f3de19ce84001762a0e9 Kết quả như sau:

Hình 3.5. Kết quả kiểm tra đánh giá qua trò chơi sau tiết 100 của lớp 6AB3

Hình 3.6. Kết quả kiểm tra đánh giá qua trò chơi sau tiết 100 của lớp 6AB5

Bảng 3.3. Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC qua trò chơi sau tiết 100

Lớp Tổng số HS 𝐱𝐢 20% 40% 50% 60% 80% 100%

TN 22 fi(TN) 2 4 1 7 6 2

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ cột biểu diễn kết quả bài kiểm tra đánh giá sau tiết 100

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy rằng kết quả của lớp TN (6AB3) tốt hơn lớp ĐC (6AB5). Số lượng HS đạt trên trung bình của lớp 6AB3 là 16 em nhiều hơn lớp 6AB5 là 10 em.

Cuối đợt TNSP, chúng tôi tiến hành cho HS cả 2 nhóm làm bài kiểm tra. Nhóm TN và nhóm ĐC cho HS làm bài kiểm tra trên giấy (Phụ lục 10).

Bảng 3.4. Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TNSP

Lớp Tổng số HS 𝒙𝒊 4 5 6 7 8 9 10

TN 22 fi(TN) 1 2 3 5 5 5 1

ĐC 19 fi(ĐC) 1 3 4 4 4 3 0

Bảng 3.5. Phân bố tần suất tích lũy hội tụ lùi sau khi TNSP

Điểm Tổng số HS 𝐱𝐢 4 5 6 7 8 9 10 6AB3 22 wi(TN) 4,55 13,64 27,27 50 72,73 95,45 100 6AB5 19 wi(ĐC) 5,26 21,05 42,11 63,16 84,21 100 100 0 1 2 3 4 5 6 7 20% 40% 50% 60% 80% 100% 6AB3 6AB5

Biểu đồ 3.3. Đường biểu diễn tần suất tích lũy hội tụ sau khi TN

Ta thấy đường biểu diễn hội tụ lùi của nhóm lớp TN nằm bên phải của đường biểu thị hội tụ lùi của lớp ĐC. Điều này chứng tỏ chất lượng học tập của lớp TN cao hơn chất lượng của lớp ĐC.

Để có thể khẳng định về chất lượng của đợt TNSP, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu thống kê toán học, thu được kết quả như sau:

Bảng 3.6. Số liệu thống kê của lớp 6AB3 (TN) và lớp 6AB5 (ĐC)

Lớp TN (N = 22) Lớp ĐC (N = 19) 𝐱𝐢 fi xi − x̅ (xi − x̅)2 (xi− x̅)2. fi xi fi xi − x̅ (xi− x̅)2 (xi− x̅)2. fi 4 1 -3,36 11,31 11,31 4 1 -2,84 8,08 8,08 5 2 -2,36 5,59 11,17 5 3 -1,84 3,39 10,18 6 3 -1,36 1,86 5,58 6 4 -0,84 0,71 2,84 7 5 -0,36 0,13 0,66 7 4 0,16 0,02 0,10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề ba bài toán cơ bản của phân số ở lớp 6 theo định hướng gắn với thực tiễn​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)