Đánh giá về mặt định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề ba bài toán cơ bản của phân số ở lớp 6 theo định hướng gắn với thực tiễn​ (Trang 56 - 59)

1.5.2 .Các yêu cầu về mức độ chương trình

3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.2. Đánh giá về mặt định lượng

Cuối tiết 100, chúng tôi tiến hành cho HS chơi trò chơi cá nhân bằng trên trang web Plicker để theo đánh giá sự hiểu bài của HS.

* Ứng dụng Plickers: Đây là công cụ hữu hiệu giúp thầy - trò củng cố, ôn tập khắc sâu kiến thức với kiểm tra trắc nghiệm. Chỉ cần giáo viên có điện thoại thông minh và lớp học có máy tính kết nối mạng Internet, mỗi học sinh được phát một thẻ in trên giấy. Thẻ của mỗi học sinh tương ứng là mã của em đó, 4 cạnh của thẻ có mã là 4 đáp án A, B, C, D. Học sinh đọc câu hỏi trên màn hình và chọn đáp án nào thì giơ cạnh có chữ đó lên trên. Khi đó giáo viên dùng máy điện thoại để quét đọc đáp án của học sinh trên thẻ và tự động nạp vào hệ thống. Sau khi học sinh trả lời bộ câu hỏi, Plicker có phần hiển thị điểm (Score sheet) tổng hợp kết quả của học sinh rất nhanh và ngay lập tức hiện trên màn hình máy tính. Có bảng thống kê theo từng học sinh xem câu nào trả lời đúng, câu nào sai và tính số % điểm đạt được của mỗi học sinh. Ngoài bảng tổng hợp theo thứ tự danh sách lớp còn có bảng kết quả theo xếp hạng từ cao đến thấp (giáo viên có thể khen thưởng học sinh có nhiều câu trả lời đúng nhất để động viên các em thi đua học tập). Bên cạnh đó còn có bảng thống kê theo câu hỏi, ở mỗi câu hỏi có thống kê tỉ lệ bao nhiêu % học sinh trả lời đúng. Dựa vào thống kê này, giáo viên biết kết quả nắm kiến thức của học sinh ở phần nào còn chưa tốt và có biện pháp bổ sung kiến thức cho các em. Câu nào học sinh sai nhiều nhất thì giáo viên hướng dẫn sửa cho các em. Hơn nữa, dữ liệu của bài kiểm tra được lưu tự động, theo từng học sinh tại trang web của Plickers để giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh. Đồng thời, khi học sinh thấy được kết quả của mình được hiển thị trên màn hình, tạo thêm sự phấn khởi, động lực để các em có ý trí vươn lên trong học tập, đồng thời tự bổ sung kiến thức để đạt được kết quả tốt hơn trong những lần sau.

Link trò chơi:

https://www.plickers.com/seteditor/5dc4f3de19ce84001762a0e9 Kết quả như sau:

Hình 3.5. Kết quả kiểm tra đánh giá qua trò chơi sau tiết 100 của lớp 6AB3

Hình 3.6. Kết quả kiểm tra đánh giá qua trò chơi sau tiết 100 của lớp 6AB5

Bảng 3.3. Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC qua trò chơi sau tiết 100

Lớp Tổng số HS 𝐱𝐢 20% 40% 50% 60% 80% 100%

TN 22 fi(TN) 2 4 1 7 6 2

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ cột biểu diễn kết quả bài kiểm tra đánh giá sau tiết 100

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy rằng kết quả của lớp TN (6AB3) tốt hơn lớp ĐC (6AB5). Số lượng HS đạt trên trung bình của lớp 6AB3 là 16 em nhiều hơn lớp 6AB5 là 10 em.

Cuối đợt TNSP, chúng tôi tiến hành cho HS cả 2 nhóm làm bài kiểm tra. Nhóm TN và nhóm ĐC cho HS làm bài kiểm tra trên giấy (Phụ lục 10).

Bảng 3.4. Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TNSP

Lớp Tổng số HS 𝒙𝒊 4 5 6 7 8 9 10

TN 22 fi(TN) 1 2 3 5 5 5 1

ĐC 19 fi(ĐC) 1 3 4 4 4 3 0

Bảng 3.5. Phân bố tần suất tích lũy hội tụ lùi sau khi TNSP

Điểm Tổng số HS 𝐱𝐢 4 5 6 7 8 9 10 6AB3 22 wi(TN) 4,55 13,64 27,27 50 72,73 95,45 100 6AB5 19 wi(ĐC) 5,26 21,05 42,11 63,16 84,21 100 100 0 1 2 3 4 5 6 7 20% 40% 50% 60% 80% 100% 6AB3 6AB5

Biểu đồ 3.3. Đường biểu diễn tần suất tích lũy hội tụ sau khi TN

Ta thấy đường biểu diễn hội tụ lùi của nhóm lớp TN nằm bên phải của đường biểu thị hội tụ lùi của lớp ĐC. Điều này chứng tỏ chất lượng học tập của lớp TN cao hơn chất lượng của lớp ĐC.

Để có thể khẳng định về chất lượng của đợt TNSP, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu thống kê toán học, thu được kết quả như sau:

Bảng 3.6. Số liệu thống kê của lớp 6AB3 (TN) và lớp 6AB5 (ĐC)

Lớp TN (N = 22) Lớp ĐC (N = 19) 𝐱𝐢 fi xi − x̅ (xi − x̅)2 (xi− x̅)2. fi xi fi xi − x̅ (xi− x̅)2 (xi− x̅)2. fi 4 1 -3,36 11,31 11,31 4 1 -2,84 8,08 8,08 5 2 -2,36 5,59 11,17 5 3 -1,84 3,39 10,18 6 3 -1,36 1,86 5,58 6 4 -0,84 0,71 2,84 7 5 -0,36 0,13 0,66 7 4 0,16 0,02 0,10 8 5 0,64 0,40 2,02 8 4 1,16 1,34 5,36 9 5 1,64 2,68 13,39 9 3 2,16 4,66 13,97 10 1 2,64 6,95 6,95 10 0 3,16 9,97 0,00

Bảng 3.7. Kết quả số liệu thống kê của hai lớp 6AB3 và 6AB5

Nội dung Lớp TN Lớp ĐC

Điểm trung bình 𝐱̅ 7,36 6,84

Phương sai 𝐒𝐱𝟐 2,43 2,25

Độ lệch chuẩn 𝛅 1,56 1,50

Độ biến thiên (T) 0,21 0,22

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề ba bài toán cơ bản của phân số ở lớp 6 theo định hướng gắn với thực tiễn​ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)