Kết quả số liệu thống kê của hai lớp 6AB3 và 6AB5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề ba bài toán cơ bản của phân số ở lớp 6 theo định hướng gắn với thực tiễn​ (Trang 59)

Nội dung Lớp TN Lớp ĐC

Điểm trung bình 𝐱̅ 7,36 6,84

Phương sai 𝐒𝐱𝟐 2,43 2,25

Độ lệch chuẩn 𝛅 1,56 1,50

Độ biến thiên (T) 0,21 0,22

3.5. Một số chú ý khi dạy học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” ở lớp 6 theo định hướng gắn với thực tiễn theo định hướng gắn với thực tiễn

0 20 40 60 80 100 120 4 5 6 7 8 9 10 6AB3 6AB5

 Không nên đưa vào các bài toán thực tiễn một cách gượng ép, lấy cho đủ số lượng chứ không quan tâm đến chất lượng.

 Khi dạy học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”, GV cần phải chuẩn bị kĩ càng các phương tiện, đồ dùng hỗ trợ, các câu hỏi, tình huống thực tiễn khéo léo dẫn dắt HS, gợi mở cho HS có thể tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất, đặc biệt cần căn TG chính xác, cân đối, tránh việc “cháy giáo án” xảy ra.

 Có thể khai thác thêm các nguồn tư liệu sách nước ngoài để cung cấp thêm nguồn bài tập về chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” liên quan đến thực tiễn vừa có thêm những phương pháp dạy học, truyền đạt kiến thức.

 Bài toán đưa ra cần cân nhắc đúng với thực tiễn, phù hợp với môi trường xã hội.

 Chú ý đưa ra những bài toán mở, gợi cho HS sự sáng tạo, hứng thú khi tham gia học tập.

Kết luận chương 3

Trong chương này, trước hết, luận văn đã xác định được mục đích, đối tượng, nội dung TN sư phạm. Tiếp đến là tiến hành TN sư phạm tại Phố thông Song ngữ liên cấp Wellspring với lớp TN và lớp ĐC. Hai lớp có sự tương đương nhau về sĩ số HS lớp cũng như lực học. Kết quả thu được như sau:

- Bài kiểm tra lần 1 (tiến hành trên Plickers): nhìn chung điểm số của lớp TN cao

hơn lớp ĐC.

- Bài kiểm tra lần 2: điểm trung bình của lớp TN (7,36) cao hơn của lớp ĐC (6,84);

đồ thị đường luỹ tích của lớp TN luôn nằm bên phải phía dưới đồ thị đường luỹ tích của lớp ĐC.

- HS lớp TN hoạt động tích cực, sôi nổi, hăng hái hơn HS lớp ĐC. Không khí học tập của lớp ĐC căng thẳng hơn.

- HS lớp TN hứng thú trong tiết học hơn so với trước khi dạy học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn.

Sau quá trình TNSP, luận văn cũng rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình dạy học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn. Từ kết quả trên, luận văn xin rút ra kết luận dạy học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tuy gặp phải không ít khó khăn nhưng tôi cũng đã cố gắng hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình và xin kết luận một vài nội dung sau:

Luận văn đã tìm hiểu cũng như hệ thống hoá một cách đầy đủ và khá rõ ràng dạy học theo định hướng gắn với thực tiễn: tổng quan vấn đề nghiên cứu, mối quan hệ giữa toán học với thực tiễn, vấn đề bài toán có nội dung thực tiễn trong chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” và liên hệ tới chương trình, SGK một số nước trên thế giới.

Dựa trên kết quả tìm hiểu về cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đã thiết kế một số giáo án dạy học theo chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn.

Luận văn đã TNSP để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài tại Trường Phổ thông Song ngữ liên cấp Wellspring. Và kết quả đạt được cho thấy việc dạy học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn đem lại hiệu quả và chất lượng cho việc dạy và học, mang lại sự “tươi mới”, tích cực cho không khí lớp học trong các tiết học toán.

Như vậy, dạy học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn có thể áp dụng rộng rãi trên nhiều trường Trung học cơ sở. Với việc áp dụng một cách hợp lý, có chọn lọc sẽ mang lại hiệu quả, chất lượng cho bài giảng cũng như cho chất lượng giáo dục phổ thông.

2. Khuyến nghị

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, luận văn xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo:

- Kiến thức trong môn Toán hiện nay khá nặng đối với HS Trung học cơ sở. Vì vậy, luận văn xin đề xuất giảm tải bớt nội dung trong SGK và chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán Trung học cơ sở.

- Luận văn xin đề xuất cải tiến lại nội dung và hình thức SGK cho “sinh động”, “gần gũi” hơn với HS, giúp cá nhân HS có thể tự học, tự tìm tòi ra kiến thức tại nhà, có nhiều tình huống thực tế, ứng dụng của Toán học hơn trong SGK.

- Việc đổi mới nội dung SGK cần phải gắn liền với việc đổi mới kiểm tra đánh giá, cần có sự phù hợp, tương thích với nhau. Thi THPT Quốc gia đối với môn Toán với hình thức thi trắc nghiệm được một vài năm qua, tuy nhiên thi lên lớp 10 ở thành phố Hà Nội đối với môn Toán vẫn là tự luận 100%. Như vậy, luận văn xin đề xuất có sự thống nhất trong hình thức thi ở các khối lớp sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho HS về cách học, phương pháp học tập xuyên suốt.

Đối với GV:

- GV luôn cần có một dòng máu nhiệt huyết trong cơ thể, yêu nghề và yêu trò, cần luôn “vận động”, tìm tòi, sáng tạo để trở thành một GV tích cực, chủ động, sáng tạo. Có như vậy mới tạo ra được những học trò tích cực, chủ động, sáng tạo.

- GV cần luôn luôn trau dồi kiến thức, kĩ năng, nắm bắt các thông tin xã hội, chú trọng tới việc xây dựng các tình huống sư phạm giúp HS tự mình tìm tòi, kiến tạo nên tri thức.

- GV cần tạo không khí học tập cởi mở, gần gũi, hiểu HS, tuỳ thuộc vào từng đối tượng HS để thiết kế các tình huống HS phù hợp, vừa sức.

Đối với HS:

- HS của thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của xã hội hiện đại cần trau dồi thêm nhiều kiến thức xã hội, kĩ năng mềm, kĩ năng làm việc nhóm, chủ động, tự giác, sáng tạo trong các hoạt động và học tập.

3. Hướng phát triển của đề tài

- Hợp tác với các đồng nghiệp cùng bộ môn (và các bộ môn khác) để học hỏi, trau dồi kiến thức, kĩ năng sư phạm và cùng thiết kế các giáo án chung vận dụng lý thuyết tình huống kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác sử dụng cho toàn khối học nhằm tăng chất lượng dạy và học cho môn Toán phổ thông.

- Tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu sâu thêm về các vấn đề liên quan đến đề tài và áp dụng vào thực tế dạy học.

Hy vọng rằng kết quả của luận văn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Phan Anh (2012), Góp phần phát triển năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh Trung học phổ thông qua dạy học Đại số và Giải tích, Luận án

tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Vinh.

2. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

3. Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Phạm Gia Đức (2011),

Sách giáo khoa Toán 6 tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

4. Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Phạm Gia Đức (2011),

Sách bài tập Toán 6 tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

5. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên), Đào Ngọc Nam, Lê Văn Tiến, Vũ Viết Yên (2014), Sách Đại số và Giải tích lớp 11, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Bá Kim (2006), Phương pháp dạy học đại cương môn Toán, Hà Nội,

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

7. C.Mác – Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập (tập 20), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật.

8. C.Mác – Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập (tập 23), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật.

9. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường

phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

10. Bùi Huy Ngọc (2003), “Tăng cường khai thác nội dung thực tế trong dạy học số học và đại số nhằm nâng cao năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho HS trung học cơ sở”, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Vinh.

11. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Trần Phương Dung, Nguyễn Xuân Liêm, Đặng Hùng Thắng (2007), Sách Giải tích lớp 12, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

12. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

Danh mục tài liệu tiếng nước ngoài

14. De Corte, Erik; Greer, Brian; Verschaffel, Lieven (1996), Mathematics teaching

and learning, Handbook of educational psychology.

15. Cronin, T. P. (1988), High school students win "college" competition, Consortium: The Newsletter of the Consortium for Mathematics and Its Applications, 26, 3, 12.

16. Freudenthal (1991), Revisiting Mathematics Education: China Lectures,

Dordrecht, The Netherlands: Kluwer.

17. Freudenthal (1968), Why to teach mathematics so as to be useful?, Educational Studies in Mathematics 1, 3-8.

18. Niss (1992), Applications and modeling in school mathematics-directions for future development. In Wirszup, I. & Streit, R. (eds). Developments in school mathematics education around the world. Volume 3. Proceedings of the Third UCSMP International Conference on Mathematics Education Oct-Nov 1991,

NCTM, USA: 346-361.

19. Van den Heuvel-Panhuizen (2001), Mathematics education in the Netherlands: A guided tour, Utrecht: Freudenthal Institute (paper published on FI cd-rom).

20. Van den Heuvel-Panhuizen (2001), Realistic mathematics education in the Netherlands. In J. Anghileri (ed.), Principles and Practices in Arithmetic Teaching,

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM SẢN PHẨM VÀ BÀI THUYẾT TRÌNH

Nhóm trình bày:……… Người đánh giá:……… ……….

Tiêu chí chấm điểm sản phẩm và bài thuyết trình nhóm

Tiêu chí đánh giá Điểm

tối đa

Điểm chấm

Nội dung 50

Có bố cục rõ ràng 3 phần: mở đầu, thân bài, kết luận. 5 Các nội dung đưa ra phù hợp với chủ đề của bài thuyết

trình và có thông điệp rõ ràng. 5

Các ý chính được sắp xếp một cách logic làm cho lập

luận có tính thuyết phục cao. 5

Nội dung đầy đủ, phong phú, thể hiện sâu sắc vấn đề. 25 Các nội dung đề cập trong bài trình bày chính xác, có

trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo rõ ràng, đáng tin cậy 5 Bài trình bày sử dụng đa dạng các hình thức hỗ trợ

thuyết trình (bảng số liệu, hình ảnh, phim tư liệu, phỏng vấn,….)

5

Hình thức 10

Màu sắc hài hòa 5

Hình thức phong phú 5

Ngôn ngữ, tác phong 20

Trình bày rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, nói câu đầy đủ, không mắc phải những lỗi trong diễn đạt như: Phát âm sai, nói lắp, nói ngọng…

5

Lời nói logic, truyền cảm, mang tính thuyết phục cao 5 Phong cách nói tự tin, duy trì việc tiếp xúc bằng mắt và

dùng ngôn ngữ cử chỉ để thuyết phục và tạo sự hứng thú.

Hợp tác nhóm 20

Nộp bài đúng hạn 10

Cả nhóm cùng hỗ trợ nhau thực hiện và thuyết trình. 10 Đánh giá/nhận xét: ... ... ... ... ... Ngày tháng năm 2019

Phụ lục 2. PHIẾU ĐIỀU TRA 1

Sự hiểu biết, quan tâm của HS thông qua các bài toán liên hệ thực tiễn

Chúng tôi muốn tìm hiểu sự hiểu biết Toán, sự quan tâm của HS bậc THCS thông qua các bài toán liên hệ thực tiễn. Xin các em trả lời các câu hỏi sau đây:

Họ và tên:...Lớp:... Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em chọn:

Câu hỏi 1: Em có thường xuyên sử dụng các kiến thức được học trong môn Toán vào thực tế hay không?

A.Thường xuyên B.Thỉnh thoảng C.Ít khi D.Không bao giờ

Câu hỏi 2: Trong quá trình học tập môn Toán, em có được các thầy (cô) giới thiệu về kiến thức liên hệ với thực tiễn không?

A.Thường xuyên B.Thỉnh thoảng C.Ít khi D.Không bao giờ

Câu hỏi 3: Em có muốn biết về ứng dụng thực tế của những kiến thức đã được học không?

A.Có B.Không

Câu hỏi 4: Thầy (cô) có thường xuyên đưa ra những bài toán có liên hệ thực tiễn trong quá trình dạy học không?

A.Thường xuyên B.Thỉnh thoảng C.Ít khi D.Không bao giờ Câu hỏi 5: Theo em, mức độ cần thiết của hiểu biết Toán trong cuộc sống là: A.Rất cần thiết B.Cần thiết C.Ít càn thiết D.Không cần thiết Câu hỏi 6: Theo em thì môn Toán là môn học:

A.Dễ B.Không khó lắm C.Khó D.Rất khó

Câu hỏi 7: Em có thích học môn Toán không?

Phụ lục 3. PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 2

Sự quan tâm của GV về việc dạy học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn.

Chúng tôi muốn điều tra sự quan tâm hiểu biết của GV về việc dạy học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn. Xin thầy (cô) vui lòng trả lời những câu hỏi sau đây:

Họ và tên:...Trường:... Quý thầy (cô) hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà thầy (cô) chọn:

Câu hỏi 1: Thầy (cô) có thường xuyên đưa ra những bài toán có liên hệ thực tiễn trong quá trình dạy học không?

A.Thường xuyên B.Thỉnh thoảng C.Ít khi D.Không bao giờ

Câu hỏi 2: Trong quá trình dạy học, thầy (cô) có nghĩa rằng việc đưa ra những bài toán thực tiễn là cần thiết không?

A.Rất cần thiết B.Cần thiết C.Ít cần thiết D.Không cần thiết

Câu hỏi 3: Trong quá trình giảng dạy toán học (cả ngoại khóa và chính khóa), thầy (cô) có đặt ra cho HS những tình huống thực tế về toán học trong cuộc sông ngoài SGK không?

A.Thường xuyên B.Thỉnh thoảng C.Ít khi D.Không bao giờ

Câu hỏi 4: Khi dạy học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”, thầy (cô) có thường đưa ra những bài toán liên hệ thực tiễn trong quá trình dạy học không? A.Thường xuyên B.Thỉnh thoảng C.Ít khi D.Không bao giờ

Câu hỏi 5: Theo thầy (cô), việc kiểm tra đánh giá với bộ môn Toán hiện nay có nên tăng cường thêm những bài toán liên hệ với thực tiễn hay không?

Phụ lục 4. PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 3

Sự hứng thú, tích cực của HS sau khi học xong chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”

Chúng tôi muốn tìm hiểu sự hứng thú tích cực sau khi học xong chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”. Xin các em trả lời các câu hỏi sau đây:

Họ và tên:...Lớp:... Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em chọn:

Câu hỏi 1: Hãy thể hiện mức độ hứng thú của em khi học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”.

A.Bình thường B.Khá hứng thú C.Hứng thú D.Rất hứng thú

Câu hỏi 2: Em cảm thấy những kiến thức trong chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” có áp dụng được trong thực tiễn không?

A.Không có B.Rất ít C.Thỉnh thoảng D.Thường xuyên Câu hỏi 3: Em có thấy yêu thích môn Toán hơn không?

A.Có B.Không

Câu hỏi 4: Em có muốn tiếp tục học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” không?

Phụ lục 5

Tiết 94. “TÌM GIÁ TRỊ PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ CHO TRƯỚC” I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS phát biểu được quy tắc tìm giá trị phân số của một số cho trước. 2. Kĩ năng:

- HS tính được giá trị phân số của một số cho trước.

- HS giải được các bài toán có lời văn liên quan đến giá trị phân số của một số cho trước.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, tích cực tham gia xây dựng bài. - Cẩn thận, chính xác trong tính toán.

II- Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của GV: giáo án, PHT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề ba bài toán cơ bản của phân số ở lớp 6 theo định hướng gắn với thực tiễn​ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)