Lớp Số HS
Giỏi Khá Trung bình Yếu
HS Tỉ lệ % HS Tỉ lệ % HS Tỉ lệ % HS Tỉ lệ % 6AB3 22 6 27,3 8 36,4 7 31,8 1 4,5 6AB5 19 5 26,3 6 31,6 7 36,8 1 5,3
Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả học tập môn Toán học kì I ở lớp 6AB3 và lớp 6AB5
Qua biểu đồ 3.1, chúng ta thấy chất lượng học tập môn Toán của nhóm TN và nhóm ĐC là tương đương nhau.
0 5 10 15 20 25 30 35 40
Giỏi Khá Trung bình Yếu 6AB3 6AB5
3.3.2. Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp điều tra: Phát phiếu điều tra cho cán bộ quản lí, GV chủ nhiệm, GV Toán và HS lớp 6 tại trường được chọn tổ chức TNSP để thu thập các thông tin xung quanh việc dạy và học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”.
- Phương pháp quan sát:
+ Quan sát, dự giờ một số GV trong trường để thấy được thực trạng dạy học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”.
+ Quan sát HS trong các giờ TNSP để so sánh sự khác nhau của kết quả dạy học giữa lớp TN (Các tiết học được giảng dạy theo định hướng gắn với thực tiễn) và lớp ĐC (các tiết học được giảng dạy theo phương pháp thông thường) để thấy rõ hiệu quả của việc xây dựng các giáo án chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn hỗ trợ HS học Toán như thế nào? Trong quá trình quan sát, tập trung thu thập dữ liệu về kết quả việc xây dựng các giáo án chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” hỗ trợ HS lớp 6 học toán và thái độ, tích cực của HS trong quá trình học tập trên lớp.
- Phương pháp thống kê Toán học: Thiết kế bài kiểm tra sau quá trình TNSP (Phụ lục...), nhóm TN và nhóm ĐC tiến hành kiểm tra trên giấy. Chấm và dùng phương pháp thống kê Toán học để xử lý số liệu bài kiểm tra. So sánh kết quả giữa nhóm ĐC và nhóm TN để kết luận về việc xây dựng các giáo án chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn đã góp phần nâng cao chất lượng học tập cho HS lớp 6 THCS như thế nào. Căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra của HS theo thang điểm 10, tính các thông số thống kê sau:
- Điểm trung bình các bài kiểm tra: x̅ =∑10i=1xi.fi
N , trong đó N là số bài kiểm tra,
xi là loại điểm, (fi) là tần số điểm xi mà HS đạt được. - Phương sai: s2 =∑10i=1(xi−x̅)2.fi
N−1
- Độ lệch chuẩn: s = √∑10i=1(xi−x̅)2.fi
N−1
- Hệ số biến thiên (còn gọi là hệ số phân tán): V = s
3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Đánh giá về mặt định tính
- Đối với nhóm TN: Trước khi học bài tìm giá trị phân số của một số, GV đã yêu cầu HS ôn tập lại các kiến thức liên quan đến phần trăm, phân số, hỗn số. Đối với bài tìm một số biết giá trị một phân số của nó, GV đã yêu cầu HS tìm hiểu trước về chỉ số dinh dưỡng. Kết quả: đa số HS tự tin trình bày, làm các bài toán liên quan đến chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”, HS thấy được ý nghĩa của Toán học trong thực tế, thêm yêu thích bộ môn Toán. Một số ít HS cảm thấy e ngại, thiếu tự tin, vẫn còn nhầm lẫn quy tắc khi áp dụng vào các bài toán thực tế cụ thể.
- Đối với nhóm ĐC: Các tiết học được giảng dạy theo phương pháp thông thường. Kết quả: HS tiếp thu kiến thức cũng rất tốt tuy nhiên không sôi nổi, hào hứng, số lượng HS tích cực tham gia trả lời câu hỏi của GV không nhiều và hoàn toàn phụ thuộc vào sự dẫn dắt của GV.
Một số hình ảnh thể hiện sự tích cực hoạt động của lớp TN (6AB3) khi tham gia hoạt động học tập chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”.
Hình 3.2. Học sinh lớp thực nghiệm tích cực tham gia lớp học
Hình 3.3. Học sinh lớp thực nghiệm tích cực tham gia hoạt động nhóm chuẩn bị cho tiết chuyên đề
Hình 3.4. Một số cảm nhận của phụ huynh học sinh
Kết thúc TNSP, chúng tôi có phát phiếu điều tra khảo sát cho HS (Phụ lục 4) để điều tra độ hứng thú, tích cực của HS ở lớp TN và ĐC. Kết quả thu được như sau:
Khi được hỏi câu hỏi 1: Hãy thể hiện mức độ hứng thú của em khi học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”, thống kê câu trả lời của các HS lớp TN và lớp ĐC ta có bảng sau:
Bảng 3.2. Kết quả trả lời câu số 1 trong phiếu điểu tra (Phụ lục 4)
Lớp Tổng số HS 𝐱𝐢 A B C D
TN 22 fi(TN) 1 3 4 14
ĐC 19 fi(ĐC) 5 8 4 2
Như vậy, nhìn vào bảng trên, chúng ta có thể thấy HS lớp TN cảm thấy rất hứng thú với nội dung bài học, còn hầu hết HS lớp ĐC cảm thấy chưa thật sự hứng thú với chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”.
Khi được hỏi câu hỏi 3: “Em có thấy yêu thích môn Toán hơn không?” thì 100% HS lớp TN đều trả lời là có trong khi lớp ĐC chỉ có khoảng 50% HS có cùng câu trả lời như vậy.
Tất cả những minh chứng trên cho thấy HS thật sự cảm thấy hứng thú với nội dung bài học, tích cực và yêu thích môn Toán hơn khi dạy học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn.
3.4.2. Đánh giá về mặt định lượng
Cuối tiết 100, chúng tôi tiến hành cho HS chơi trò chơi cá nhân bằng trên trang web Plicker để theo đánh giá sự hiểu bài của HS.
* Ứng dụng Plickers: Đây là công cụ hữu hiệu giúp thầy - trò củng cố, ôn tập khắc sâu kiến thức với kiểm tra trắc nghiệm. Chỉ cần giáo viên có điện thoại thông minh và lớp học có máy tính kết nối mạng Internet, mỗi học sinh được phát một thẻ in trên giấy. Thẻ của mỗi học sinh tương ứng là mã của em đó, 4 cạnh của thẻ có mã là 4 đáp án A, B, C, D. Học sinh đọc câu hỏi trên màn hình và chọn đáp án nào thì giơ cạnh có chữ đó lên trên. Khi đó giáo viên dùng máy điện thoại để quét đọc đáp án của học sinh trên thẻ và tự động nạp vào hệ thống. Sau khi học sinh trả lời bộ câu hỏi, Plicker có phần hiển thị điểm (Score sheet) tổng hợp kết quả của học sinh rất nhanh và ngay lập tức hiện trên màn hình máy tính. Có bảng thống kê theo từng học sinh xem câu nào trả lời đúng, câu nào sai và tính số % điểm đạt được của mỗi học sinh. Ngoài bảng tổng hợp theo thứ tự danh sách lớp còn có bảng kết quả theo xếp hạng từ cao đến thấp (giáo viên có thể khen thưởng học sinh có nhiều câu trả lời đúng nhất để động viên các em thi đua học tập). Bên cạnh đó còn có bảng thống kê theo câu hỏi, ở mỗi câu hỏi có thống kê tỉ lệ bao nhiêu % học sinh trả lời đúng. Dựa vào thống kê này, giáo viên biết kết quả nắm kiến thức của học sinh ở phần nào còn chưa tốt và có biện pháp bổ sung kiến thức cho các em. Câu nào học sinh sai nhiều nhất thì giáo viên hướng dẫn sửa cho các em. Hơn nữa, dữ liệu của bài kiểm tra được lưu tự động, theo từng học sinh tại trang web của Plickers để giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh. Đồng thời, khi học sinh thấy được kết quả của mình được hiển thị trên màn hình, tạo thêm sự phấn khởi, động lực để các em có ý trí vươn lên trong học tập, đồng thời tự bổ sung kiến thức để đạt được kết quả tốt hơn trong những lần sau.
Link trò chơi:
https://www.plickers.com/seteditor/5dc4f3de19ce84001762a0e9 Kết quả như sau:
Hình 3.5. Kết quả kiểm tra đánh giá qua trò chơi sau tiết 100 của lớp 6AB3
Hình 3.6. Kết quả kiểm tra đánh giá qua trò chơi sau tiết 100 của lớp 6AB5