Tổ chức thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề ba bài toán cơ bản của phân số ở lớp 6 theo định hướng gắn với thực tiễn​ (Trang 51 - 53)

1.5.2 .Các yêu cầu về mức độ chương trình

3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Chọn lớp thực nghiệm

TNSP được tiến hành tại Trường Phổ thông Song ngữ liên cấp Wellspring, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Thời gian thực nghiệm được tiến hành từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 4 năm 2019.

- Lớp TN (TN): 6AB3 với số lượng HS là 22 em. - Lớp ĐC (ĐC): 6AB5 với số lượng HS là 19 em.

Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu trường Phổ thông Liên cấp Wellspring, chúng tôi đã nhận thấy trình độ chung về môn Toán của hai lớp 6AB3 và 6AB5 là tương đương nhau. Trên cơ sở đó, chúng tôi TN tại lớp 6AB3 và lấy lớp 6AB5 làm ĐC.

Kết quả học tập môn Toán ở học kì I lớp 6 của HS hai lớp 6AB3 và 6AB5 trước khi TNSP như sau:

Bảng 3.1. Thống kê kết quả học tập của HS nhóm TN và ĐC trước khi TNSP

Lớp Số HS

Giỏi Khá Trung bình Yếu

HS Tỉ lệ % HS Tỉ lệ % HS Tỉ lệ % HS Tỉ lệ % 6AB3 22 6 27,3 8 36,4 7 31,8 1 4,5 6AB5 19 5 26,3 6 31,6 7 36,8 1 5,3

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả học tập môn Toán học kì I ở lớp 6AB3 và lớp 6AB5

Qua biểu đồ 3.1, chúng ta thấy chất lượng học tập môn Toán của nhóm TN và nhóm ĐC là tương đương nhau.

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Giỏi Khá Trung bình Yếu 6AB3 6AB5

3.3.2. Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp điều tra: Phát phiếu điều tra cho cán bộ quản lí, GV chủ nhiệm, GV Toán và HS lớp 6 tại trường được chọn tổ chức TNSP để thu thập các thông tin xung quanh việc dạy và học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”.

- Phương pháp quan sát:

+ Quan sát, dự giờ một số GV trong trường để thấy được thực trạng dạy học chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số”.

+ Quan sát HS trong các giờ TNSP để so sánh sự khác nhau của kết quả dạy học giữa lớp TN (Các tiết học được giảng dạy theo định hướng gắn với thực tiễn) và lớp ĐC (các tiết học được giảng dạy theo phương pháp thông thường) để thấy rõ hiệu quả của việc xây dựng các giáo án chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn hỗ trợ HS học Toán như thế nào? Trong quá trình quan sát, tập trung thu thập dữ liệu về kết quả việc xây dựng các giáo án chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” hỗ trợ HS lớp 6 học toán và thái độ, tích cực của HS trong quá trình học tập trên lớp.

- Phương pháp thống kê Toán học: Thiết kế bài kiểm tra sau quá trình TNSP (Phụ lục...), nhóm TN và nhóm ĐC tiến hành kiểm tra trên giấy. Chấm và dùng phương pháp thống kê Toán học để xử lý số liệu bài kiểm tra. So sánh kết quả giữa nhóm ĐC và nhóm TN để kết luận về việc xây dựng các giáo án chủ đề “Ba bài toán cơ bản của phân số” theo định hướng gắn với thực tiễn đã góp phần nâng cao chất lượng học tập cho HS lớp 6 THCS như thế nào. Căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra của HS theo thang điểm 10, tính các thông số thống kê sau:

- Điểm trung bình các bài kiểm tra: x̅ =∑10i=1xi.fi

N , trong đó N là số bài kiểm tra,

xi là loại điểm, (fi) là tần số điểm xi mà HS đạt được. - Phương sai: s2 =∑10i=1(xi−x̅)2.fi

N−1

- Độ lệch chuẩn: s = √∑10i=1(xi−x̅)2.fi

N−1

- Hệ số biến thiên (còn gọi là hệ số phân tán): V = s

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề ba bài toán cơ bản của phân số ở lớp 6 theo định hướng gắn với thực tiễn​ (Trang 51 - 53)