Thuận lợi, khó khăn địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ chuyển đổi sản xuất chè truyền thống sang chè an toàn theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 49 - 51)

1.1.5 .Nội dung quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho chè búp tươi

2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Định Hóa

2.1.3. Thuận lợi, khó khăn địa bàn

2.1.3.1. Thuận lợi

- Nhân dân các dân tộc huyện Định Hoá có truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất xây dựng cuộc sống mới, các chính

sách chuyển đổi cây trồng trong đó có cây chè theo hướng VietGAP được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi, các hộ ủng hộ chính sách.

- Cơ cấu hạ tầng đã cải thiện làm cho hoạt động giao thương trong tiêu thụ chè theo tiêu chuẩn VietGAP bớt khó khăn hơn, tiếp cận thị trường không còn quá khó khăn.

- Định Hoá có nhiều di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến, có môi trường trong lành, hệ sinh thái đa dạng, có nhiều cảnh đẹp như thác Khuôn Tát, Hồ Bảo Linh, Chùa Hang... Nhân dân Định Hoá còn giữ được nhiều nét tinh hoa của văn hoá truyền thống các dân tộc. Nếu có sự đầu tư tập trung, có trọng tâm, trọng điểm để bảo vệ, tôn tạo các di tích và xây dựng kết cấu hạ tầng thì sẽ phát huy được tiềm năng du lịch tham quan di tích và du lịch sinh thái, từ đó là cơ hội cho tiêu thụ quảng bá chất lượng chè VietGAP cho huyện.

- Là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn quỹ đất còn nhiều mang lại nhiều thuận lợi cho các hộ trong khai thác và trồng chè theo hướng VietGAP, tạo vùng chè chuyên canh lớn cho tỉnh.

2.1.3.2. Những khó khăn

- Là một huyện miền núi khó khăn, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, sản xuất còn mang tính chất manh mún và tự cấp tự túc, dân cư phân bố không tập trung mà phân tán trên địa bàn rộng trong điều kiện hệ thống giao thông còn nhiều bất cập, nên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Định Hoá sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Dân số và lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với lối sản xuất truyền thống là chủ yếu, nên thay đổi nhận thức về chè VietGAP sẽ có những khó khăn nhất định, đặc biệt là hộ nghèo hoặc hộ là người dân tộc thiểu số.

- Địa hình phức tạp đã ảnh hưởng đến thu hút nguồn đầu tư và phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp về sản xuất, chế biến chè trên địa bàn.

và lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với trình độ lạc hậu. Số cán bộ cơ sở và lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp. Một bộ phận cán bộ, công chức cấp huyện còn bất cập về trình độ, tư duy, tác phong làm việc chậm đổi mới. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham mưu, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tạo cả hệ thống trong chuyển đổi chè truyền thống sang chè VietGAP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ chuyển đổi sản xuất chè truyền thống sang chè an toàn theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)