Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong phát triển nông nghiệp huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh​ (Trang 43 - 47)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho

phát triển nông nghiệp

1.1.3.1. Yếu tố khách quan

a. Điều kiện kinh tế - xã hội:

Ngân sách nhà nước là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế xã hội, luôn chịu tác động của các yếu tố về kinh tế và xã hội:

Về kinh tế: Kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngược lại các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tư phát triển, hình thành

cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Khi kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển nền tài chính càng ổn định và phát triển, thì vai trò của NSNN càng ngày càng được nâng cao, thông qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội, hai yếu tố này luôn vận động trong mối quan hệ hữu cơ.

Về xã hội: Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định. Sự ổn định về chính trị xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường các nguồn lực tài chính. Sự ổn định chính trị xã hội ở Việt Nam hiện nay đang là yếu tố tác động tích cực để kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh tế giai đoạn vừa qua và mở ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. (Bùi Thị Mai Hoàn, 2007)

b. Chính sách và thể chế kinh tế:

Chính sách kinh tế xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển, có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng như thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài. Ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, tiếp theo sau chính sách đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, Chính phủ đã liên tục thực hiện các chính sách kinh tế mở “đa phương hóa, hiện đại hóa” đi đôi với hoàn thiện thể chế kinh tế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển vượt bậc và đã đưa kinh tế Việt Nam từ nằm trong nhóm các nước nghèo nhất sang các nước có thu nhập trung bình của thế giới. Theo đó nguồn lực gia tăng, chính sách tài khóa phát huy được hiệu lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

c. Cơ chế quản lý ngân sách nhà nước:

Đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN, mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách, phân định thu - chi giữa các cấp ngân sách, mở rộng quyền chi phối quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phòng, nâng cao quyền tự quyết của ngân sách

cấp dưới trong hệ thống NSNN đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý hệ thống ngân sách quốc gia. Trong thời gian qua, việc liên tục đổi mới cơ chế quản lý ngân sách đã đem lại những biến chuyển tích cực và hiệu quả trong quản lý hệ thống ngân sách Quốc gia. Nhờ đó nguồn thu ngân sách không ngừng tăng tên, đầu tư công ngày càng có vị thế, NSNN từng bước vào thế cân đối tích cực trong quá trình phát triển kinh tế theo xu hướng hội nhập.

d. Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính:

Hệ thống các chính sách trích thưởng thu vượt kế hoạch vào ngân sách các cấp ngân sách địa phương, quyền chi phối kết dư ngân sách cuối năm và sử dụng quỹ dự trữ tài chính, quỹ dự phòng đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phương, phát huy tính năng động sáng tạo trong khai thác các nguồn thu hiện hữu và các nguồn thu tiềm năng ở địa phương. Đây là động lực quan trọng cho mở rộng nguồn thu, tăng thu ngân sách và bảo đảm cân đối bền vững của hệ thống NSNN.

đ. Phương pháp quản lý ngân sách nhà nước:

Phương pháp quản lý NSNN thực hiện theo quy định của Nhà nước về ngân sách, phương pháp quản lý thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho ngân sách địa phương nhằm quản lý và sử dụng nguồn tài chính một cách linh hoạt, đáp ứng cho hoạt động quản lý tài chính nói chung và quản lý NSNN cho nông nghiệp nói riêng. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị quản lý địa phương trong việc sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng và tận dụng lợi thế vốn có của địa phương để thực hiện mục tiêu đã đề ra cho phát triển kinh tế xã hội, phát triển nông nghiệp. (Bùi Thị Mai Hoàn, 2007)

1.1.3.2. Yếu tố chủ quan

- Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý NSNN cấp huyện: Chi NSNN cho phát triển nông nghiệp là khoản chi lớn của NSNN. Để có thể kiểm soát đầy đủ, toàn diện các khoản chi NSNN cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp, Nhà nước đã tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý sử dụng vốn NSNN cho phát triển nông nghiệp với sự tham gia của nhiều cơ quan: UBND cấp tỉnh, Sở Tài chính, Phòng Tài chính, Chi cục thuế huyện..., Đây là các cơ quan được Nhà nước giao chức năng quản lý nhà nước theo ngành, quản lý về mặt tài chính.

- Quy trình nghiệp vụ: Thủ tục quản lý sử dụng vốn NSNN cho phát triển nông nghiệp phải rõ ràng, đơn giản nhưng đảm bảo tính chặt chẽ trong trong quản lý sử dụng vốn NSNN, không tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thất thoát, lãng phí NSNN.

- Trình độ lực lượng cán bộ quản lý ngân sách nhà nước:

Yếu tố con người là yếu tố trung tâm, quyết định sự thành công hay thất bại. Dù các điều kiện khác có tốt mà con người không đảm bảo trình độ thì hiệu quả đem lại không được như mong muốn. Lực lượng cán bộ quản lý NSNN được trang bị đầy đủ kiến thức, năng lực và chuyên môn thì có thể khai thác hiệu quả các nguồn vốn, quản lý đem lại hiệu quả.(Bùi Thị Mai Hoàn, 2007)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong phát triển nông nghiệp huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh​ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)