Vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong phát triển nông nghiệp huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh​ (Trang 53 - 58)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1.1. Vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Ba Chẽ là một huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh cách huyện Hạ Long 100 km theo đường bộ. Phía Bắc giáp huyện Đình Lập - Tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp huyện Hoành Bồ và thị xã Cẩm Phả; phía Đông giáp huyện Tiên Yên; phía Tây giáp huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên - Địa hình địa mạo

Ba Chẽ có diện tích tự nhiên 60.855,56 ha (chiếm 10% diện tích toàn tỉnh). Địa hình núi cao. Núi non trùng điệp chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ. Cao nhất là núi Khau Giang cao trên 900m ở phía tây huyện.

Ba Chẽ thuộc địa hình đồi núi cao nằm trong cánh cung Bình Liêu - Đông Triều, các dãy núi chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Ba Chẽ có địa hình dốc bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất tạo thành các thung lũng hẹp và các con suối, sông lớn nhỏ. Độ cao trung bình của Ba Chẽ từ 300m - 500m so với mực nước biển. Đất có độ dốc lớn, phần lớn trên 20o. Chủ yếu là đất dốc nên người dân Ba Chẽ sống chủ yếu bằng nghề rừng. Đất nông nghiệp rất hẹp và manh mún, chủ yếu là các thung lũng dưới chân núi có thể cấy lúa nước, còn phần lớn là ruộng bậc thang và đất đồi trồng lúa nương, sắn, ngô, khoai. Đồng thời với địa hình dốc thoải ở một số khu vực thuộc các xã Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn là điều kiện tốt để phát triển đồng cỏ chăn nuôi.

- Khí hậu

Ba Chẽ nằm trong vùng khí hậu mang tính đặc trưng của các tỉnh trung du và miền núi. Đó là khu vực nhiệt đới gió mùa, phân làm hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa. Mua khô (mùa Đông) bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. thời kỳ này rét, mưa ít, nhiệt độ bình quân dưới 200C, tháng lạnh nhất là tháng 1 (t0 = 15,20C). Độ

ẩm trung bình 80,33% là điều kiện cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Độ ẩm cao cũng là nguyên nhân dẫn đến cây trồng nhiều sâu bệnh.

Đặc điểm tình hình khí hậu trên địa bàn huyện cho thấy mùa khô kéo dài không lâu, nhưng sẽ là thích hợp cho việc đa dạng hoá cây trồng ngắn ngày thích nghi với mùa khô ở các địa phương này, mùa mưa kéo dài khí hậu mát mẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu và trồng cây dài ngày nhưng cũng phải trông trừ lũ lụt có thể xảy ra.

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên * Đất đai

Huyện Ba Chẽ có tổng diện tích là 60.855,56 ha. Trong đó: đất nông nghiệp năm 2017 là 15.980,58 ha (chiếm 25,8% tổng diện tích); năm 2018 là 18.600,09 ha (chiếm 30% tổng diện tích) và tăng dần đến năm 2019 là 19.063,83 ha (chiếm 30,88% tổng diện tích). Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp, vì vậy cần phải đầu tư, thâm canh, tăng vụ.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 ĐVT: Ha Chỉ tiêu 2017 2018 2019 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 60.855,56 60.855,56 60.855,56 Đất Nông nghiệp 15.980,58 18.600,09 19.063,83 Đất trồng cây hàng năm 8.524,87 8.524,87 10.413,61 Đất trồng lúa 6.169,73 6.169,73 7.034,07

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0,00 49,06 28,95

Đất trồng cây hàng năm khác 2.488,82 2.439,76 3.350,59

Đất trồng cây lâu năm 6.423,34 6.970,34 8.650,22

Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 322,15 316,07 259,05 Đất Lâm nghiệp (Diện tích đất có rừng) 28.307,75 30.628,09 32.485,85

Rừng tự nhiên 15.986,18 15.986,18 15.986,18 Rừng trồng 12.320,23 14.641,91 16.499,67 Tr.đó: Rừng trồng < 3 năm tuổi (không tính độ che phủ) 1.670,96 3.007,73 4.424,70 Đất ở 1.156,02 1.278,19 1.242,44 Đất ở nông thôn 1.015,66 1.132,38 1.092,62 Đất ở thành thị 140,36 145,81 149,82 Đất chuyên dung 3.840,88 3.937,73 5.090,72 Đất chưa sử dụng 11.387,94 8.825,94 2.713,66 Đất bằng chưa sử dụng 514,56 751,09 508,92

Đất đồi núi chưa sử dụng 10.253,52 7.168,68 821,40

Núi đá không có rừng cây 309,73 513,67 684,59

Đất nuôi trồng thủy sản 463,7 677,88 1.034,84

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên môi trường Huyện Ba Chẽ)

Diện tích cây hàng năm nhìn chung ít có sự biến động. Diện tích cây lâu năm có xu hướng tăng lên, tăng bình quân mỗi năm là 4,76%. Diện tích cây lâu năm tăng lên là do người dân đã sử dụng một phần đất chưa sử dụng và đất rừng đã khai thác

biến động nhiều. Những năm qua diện tích đất vườn tạp giảm mạnh là do giá đất tăng lên, người đân đã chuyển mục đích sử dụng sang đất thổ cư.

Đất lâm nghiệp của huyện giảm không nhiều, giảm trung bình hàng năm là 0,4%. Đất thổ cư có xu hướng tăng lên, bình quân là 1,8% phù hợp với sự gia tăng dân số cùng với sự phát triển của huyện về việc đầu tư để xây dựng các công trình như; Trường học, nhà văn hoá, trạm y tế, bệnh viện, ….

Đất chưa sử dụng đang giảm dần trong những năm gần đây là do người dân đẩy mạnh đầu tư kỹ thuật để trồng cây lâu năm. Bình quân qua 3 năm giảm 1,11%.

* Tài nguyên nước

Sông lớn là sông Ba Chẽ, bắt nguồn từ núi Am Váp trên đất Hoành Bồ, dài 80km, lưu vực 978km2, chảy qua nhiều xã.

Đây là con sông chính lớn nhất trong hệ thống sông suối Ba Chẽ. Đoạn thượng lưu rất dốc, nhiều ghềnh thác. Từ thị trấn Ba Chẽ ra biển, lòng sông rộng dần. (Cửa sông Ba Chẽ gặp cửa sông Tiên Yên ở phía bắc và gặp cửa sông Voi Lớn ở phía nam. Chỗ gặp gỡ ba cửa sông - ba chẽ sông - chính là gốc tên Ba Chẽ. Cửa sông Ba Chẽ lớn nhất là Cửa Cái và đoạn hạ lưu sông Ba Chẽ có tên sông Cửa Cái). Ba Chẽ còn có nhiều suối lớn như suối Quánh, suối Luông, Suối Đoắng, suối Cổng, khe Lọng, khe Hổ và suối Nam Kim).

- Hệ thống sông Quánh bắt nguồn từ huyện Hoành Bồ chảy qua phía Nam xã Minh Cầm, chảy theo hướng Bắc đổ vào sông Ba Chẽ dài 85km (đây là nhánh bắt đầu nguồn chính của sông Ba Chẽ).

- Hệ thống sông Đoáng bắt nguồn từ phía Nam xã Đạp Thanh chảy về hướng Bắc, đổ vào sông Ba Chẽ dài 80km.

- Hệ thống sông Làng Cổng từ phía Nam xã Đồn Đạc, chảy về phía Bắc đổ vào sông Ba Chẽ dài 95km.

- Hệ thống suối Khe Hương, Khe Lầy, Khe Liêu, Khe Buông, Khe Tráng bắt nguồn từ phía Tây xã Lương Mông đổ vào sông Ba Chẽ dài 150km.

- Hệ thống suối Khe Lạnh từ phía Bắc xã Thanh Lâm, chảy về phía Nam đổ vào sông Ba Chẽ dài 75km.

- Hệ thống suối Khe Nháng cũng chảy từ phía Bắc xã Thanh Lâm theo hướng Nam đổ vào sông Ba Chẽ, dài 70km.

- Sông Khe Tân chảy từ phía Bắc xã Nam Sơn theo hướng Nam đổ vào sông Ba Chẽ dài 75km.

Do có hệ thống sông suối chằng chịt nên vào mùa mưa (nhất là vào tháng 8, tháng 9) thường xảy ra lũ lụt. Tại Thị trấn Ba Chẽ mực nước sông Ba Chẽ có năm dâng cao tới 5 - 6m gây ách tắc giao thông và phá hoại mùa màng của nông dân. Gần đây do việc khai thác rừng bừa bãi cho nên nguồn sinh thủy bị ảnh hưởng, lượng nước rất hạn chế.

Hầu hết các xã đều có đập nước trên các con suối, kèm theo là hệ thống kênh mương dâng nước tưới cho lúa và hoa màu. Ngoài các sông suối, nhân dân Ba Chẽ có thể tận dụng nguồn nước bằng cách đào giếng phục vụ sinh hoạt.

Nhìn chung chất lượng nước ở Ba Chẽ trong và tương đối sạch, pH trung tính đạt yêu cầu đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp. Nước trên các suối qua xử lý sẽ đảm bảo chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.

* Tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa dân tộc

* Về du lịch:

- Khu di tích Miếu Ông – Miếu Bà nổi tiếng được xây dựng từ thế kỷ 13, 14. - Tại Làng Mới có một lò sứ cổ mới được phát hiện từ năm 2009. Trải qua hơn 200 năm nhưng những hiện vật tại di chỉ này vẫn còn nguyên hiện trạng.

- Với hệ thống các sông, suối được thiên nhiên tạo hoá rất đa dạng, phong phú nên đã tạo ra được nhiều thác nước đẹp như: Thác Trúc, thác Khe Lạnh, thác Khe Ngại - xã Nam Sơn; Thác Đá Vuông, thác Sông Cổng, thác Khe O - xã Đồn Đạc; Thác Khe Lào, Thác Khe Xoong - xã Thanh Lâm; Thảo nguyên Khe Lầy - xã Đạp Thanh rất phù hợp với các điều kiện để phát triển được các điểm du lịch sinh thái.

* Về đặc sản của địa phương:

- Ba Chẽ có nhiều đặc sản, như: mía Đồn Đạc, đậu lạc Thanh Lâm, sa nhân Lương Mông, quýt ba kích Đạp Thanh, ba kích Minh Cầm, măng tre mai, cua lông…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong phát triển nông nghiệp huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh​ (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)