4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Nguyễn Sinh Cúc (2013), trong bài : “Nhìn lại Chương trình xây dựng nông thôn mới sau 2 năm thí điểm” đã cho rằng chương trình XDNTM đã huy động được nguồn lực tài chính nhiều hơn cho xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa... Tuy nhiên, các những bất cập cũng có rất nhiều như: chương trình này đòi hỏi nguồn vốn rất lớn nhưng nguồn lực từ Nhà nước và cộng đồng có hạn, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước nên tiến độ triển khai các dự án rất chậm.
Nguyễn Tiến Định (2010), trong đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuấtcơ chế chính sách huy động nội lực từ người dân vùng núi phía Bắc tham gia xây dựng
nông thôn mới” tác giả đã nêu các lĩnh vực người dân tham gia và các yếutố xác định mức độ tham gia được áp dụng bao gồm: Được tham gia vào các cuộc họp dự án (nhưng không được ra quyết định), được tham gia vào quá trình ra quyết định, tham gia thi công thực hiện (tham gia bằng ngày công lao động trực tiếp hoặc gián tiếp), được tham gia vào giám sát dự án, được tham gia quản lí bảo dưỡng công trình. Tác giả cho rằng sự tham gia của người dân có tác động đến chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn lực xây dựng công trình hạ tầng trên các khía cạnh: giảm chi phí đầu tư xây dựng công trình, giảm chi phí đầu tư ngân sách, góp phần đảm bảo chất lượng công trình và phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân.
Nguyễn Hoàng Hà (2014), trong đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứuđề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm 2020” đã cho rằng nhữngnguyênnhân chính làm hạn chế kết quả huy động vốn của Chương trình giai đoạn 2011-2013 là khả năng của ngân sách trung ương; tư tưởng trông chờ vào nguồn đầu tư từ trung ương của các địa phương; khả năng hạn chế của ngân sách địa phương....
Tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp cụ thể hoàn thiện chính sách huy động vốn đối với các nguồn trong thời gian tới.
Trương Thị Bích Huệ (2015) trong công trình nghiên cứu:“Quản lý nguồn vốn NSNN trong phát triển nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh”, đưa ra nhận định: để thực hiện phát triển nông nghiệp đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, nhất là đầu tư nâng cấp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn. Tác giả cho rằng để quản lý tốt nguồn vốn NSNN cần thực hiện tốt các khâu từ lập kế hoạch, phân bổ vốn, thanh, quyết toán, công tác kiểm tra giám sát và báo cáo. Bên cạnh đó việc ban hành các chính sách, văn bản hướng dẫn kịp thời; sự vào cuộc đồng bộ, kiểm tra, giám sát của các cấp các ngành cũng hết sức quan trọng.
Vương Đình Huệ (2012), trong bài: “Định hướng, giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn NSNN cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, đã cho rằng để phát triển nông thôn trong tình hình mới, cần thực hiện tốt những giải pháp: tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tăng cường NSNN đầu tư cho tam nông; tập
trung nguồn vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) cho các dự án phát triển giao thông nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hoàn thành cơ bản hệ thống thuỷ lợi; tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thông qua chương trình mục tiêu.