4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1.Tình hình kinh tế của huyện Ba Chẽ
Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự đoàn kết, nhất trí của nhân dân các dân tộc trong huyện, những năm qua, huyện Ba Chẽ đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Kinh tế của huyện có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Các chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015- 2020 đề ra đều đạt và vượt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 18,94%, chỉ tiêu đại hội là 13-15% (Trong đó, công nghiệp tăng 35,13%; dịch vụ tăng 12,31%; nông nghiệp tăng 5,9%). Cơ cấu kinh tế năm 2020: công nghiệp 48,2%; dịch vụ 31%; nông nghiệp 20,8%. Sản xuất nông, lâm nghiệp:
Tích cực triển khai các chủ trương, chính sách, đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, giám sát phòng chống dịch bệnh, có cơ chế hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng và sản xuất hàng hoá. Có 11.343,8 ha diện tích đạt trên 50 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 350 ha đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất trong các khâu chọn giống, nuôi trồng và chăm sóc; các giống lúa lai, lúa năng suất cao, chất lượng tốt, chiếm 16% diện tích; giống ngô lai và ngô hàng hoá đạt 100% diện tích. Chăn nuôi phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung, trang trại, đạt hiệu quả kinh tế, trên địa bàn có trên 50 trang trại, trong đó có 31 trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp (trang trại gà 4.000 – 8.000 con/lứa, trang trại lợn 1.000 – 2.000 con/lứa). Nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng phát triển, tiếp thu được nhiều dự án. Có nhiều hộ nông dân làm giàu từ sản xuất nông - lâm nghiệp, thu nhập hàng năm đạt trên 100 triệu đồng. Đã hình thành vùng sản xuất tập trung có giá trị kinh tế cao như rau, hoa và chè, vv. Sản lượng lương thực 37.000 tấn = 107,28%; trồng chè mới 320 ha = 106,6%; sản lượng chè búp tươi 24.950 tấn = 113,4%; trồng rừng mới 5.712,7 ha = 285,6%; độ che phủ rừng đạt 51,48%, vượt 3,48% so với nghị quyết đề ra.
Nhìn chung, sản xuất nông, lâm nghiệp đã có nhiều bước tiến trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển được nhiều diện
tích đất sử dụng không hiệu quả sang nuôi trồng các loại cây, con đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp đạt 5,9%/năm (chỉ tiêu Đại hội là 3,7%).
- Sản xuất CN - TTCN - Xây dựng:
Tập trung lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm sau cao hơn năm trước; thực hiện Đề án phát triển CN- TTCN và dịch vụ; triển khai các bước xây dựng 4 cụm công nghiệp. Có 3 cụm công nghiệp được quy hoạch chi tiết, trong đó một cụm đã hoàn thành giải phóng mặt bằng. Ra Nghị quyết về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất. Toàn huyện có 124 doanh nghiệp, 36 hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn, góp phần thu hút nhiều lao động tại chỗ vào làm việc, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tăng thu ngân sách. 08/08 xã, thị trấn có điện, với 98% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Số thuê bao điện thoại tăng nhanh, tính đến hết năm 2019, bình quân 12,3 máy điện thoại cố định/100 dân.
Giá trị sản xuất CN – TTCN và xây dựng đạt 1.110 tỷ đồng, bình quân tăng 39,9%/năm (tăng 13,1 % so với Nghị quyết đề ra).
Hệ thống giao thông được đầu tư phát triển. Làm mới 153,3 km đường bê tông, 66 km đường nhựa, 104,6 km đường cấp phối. Hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn không ngừng được đầu tư. Nhiều công trình thủy lợi được sửa chữa, nâng cấp và xây mới; kiên cố hóa được 15,8 km kênh mương, nâng tổng số kênh mương toàn huyện được kiên cố lên 149,3 km, đưa tỷ lệ chủ động tưới đạt 64% cho diện tích cấy lúa.
Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp không ngừng được đầu tư về số lượng và chất lượng trên cở sở tự đầu tư mua sắm của nhân dân, có hỗ trợ và định hướng phát triển của Nhà nước. Số máy cơ khí phục vụ cho nông nghiệp đến hết năm 2019 là 17.043 chiếc. Cơ sở hạ tầng từng bước phát triển, đáp ứng yêu cầu, tạo điều kiện khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
Thương mại, dịch vụ:
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư, tăng trưởng trên 12%/9m. Xây dựng mới 03 chợ tại trung tâm thuộc các xã Nam Sơn, Minh Cầm, Thanh Lâm. Thường xuyên sửa chữa, nâng cấp, duy trì hoạt động 05 chợ trong toàn huyện; đồng thời kiện toàn tổ chức, sắp xếp, quản lý các chợ nên đã nâng cao hiệu lực quản lý, đảm bảo công tác thu ngân sách đạt hiệu quả hơn.
Tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của địa phương, mở ra hướng liên doanh, liên kết, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện Cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ bình quân hàng năm tăng trên 20%. Các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường ngày càng đa dạng, phong phú như: Nhà nước, tập thể, doanh nghiệp, hộ cá thể với nhiều hình thức, phương pháp hoạt động đa dạng. Hoạt động thương mại, dịch vụ góp phần cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Công tác tài chính - tín dụng:
Tích cực khai thác các nguồn thu, kết quả thu cân đối ngân sách bình quân hàng năm tăng 24,49% (tăng 9,49% so với nghị quyết đề ra), dự ước năm 2020 là 39,5 tỷ đồng, tăng 3,1 lần so với năm 2017. Chi ngân sách đảm bảo đúng chính sách, chế độ, phục vụ đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, quốc phòng – an ninh của địa phương; ưu tiên nguồn vốn và kêu gọi thu hút, lồng ghép nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước để tập trung cho đầu tư phát triển, quan tâm cho công tác an sinh xã hội.
Các ngân hàng đã tích cực huy động vốn để đầu tư, bám sát các chương trình kinh tế của tỉnh, huyện; tập trung vốn, cho vay đạt hiệu quả, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Tổng nguồn vốn huy động đạt 468,5 tỷ đồng, tăng 147% so với năm 2017. Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế trên địa bàn đạt 462,3 tỷ đồng, tăng 153,2% so với năm 2017.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển; giảm các thủ tục không cần thiết, thực hiện thu hồi đất phục vụ các dự án đầu tư trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến hết năm 2019 đạt 98%. Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cấp, các ngành về quản lý tài nguyên, khoáng sản; ngăn chặn, xử lý nghiêm các hoạt động tài nguyên, khoáng sản trái phép. Tích cực kiểm tra, kiểm soát và xử lý kịp thời các hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Các hoạt động tài nguyên, khoáng sản cơ bản đã được kiểm soát, từng bước giải quyết tốt công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.
2.1.2.2. Về xã hội
* Dân số và nguồn nhân lực
Ba Chẽ là huyện miền núi có nhiều dân tộc sinh sống, đất rộng, người thưa, mật độ dân số thấp nhất tỉnh Quảng Ninh.
Năm 2019 (31/12/2019): Dân số huyện Ba Chẽ đạt 21.800 người, mật độ dân số trung bình là 35,8 người/km2.
Huyện Ba Chẽ có trên 4.800 hộ dân, trong đó dân tộc thiểu số trên 3.600 hộ với tổng dân số 20.619 người (tính đến hết tháng 01/2014), gồm 10 dân tộc anh em sinh sống (Dao, Tày, Kinh, Hoa, Sán Dìu, Sán Chỉ, Nùng, Cao Lan, Mường, Thái), phân bổ rải rác tại 75 thôn, khu phố; dân tộc thiểu số chiếm 80% dân số. Trong đó: dân tộc Dao chiếm 41%, Kinh 21%, Tày 16%, Sán Chỉ 14%, còn lại các dân tộc khác. Mật độ dân số bình quân 34 người/km2, trình độ dân trí không đồng đều.
Các vấn đề nghèo đói và thu nhập
Công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tích cực; tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm: Năm 2016 là 3,88%, năm 2017 giảm xuống còn 1,79%, năm 2018 còn 147 hộ nghèo chiếm 1,25%, năm 2019 chỉ còn 188 hộ chiếm 0,99%.