Hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong phát triển nông nghiệp huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh​ (Trang 78 - 107)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.1. Hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển

trọng trong phát triển kinh tế xã hội chung của huyện. Trong giai đoạn vừa qua, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực đóng góp giá trị sản xuất khá lớn vào tổng sản phẩm quốc dân (chiếm 42,1%), thành tựu trong phát triển nông nghiệp đã góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người nông dân, góp phần thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo... Trong giai đoạn 2015 - 2019, huyện Ba Chẽ đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp từ nguồn NSNN nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững. Nguồn đầu tư cho phát triển nông nghiệp từ NSNN bao gồm nguồn chi thường xuyên và nguồn đầu tư phát triển, trong đó: nguồn chi thường xuyên cả giai đoạn 2015 - 2019 đạt 79.297,2 tỷ đồng (trung bình đạt 18,85 tỷ đồng/năm), nguồn đầu tư phát triển cho nông lâm thủy sản của huyện đạt 27,363 tỷ đồng (trung bình là 5,47 tỷ đồng/năm). Tốc độ tăng nguồn chi thường xuyên cho nông nghiệp của huyện đạt khoảng 32%/năm và tốc độ tăng khá ổn định qua các năm. Nguồn đầu tư phát triển nông lâm thủy sản của huyện thiếu tính ổn định hơn so với nguồn chi thường xuyên, nguyên nhân do chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện phụ thuộc vào nguồn đầu tư từ tỉnh Quảng Ninh và mỗi năm chính sách đầu tư có sự thay đổi nên giá trị đầu tư có sự biến động.

Phân tích số liệu và nghiên cứu thực tế tại huyện Ba Chẽ cho thấy, tỉ trọng đầu tư cho nông nghiệp từ nguồn chi thường xuyên khá thấp, trung bình khoảng 3,1% trong tổng nguồn chi sự nghiệp cho cả giai đoạn 2015 - 2019. Tỉ trọng tổng nguồn chi thường xuyên và đầu tư phát triển cho nông nghiệp của huyện chiếm khoảng 8% trong tổng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện. Đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện khá thấp so với tiềm năng trong phát triển nông nghiệp của huyện, để nông nghiệp thực sự trở thành thế mạnh của huyện trong thời gian tiếp theo, huyện Ba Chẽ cần sự đầu tư đúng mức và hợp lý cho nông nghiệp để phát huy được tiềm năng cũng như lợi thế của địa phương, góp phần thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn của huyện sớm đạt mục tiêu.

Bảng 3.5. Nguồn vốn đầu tư trong nông nghiệp huyện Ba Chẽ

ĐVT: triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

I Tổng nguồn vốn chi

thường xuyên 9.843,2 6.735,2 11.998,6 24.948,0 25.772,2

1.1 Chi sự nghiệp Lâm nghiệp 228,1 171,6 1.123,3 2.133,1 1.643,5

1.2 Chi sự nghiệp Nông

nghiệp 6.021,5 3.502,4 8.725,3 18.515,4 19.250,9 1.3 Chi sự nghiệp Thuỷ Lợi 3.593,6 3.061,2 2.150,0 4.299,5 4.877,8

II

Tổng nguồn vốn chi đầu tư phát triển Nông - Lâm - Thủy sản 5.381,2 2.497,3 5.074,4 8.032,2 6.378,3 III Tổng nguồn vốn NSNN 364.526, 6 365.206, 8 388.935, 0 469.132, 6 528.982, 5 Tỉ trọng đầu tư phát triển nông nghiệp

I Tổng nguồn vốn chi

thường xuyên 2,7 1,8 3,1 5,3 4,9

1.1 Chi NSNN cho Lâm

nghiệp 0,1 0,0 0,3 0,5 0,3

1.2 Chi NSNN cho Nông

nghiệp 1,7 1,0 2,2 3,9 3,6 1.3 Chi NSNN cho Thuỷ Lợi 1,0 0,8 0,6 0,9 0,9

II

Tổng nguồn vốn chi đầu tư phát triển Nông - Lâm - Thủy sản

1,5 0,7 1,3 1,7 1,2

(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Ba Chẽ, Chi cục Thống kê)

Chi thường xuyên từ NSNN đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp của huyện Ba Chẽ là khoản chi đảm bảo ổn định cho phát triển nông nghiệp, các khoản chi này phát sinh đều đặn, lặp lại giữa các khoảng thời gian trong một năm và giữa các năm, mức chi chủ yếu dựa vào chế độ và định mức chi theo quy định của Nhà nước. Khoản mục chi thường xuyên cho phát triển nông nghiệp của huyện chủ yếu trong giai đoạn vừa

giống mới, xây dựng mô hình sản xuất, hỗ trợ vật tư sản xuất, tuyên truyền, phát triển sản xuất, hỗ trợ khác trong nông - lâm - ngư nghiệp.

Bảng 3.6. Chi thường xuyên NSNN đầu tư cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2019

ĐVT: Triệu đồng TT Nguồn vốn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Cộng I Nông nghiệp 7.884,2 15.013,0 17.404,9 14.895,5 7.418,4 62.616,0 1 Nguồn vốn hỗ trợ PTSX nông thôn mới 2.916,3 3.902,4 6.317,5 8.079,8 5.335,2 26.551,2 2 Nguồn vốn hỗ trợ CT 135 2.221,3 8.886,6 9.380,0 4.705,0 25.192,9 3 Hỗ trợ KP tham dự hội chợ

OCOP Quảng Ninh đợt 2, đợt 3 63,0 63,0

4 Hỗ trợ ban chỉ đạo CTXD NTM

cấp huyện 70,0 70,0 250,0 175,0 565,0

5

Kinh phí thiết kế bộ nhận diện cho các sản phẩm: Trà hoa vàng, Thanh long Ba Chẽ, Nấm linh chi, Lá tắm người Dao, Măng Khô, mật ong, quất ngâm mật ong

376,6 376,6

6 Kinh phí tuyên truyền, tập huấn 22,0 100,0 430,6 552,6

7

Kinh phí cho phòng Nông nghiệp & PTNT huyện xât dựng website OCOP huyện Ba Chẽ

95,0 95,0

8 Kinh phí hỗ trợ phát triển chăn

nuôi nông hộ… 700,0 700,0

TT Nguồn vốn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Cộng 10

Kinh phí hỗ trợ lãi suất, tuyên truyền, tập huấn, phát triển sản phẩm OCOP

535,0 535,0

11 Sự nghiệp nông nghiệp 540,0 929,2 951,7 685,0 3.105,9

12 Trung tâm DVKTNN 2.120,0 714,0 588,5 478,4 688,2 4.589,1

II Lâm nghiệp 776,0 226,0 770,0 265,0 456,0 2.493,0

1 Hỗ trợ hoạt động Ban quản lý

rừng Việt Đức 496,0 496,0

2

Hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 18/2018/QĐ- UBND ngày 22/11/2017 của UBND tỉnh QN

520,0 520,0

3 Sự nghiệp lâm nghiệp 280,0 226,0 230,0 230,0 230,0 1.196,0

4 Kiểm lâm 20,0 35,0 226,0 281,0

Tổng cộng 8.660,2 15.239,0 18.174,9 15.160,5 7.874,4 65.109,0

(Nguồn: Báo cáo UBND huyện Ba Chẽ, 2015 - 2019)

Nhằm phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng hiện đại và bền vững, hoạt động quản lý và phân bổ NSNN cho phát triển nông nghiệp được đầu tư thực hiện theo từng thời kỳ và từng năm. Năm 2015 - 2016, huyện tập trung chi đầu tư cho hoạt động tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ; thăm quan học tập các mô hình sản xuất có hiệu quả trong và ngoài tỉnh; triển khai thử nghiệm giống cây trồng, vật nuôi mới... Chi NSNN cho các hoạt động này chiếm tỷ trọng từ 27,4% - 36% trong tổng chi thường xuyên NSNN cho phát triển nông nghiệp của huyện. Song song với hoạt động tập huấn nâng cao trình độ cho người dân, huyện Ba Chẽ tập trung chi NSNN

- 2019) và hỗ trợ vật tư trong sản xuất nông nghiệp (đầu tư 1,073 tỷ đồng), hoạt động đầu tư NSNN đã góp phần tạo diện mạo mới cho nông nghiệp của huyện với nhiều mô hình sản xuất mới có hiệu quả, từng bước hình thành vùng chuyên canh và xây dựng thương hiệu sản phẩm theo chủ trương mỗi địa phương một sản phẩm (OCOP). Từ năm 2017 - 2019, huyện Ba Chẽ chuyển hướng đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp với tổng kinh phí 5,262 tỷ đồng. Hỗ trợ phát triển sản xuất bao gồm các hoạt động hỗ trợ thông tin, tìm kiếm cơ hội đầu tư, thực hiện hoạt động liên kết với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm... Nguồn chi NSNN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn chi thường xuyên NSNN là các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư và xây dựng hạ tầng sản xuất nông nghiệp, trong giai đoạn 2015 - 2019 huyện đã đầu tư tổng kinh phí 12,459 tỷ đồng, trong đó đầu tư xây dựng hạ tầng chiếm tỷ trọng khoảng trên 65%.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây lâm nghiệp và các sản phẩm lâm nghiệp, huyện Ba Chẽ được đánh giá có tiềm năng trong phát triển các loại cây trồng lâm nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm lâm nghiệp đặc trưng của huyện như cây ba kích tím, cây dược liệu, nấm linh chi và các sản phẩm lâm nghiệp làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến giấy. Trong những năm gần đây, sản lượng và giá trị sản xuất đóng góp vào GDP của huyện từ lâm nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao (năm 2019 chiếm khoảng 47% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện). Để có được kết quả đáng ghi nhận như trên không thể thiếu được nguồn vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện Ba Chẽ, đặc biệt là nguồn đầu tư từ NSNN cho lâm nghiệp của huyện. Nguồn NSNN cho phát triển lâm nghiệp bao gồm hỗ trợ giống, quản lý bảo vệ rừng, xây dựng mô hình, xây dựng hạ tầng hỗ trợ sản xuất lâm nghiệp... Chi thường xuyên NSNN cho phát triển lâm nghiệp của huyện Ba Chẽ trong giai đoạn 2015 - 2019 có sự biến động và không đều qua các năm, nguyên nhân là do nguồn ngân sách phân bổ dành cho phát triển lâm nghiệp và ngân quỹ cân đối từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Ninh. Đặc điểm trong lĩnh vực lâm nghiệp có khác biệt so với các lĩnh vực khác như chu kỳ sản xuất thường trong thời gian dài, thời gian sinh trưởng các loại cây lâm nghiệp kéo dài, ảnh hưởng từ dịch bệnh và thiên tai ít hơn so với lĩnh vực nông nghiệp hay thủy sản... Do vậy, kinh phí đầu tư cho phát

triển lâm nghiệp mỗi năm khác nhau, không đồng đều và tùy vào mục đích của từng năm hay giai đoạn mà huyện đầu tư NSNN cho phát triển lâm nghiệp. Trong giai đoạn 2015 - 2019, phát triển lâm nghiệp của huyện đã có những kết quả đáng kể như phát triển vùng tập trung cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao và đang trở thành cây lâm nghiệp có thế mạnh đặc trưng của địa phương, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.

Huyện Ba Chẽ thuộc khu vực miền núi, địa hình có độ dốc lớn nên về mùa mưa thường có lũ lớn và mùa khô thường có hiện tượng thiếu nước... điều kiện tự nhiên ảnh hưởng khá nhiều đến phát triển lĩnh vực thủy sản trên địa bàn huyện. Hoạt động đầu tư cho phát triển lĩnh vực thủy sản trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư sửa chữa duy tu hệ thống thủy lợi. Nguồn vốn NSNN chi đầu tư cho phát triển thủy lợi của huyện khá lớn, trung bình khoảng 1,6 tỷ đồng/năm (tốc độ tăng bình quân đạt 58,1%/năm).

Kết quả bước đầu trong quá trình đầu tư phát triển thủy sản của huyện trong giai đoạn 2015 - 2019, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 36,23 ha và sản lượng khai thác đạt trên 30 tấn; xây dựng được 05 chi hội nghề cá trên địa bàn; các loài nuôi phổ biến là cá trôi, cá trắm, cá chép, cá rô phi đơn tính, cá vược... Mặc dù huyện có chính sách để phát triển thủy sản trên địa bàn nhưng giá trị sản xuất đóng góp trong lĩnh vực nông nghiệp khá thấp (khoảng 0,5%), mục tiêu chính là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho phát triển lĩnh vực nông nghiệp (trữ nước, chống hạn, cắt lũ...), phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm mục tiêu tận dụng diện tích mặt nước sẵn có và tăng thêm thu nhập cho bộ phận dân cư gần khu vực hồ, đầm và đập thủy lợi.

Đặc điểm tự nhiên và địa hình địa vật của huyện ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất (diện tích canh tác nông nghiệp nhỏ, manh mún...) và hệ thống các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu (khoảng 50% các công trình đã có dấu hiệu xuống cấp, công trình có công suất nhỏ và phân bố không đều...). Với điều kiện hiện tại, huyện thực hiện chi đầu tư NSNN cho phát triển hạ tầng phục vụ cho phát triển thủy lợi và lâm nghiệp hàng năm với số kinh phí khá cao trong tổng nguồn chi NSNN cho nông nghiệp (chiếm khoảng 4,2%/năm), năm 2017 huyện chi NSNN cao nhất với 17.409,7 triệu đồng

và năm 2019 chi NSNN thấp nhất đạt 7.418,4 triệu đồng. Biến động về nguồn chi NSNN cho đầu tư phát triển nông lâm ngư nghiệp của huyện là do nguồn phân bổ NSNN của tỉnh Quảng Ninh và các nguồn đầu tư khác (chương trình mục tiêu, xây dựng nông thôn mới...).

Với sự đầu tư từ NSNN của huyện trong giai đoạn 2015 - 2019, công trình hạ tầng phục vụ cho phát triển nông lâm ngư nghiệp của huyện đã có những kết quả ban đầu với 124 đập thủy lợi (diện tích đập đạt 15.695 m2), số tuyến kênh thủy lợi đạt 105 tuyến (với chiều dài 103.802 m), năng lực tưới tiêu phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 360,2 ha. Mặc dù có sự quan tâm đầu tư nhưng do các công trình đã được xây dựng từ lâu và đang có xu hướng xuống cấp nên cần được đầu tư nâng cấp, sửa chữa để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất trong thời gian tới. Hệ thống kênh, đập thủy lợi và hệ thống kênh mương tưới tiêu đầu tư khá cao nhưng năng lực tưới tiêu mới chỉ đáp ứng được cho khoảng 42% diện tích cây trồng trên địa bàn huyện. Như vậy, để phát triển nông lâm ngư nghiệp của huyện góp phần hơn nữa trong phát triển kinh tế xã hội thì huyện cần có chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư đúng mức, đồng thời phải quản lý hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nhằm đem lại hiệu quả thực sự trong đầu tư phát triển nông lâm ngư nghiệp phục vụ cho quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

3.3.2. Kết quả đầu tư vốn ngân sách nhà nước trong phát triển nông nghiệp

Hoạt động quản lý và đầu tư NSNN trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Chẽ trong giai đoạn 2015 - 2019 có nhiều chuyển biến tích cực, kết quả đạt được đáng ghi nhận, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp tỉ trọng không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất của huyện. Đầu tư NSNN đúng mức tạo thế và lực mới trong lĩnh vực nông nghiệp, diện tích cây trồng ổn định, năng suất và sản lượng tăng, trình độ canh tác và thâm canh có sự chuyển biến tích cực, phát huy được tiềm năng trong khai thác đất đai, lao động, vốn. Góp phần nâng cao đời sống vật chất của người dân, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước được hoàn thiện đáp ứng cho nhu cầu sản xuất trong nông nghiệp. Kết quả đầu tư vốn NSNN trong phát triển nông nghiệp của huyện trong giai đoạn 2015 - 2019 thể hiện ở một số lĩnh vực:

Giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản trong giai đoạn 2015 - 2019 tăng trung bình 18,8%/năm, chiếm tỷ trọng 42,1% trong tổng giá trị sản xuất của huyện (năm 2019). Ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản đang là ngành có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của huyện, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lao động, đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương thực của huyện. Trong cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản thì lâm nghiệp chiếm vai trò chủ đạo với 61,5% trong tổng giá trị sản xuất; nông nghiệp chiếm 38% và thủy sản chiếm 0,5% trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản.

Bước đầu đã hình thành và phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực có giá trị kinh tế trên địa bàn huyện, với các nhóm sản phẩm nông nghiệp

- Rừng trồng nguyên liệu: Kinh tế lâm nghiệp nói chung và kinh tế trồng rừng nói riêng là tiềm năng, thế mạnh của huyện. Tính đến cuối năm 2019, diện tích rừng trồng đạt 35.141 ha với khối lượng gỗ khai thác hàng năm đạt 17.054 m3 và khai thác trên 184 tấn vỏ quế tươi, hàng nghìn tấn nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất giấy. Trồng rừng nguyên liệu đã thu hút các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế đầu tư vào trong quá trình quản lý, khai thác và sử dụng nguồn lợi từ trồng rừng, hàng năm đóng góp giá trị sản xuất không nhỏ vào phát triển kinh tế lâm nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung.

- Phát triển cây dược liệu: Huyện Ba Chẽ có tiềm năng lớn phát triển dược liệu, với diện tích đất rừng trên 55,5 nghìn ha và điều kiện khí hậu ổn định phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong phát triển nông nghiệp huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh​ (Trang 78 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)