Nhóm nhân tố thuộc các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ sản xuất nông nghiệp huyện thanh sơn, tỉnh phú th (Trang 68 - 72)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.2. Nhóm nhân tố thuộc các tổ chức tín dụng

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn hộ, n=90, 2019)

Qua hình 3.4 cho ta thấy, những vấn đề quan tâm nhất của hộ nông dân khi tham gia vay vốn được họ đưa ra như sau:

Lãi suất cho vay, trên 98% các hộ được điều tra đều cho biết lãi suất chính là vấn đề mà họ quan tâm đầu tiên khi quyết định tiếp cận vốn vay TDCT.

Thủ tục vay vốn, đây là yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất đến khả năng tiếp cận vốn TDCT của các hộ nông dân, kết quả điều tra chỉ ra rằng thủ tục vay vốn rườm rà là cản trở lớn nhất đối với các hộ nông dân khi tham gia vay vốn tín dụng từ các tổ chức chính thống (72,5% ý kiến).

Thời hạn vay cũng được hộ nông dân quan tâm bởi hoạt động sản xuất chủ yếu của các hộ nông dân là sản xuất nông nghiệp có chu kỳ sản xuất dài ngắn khác nhau mà yêu cầu về vốn cũng khác nhau, bên cạnh đó, hầu hết các gia đình đều có con em đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng,... do đó, việc được vay vốn với thời hạn lâu hơn sẽ giúp cho các hộ nông dân chủ động nguồn vốn trong sản xuất và tiêu dùng (33,8% ý kiến).

Mức vay, 18,5% hộ điều tra quan tâm đến mức vay mà hộ mong muốn trước khi đưa ra quyết định vay vốn tín dụng. Bởi vì, các hộ không thể vay vốn để đầu tư vào các dự án và sản xuất lớn thông qua các tổ chức Đoàn thể.

Hộp 1: Vay vốn ở Ngân hàng CSXH thuận lợi hơn

Ông B.T.M, ở xã Văn Miếu cho biết:

“Nhà tôi hiện có 1 cháu đang theo học đại học, lại thêm 2 cháu học cấp 3 nên kinh tế gia đình khá vất vả. Tôi hiện đang vay vốn ở NHCSXH, vay vốn ở đây rất thuận lợi vì mức lãi suất thấp và thời hạn vay dài (sau khi con tốt nghiệp đại học mới phải trả cả vốn và lãi) nên gia đình cũng đỡ được một ít khó khăn về kinh tế”.

(Nguồn: Phỏng vấn hộ điều tra, 2019)

Kết quả ý kiến đánh giá của hộ nông dân về chính sách tín dụng của các tổ chức TDCT hiện nay tại 3 xã được thể hiện tại bảng 3.9 dưới đây:

Bảng 3.8 . Tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ nông dân về chính sách tín dụng tại các tổ chức tín dụng chính thống ĐVT: Hộ, %. Chỉ tiêu Agribank NHCSXH QTDND 1. Thủ tục cho vay - Dễ dàng 38,46 26,92 55,77 - Bình thường 50,00 42,31 38,46 - Phức tạp 11,54 30,77 5,77

2. Lãi suất cho vay

- Cao 51,92 23,07 61,54 - Trung bình 40,38 67,31 34,62 - Thấp 7,69 9,62 3,84 3. Thời hạn vay - Phù hợp nhu cầu 46,15 55,77 32,69 - Không phù hợp 53,85 44,23 67,31 4. Thái độ của cán bộ tín dụng - Kém nhiệt tình 19,23 17,31 28,85 - Bình thường 61,54 48,07 32,69 - Nhiệt tình 19,23 34,62 38,46

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, n=90, 2019).

Qua bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ tại 3 xã điều tra cho ta thấy:

Về thủ tục vay vốn, thủ tục vay phức tạp nhất được đánh giá tập trung chủ yếu ở NHCSXH, có tới 30,77% hộ đánh giá là thủ tục vay phức tạp. Nguyên nhân là do các hộ phải có đủ chứng nhận hộ nghèo, hoặc hộ gặp khó khăn và phải đảm bảo các điều kiện của NHCSXH. Trong khi đó, thủ tục vay Agribank có 11,54 % hộ đánh giá là phức tạp còn 50,0% đánh giá bình thường. QTDND có thủ tục vay được xem là dễ dàng nhất (55,77% số hộ đánh giá). Cùng với đó là điều kiện được vay vốn và giấy tờ xác nhận đơn giản hơn rất nhiều so với NHCSXH. Tuy nhiên, các QTDND vẫn được đánh giá là có thủ tục vay phức tạp ở mức thấp nhất 5,77%. Chính vì vậy, thủ tục cho vay chưa hẳn đã đơn giản đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nông dân. Để có thể tăng khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng của các hộ, đặc biệt trên khía cạnh thủ tục vay vốn thì cần có giải pháp

giảm thời gian xét duyệt và nhận vốn vay, đồng thời giảm bớt thủ tục hành chính và các giấy tờ không liên quan.

Về lãi suất cho vay, phần lớn các hộ cho rằng QTDND là tổ chức có lãi suất cho vay cao nhất, trong khi đó, NHCSXH được cho là tổ chức có lãi suất cho vay thấp nhất. Đối với Agribank, 51,92% số hộ cho rằng lãi suất của ngân hàng này cao và 40,38% cho rằng ngân hàng có mức lãi suất trung bình, còn lại 7,69% cho rằng như vậy là ở mức thấp. NHCSXH là ngân hàng được đánh giá có lãi suất vừa phải (67,31% hộ đánh giá lãi suất của ngân hàng này ở mức trung bình). Vậy, lãi suất của các tổ chức không đồng đều và mức lãi suất NHCSXH được cho là phù hợp với nhu cầu về lãi suất của người dân. Tuy nhiên, lãi suất này là do có sự hỗ trợ và điều tiết của Nhà nước, nên để duy trì mức lãi suất như vậy đối với Agribank và QTDND là rất khó khăn.

Về hạn vay, trên 50% số hộ nông dân cho rằng thời gian cho vay tại cả 3 tổ chức TDCT còn chưa phù hợp, đặc biệt là hộ chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lâu năm đòi hỏi phải dài ngày. Vì qua thực tế, thấy rằng, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, các tổ chức tín dụng đều hạn chế nợ xấu, nên cho vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng kiểm soát tốt hơn tình trạng nợ xấu. Chính điều này có tác động không nhỏ đến chiến lược đầu tư lâu dài sản xuất của hộ, cũng như làm tăng chi phí sản xuất cho tăng chi phí trung gian.

Bên cạnh những yếu tố trên, thái độ và sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng

cũng được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ nông dân. Thực tế, đa số các hộ tiếp cận thông tin vốn vay và lựa chọn phương thức vay là nhờ vào sự gợi ý của cán bộ tín dụng trên cơ sở xem xét phương án sản xuất và điều kiện của hộ. Tuy nhiên, các cán bộ tín dụng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng nhưng họ lại chưa hiểu rõ đời sống của người nông dân. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giữa họ với các hộ nông dân. Kết quả điều tra cho thấy, trên 60% số hộ đánh giá cán bộ tín dụng tại cả 3 tổ chức đã làm tốt vai trò của mình. Bên cạnh đó, gần 30% số hộ đánh giá về thái độ của cán bộ tín dụng tại QTDND là kém nhiệt tình, tỷ lệ này tại Agribank và NHCSXH thấp hơn với tỷ lệ lần lượt là 19,23% và 17,31%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ sản xuất nông nghiệp huyện thanh sơn, tỉnh phú th (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)