4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5.1. Định hướng phát triển tín dụng huyện Thanh Sơn đến năm 2025
3.5.1.1. Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro củacác định chế tài chính cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
Các tổ chức tín dụng cần tăng vốn điều lệ cho các định chế này, có các chính sách hỗ trợ nhất định để tạo điều kiện cho các định chế tài chính này có thể mở rộng hơn nữa mạng lưới cho vay ở các vùng sâu, vùng xa nhằm tăng cường tính bền vững trong hoạt động của các định chế tài chính nông thôn. Đối với các hộ sản xuất tín dụng cần phải hoàn thiện công tác quản lý tài chính, nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của mình.
3.5.1.2. Tiếp tục đổi mới trong hoạt động cho vay của các định chế tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cho phù hợp với yêu cầu hội nhập và đặc
điểm của nông thôn
Xác định mức lãi suất phù hợp: người nghèo - đối tượng phục vụ chính của các chương trình tín dụng nông thôn thường được cho là không đủ sức trả lãi theo mức lãi suất thị trường. Do vậy, lãi suất cho vay thường được trợ cấp rất nhiều (thấp hơn lãi suất phổ biến trên thị trường), và thường được ấn định ở mức thấp hơn mức lạm phát, khiến cho lãi suất thực tế có giá trị âm. Xét về mặt lý thuyết, ở mức lãi suất thực âm, nhu cầu tín dụng sẽ trở nên vô hạn, cung không thể đáp ứng cầu, nguồn vốn cung ứng sẽ bị hạn chế. Và sự chênh lệch giữa giá áp đặt giả tạo và giá thực tạo ra động lực tham nhũng của cơ chế xin cho. Do đó, tín dụng có thể sẽ không đến được đúng đối tượng cần phục vụ, mà lọt vào tay những người có thế lực hoặc có quan hệ tốt, và những người này lại đem tín dụng giá rẻ cho vay lại với lãi suất cao hơn. Điều đó đã bóp méo ý nghĩa của các nguồn tín dụng giá rẻ. Mặt khác, vốn giá rẻ có xu hướng xem tín dụng là hình thức trợ cấp nên dễ nảy sinh người được vay tâm lý chây ì, không có trách nhiệm đối với việc hoàn trả vốn. Và nếu thực tế trên xảy ra thì các chương trình tín dụng sẽ không thể tiếp tục hoạt động nếu không được bơm thêm vốn từ ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, kinh nghiệm tại nhiều nước cho thấy tín dụng được trợ cấp không phải là chìa khóa cho thành công của tài chính ở cơ sở. Nhu cầu chính của người nghèo, là dễ dàng và nhanh chóng vay được được vốn, và chi phí giao dịch thấp (thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhận được tiền), chứ không phải tín dụng giá rẻ. Do vậy, để bảo đảm khả năng phát triển bền vững về dài hạn, một chương trình tín dụng cần phải áp dụng lãi suất đủ để trang trải chi phí hoạt động cũng như bảo vệ giá trị thực của nguồn vốn.
Đa dạng hoá các đối tượng phục vụ của hệ thống ngân hàng: Các số liệu thống kê cho thấy, mặc dù nợ quá hạn của HSXNN thường dưới mức 5%, thấp hơn nhiều so với con số của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Thế nhưng các định chế tài chính chính thức không nhiệt tình lắm trong
việc cho các HSXNN vay. Một trong các lý do là các HSXNN thiếu những dự án nông nghiệp lớn, mà chủ yếu là vay tiền để đầu tư sản xuất manh mún, như nuôi lợn, gà, trồng rau. Vì vậy các ngân hàng cần phải thay đổi quan điểm “chỉ phục vụ khách hàng lớn”. Nhu cầu vay vốn của HSXNN dù lớn dù nhỏ cũng nên được đáp ứng như nhau mới đảm bảo tính công bằng trong công tác tín dụng nông thôn nhằm góp phần tăng thu nhập và giảm đói nghèo ở nông thôn. Hiệu quả của đồng vốn có thể được giải quyết bằng cách hoàn thiện việc thẩm định dự án, đánh giá mức rủi ro của người đi vay.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư tín dụng nông thôn một cách hợp lý về thời hạn, cơ cấu vốn đầu tư cũng như hạn mức vốn vay: cung cấp vốn đảm bảo khai thác tiềm năng kinh tế tự nhiên của mỗi vùng, hình thành các vùng chuyên canh, vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, vùng nuôi trồng có giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh việc tập trung vốn đầu tư vốn phát triển các ngành nghề sản xuất, nông nghiệp, nông thôn, các định chế tài chính cũng cần xem xét mở rộng đầu vào lĩnh vực nghiên cứu công nghệ sinh học, tạo ra giống, cây trồng mới.
Ngoài ra, cần chú trọng cho vay đối với hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với các dự án kinh doanh có hiệu quả thuộc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã và đang được hình thành, tập trung những ngành thương mại dịch vụ, chế biến thủy sản, cơ khí sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may…, đảm bảo cung cấp đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất.
Tiếp tục cải tiến phương thức cho vay vốn của ngân hàng theo hướng giảm bớt các thủ tục phiền hà, bảo đảm hộ dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng dễ dàng, thuận tiện, để hạn chế việc phải đi vay ngoài với lãi suất cao. Ví dụ như quyền đất, cải tổ luật giao dịch bảo đảm, giảm bớt quy định quản lý (nhất là những áp đặt về lãi suất) đối với các tổ chức tín dụng.
3.5.1.3. Có chính sách thu hút và mở rộng qui mô hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô trong toàn huyện và mở rộng cho vay hộ sản xuất, hộ nghèo; tạo cầu
nối giữa tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức
Việc thu hút và mở rộng qui mô của các tổ chức tài chính vi mô, nhất là có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, nếu khai thác và phối hợp được thế mạnh của hai khu vực này sẽ đảm bảo có được nhiều dòng tín dụng và có chất lượng cao hơn cho người dân nông thôn, nhất là người nghèo. Khu vực chính thức (hệ thống ngân hàng, QTDND, các tổ chức tài chính vi mô) có nguồn vốn dồi dào hơn và có thể cho vay với lãi suất thấp; còn khu vực phi chính thức (quan hệ vay mượn gia đình, bạn bè, người thân, hội, hụi…) có cơ chế hoạt động linh hoạt, nhanh nhậy. Nhiều chương trình tín dụng nông thôn trên thế giới đã thành công nhờ biết phối hợp cả hai khu vực trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho nông thôn.
3.5.1.4. Xác định hợp lý mức độ can thiệp của Chính phủ trong các hoạt động tín dụng nông thôn nhằm thực hiện các cam kết quốc tế
Do thị trường tín dụng nông thôn còn chưa phát triển, nên Chính phủ vẫn có vai trò can thiệp nhất định để hỗ trợ cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong những trường hợp đặc biệt như khắc phục hậu quả thiên tai, hay tiến hành các chương trình ưu tiên phục vụ vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng dân tộc thiểu số thì Chính phủ có thể can thiệp trực tiếp. Tuy nhiên, can thiệp của Chính phủ không nhất thiết là phải cung cấp tín dụng với số lượng nhiều và giá rẻ mà có dưới nhiều hình thức khác; ví dụ như cung cấp vốn, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, thực hiện các chương trình thí điểm rồi từ đó nhân rộng ra, đào tạo cán bộ cho các tổ chức tín dụng, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức cho vay lưu động ở vùng khó khăn… Những biện pháp can thiệp theo cách tiếp cận cũ như áp đặt lãi suất, hạn mức cho vay… có tác động không tích cực đối với sự tăng trưởng của các tổ chức tín dụng, và cản trở bước phát triển của thị trường tín dụng nông thôn.
3.5.2. Một số giải pháp nhằm giúp tiếp cận tín dụng của hộ sản xuất nông nghiệp có hiệu quả hơn.
3.5.2.1. Nhóm giải pháp từ phía hộ sản xuất nông nghiệp
a. Tăng cường ý thức tiếp cận thông tin về thị trường tín dụng nông thôn
Để tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng thuận lợi thì vấn đề thông tin về thị trường tín dụng nông thôn đóng vai trò quan trọng. Thực tế hiện nay, việc tiếp cận thông tin về tín dụng nông thôn của các HSXNN còn hạn chế. Việc tiếp cận thông tin về tín dụng nông thôn của người lao động ở nông thôn đạt chất lượng thấp (trình độ, mức sống, tiếp cận thông tin và quyền bình đẳng). Vì vậy cần tăng cường vai trò của các kênh thông tin chính thống để nâng cao khả năng tiếp cận với các kênh tín dụng ngân hàng bảo đảm quyền lợi cho HSXNN. Chính quyền địa phương (xã) cần thành lập một bộ phận có kỹ năng chuyên sâu cập nhật thông tin chính xác, kịp thời (về thị trường tín dụng và tiến bộ khoa học kỹ thuật mới) để cung cấp cho người dân địa phương. Đa dạng hóa các hình thức cung cấp thông tin thông qua đài phát thanh địa phương mỗi ngày, niêm yết tại cơ quan (ví dụ trụ sở UBND xã).
b. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng, hạn chế hình thức tín dụng khác
Khi cung cầu vốn cân bằng thì thị trường vốn tín dụng sẽ ổn định. Theo khảo sát thực tế tại các điểm nghiên cứu, số lượng các TCTD còn ít, thậm chí hiện nay có những huyện vẫn chưa có mặt các TCTD cổ phần, do đó nguồn cung vẫn hạn chế và người dân không có nhiều sự lựa chọn về nguồn vốn vay. Do đó, cần đẩy mạnh hoạt động của các TCTD tại các huyện trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là những vùng xa xôi. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền sâu rộng cho người dân về hoạt động của các TCTD với các hình thức cho vay, các gói hỗ trợ về nông nghiệp nông thôn của Chính phủ. TCTD phải là kênh cung ứng vốn chủ đạo trên thị trường nông thôn. Hạn chế tối đa các hình thức tín dụng không lành mạnh, đặc biệt là tín dụng cho vay nặng lãi hiện nay.
c. Các HSXNN tự đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động
Các HSXNN cần tự đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có như vậy, các HSXNN sẽ luôn chủ động được các tài sản đảm bảo khi đi vay vốn tại các TCTD.
Các HSXNN phải thường xuyên kết nạp thêm xã viên, kêu gọi xã viên đóng góp bằng tiên hoặc tài sản để tăng vốn, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, mở rộng dịch vụ, ngành nghề, coi trọng công tác tiếp thị, xây dựng thương hiệu để mở rộng thị trường.
Bên cạnh đó, các HSXNN cần nâng cao năng lực quản trị điều hành của Ban quản lý; trong quá trình xây dựng dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn vay cần quán triệt tinh thần tiết kiệm, minh bạch, công khai kết quả tài chính trước Đại hội xã viên; tăng thu nhập cho xã viên thông qua cung ứng các dịch vụ, phân phối lợi tức hàng năm; tranh thủ sự giúp đỡ của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, hướng dẫn của các tổ chức tín dụng khi có nhu cầu vay vốn, tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng đào tạo nhằm nâng cao trình độ quản trị, điều hành và kỹ thuật, nghiệp vụ.
d. Thực hiện tốt chế độ kế toán trong các hộ sản xuất
Chế độ quản lý báo cáo tài chính cũng cần được nghiên cứu cụ thể để làm sao cơ quan quản lý có thể kiểm tra giám sát được hoạt động tài chính của các HSXNN theo hướng tách bạch được các chỉ tiêu: bảng cân đối tài sản, bảng cân đối kế toán, báo cáo doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của HSXNN, bảng cân đối vốn, nguồn vốn của HSXNN. Các báo cáo cần được gửi cho cơ quan quản lý tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và phải được đảm bảo minh bạch, rõ ràng thể hiện rõ về nguồn vốn kinh doanh, quỹ HSXNN, công nợ, kết quả kiểm tra tài sản cuối năm và được công bố trước Đại hội xã viên thường niên.
e. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý hộ sản xuất
Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn đối với các chức danh Ban quản trị, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng và cán bộ nghiệp vụ HSXNN.
Tiếp tục có cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
Tăng cường tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tài chính cho cán bộ chuyên môn.
Có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho cán bộ, xã viên có đủ điều kiện đi học tại các trường đại hoc, cao đẳng và trung học nghề chính quy hoặc tại chức.
3.5.2.2. Nhóm giải pháp từ phía tổ chức tín dụng
a.Tạo điều kiện thuận lợi cho hộ sản xuất nông nghiệp tiếp cận được vốn vay
Các TCTD cần ban hành quy định riêng đối với HSXNN trước hết là đơn giản thủ tục vay vốn, những điều kiện vay cần được vận dụng linh hoạt hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay. Hiện nay hầu hết các HSXNN đều vay vốn bằng hình thức trực tiếp, hơn 90% với nhiều giấy tờ cùng với quy trình vay vốn khá phức tạp. Trong trường hợp vay lại lần thứ hai, thứ ba các HSXNN phải làm lại thủ tục giấy tờ từ đầu giống như vay mới, vì vậy các TCTD cần đơn giản hoá các thủ tục và tinh giản quy trình cho vay đối với HSXNN, để các HSXNN có thể tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng.
Phát hành sổ tay tín dụng cho HSXNN khi vay vốn bằng việc cấp phát miễn phí nhằm giúp cho HSXNN hiểu các quy định cần thiết khi vay vốn.
Không nên coi tài sản đảm bảo là yếu tố quyết định trong việc cấp vốn vay. Tài sản đảm bảo chỉ là cơ sở để Ngân hàng thu hồi nợ khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ. Vì vậy, trong trường hợp bất khả kháng khi đem tài sản đảm bảo ra phát mãi thì coi như vốn của ngân hàng không được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Đối với những dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh sau khi thẩm định có hiệu quả có thể áp dụng cơ chế đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Tổ chức hội nghị khách hàng trong đó có HSXNN để phổ biến những chủ trương, chính sách, thủ tục cần thiết vay vốn, hướng dẫn phương pháp lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh cho cán bộ HSXNN.
b. Nâng cao trình độ cán bộ của các tổ chức tín dụng
Do địa bàn huyện Thanh Sơn khá rộng, thêm vào đó dân cư của huyện nhiều dân tộc, do đó việc quản lý tín dụng của cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn, có những cán bộ tín dụng phải quản lý 3 - 4 HSXNN với các món vay nhỏ lẻ, vì vậy việc kiểm tra thẩm định cho vay HSXNN gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó trình độ của CBTD về sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông hộ còn hạn chế dẫn đến việc CBTD khi cho vay HSXNN chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, chưa chú trọng đến mục đích vay vốn và sử dụng quỹ vốn tín dụng sao cho có hiệu quả. Do đó việc nâng cao trình độ cho CBTD của các TCTD là cần thiết.
Nâng cao trình độ, kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay HSXNN của CBTD nhằm tư vấn, đánh giá các dự án liên quan đến phát triển lĩnh vực nông nghiệp.
Các CBTD của TCTD phải thường xuyên tiếp xúc với HSXNN để tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến quy trình tín dụng, tiến độ giải ngân, thủtục hành chính cho các HSXNN để đẩy mạnh việc tiếp cận vốn tín dụng cho các HSXNN này.
Cán bộ tín dụng của TCTD cần hỗ trợ cho các HSXNN trong việc lập phương án kinh doanh, hạch toán chi phí sản xuất, đảm bảo tiến độ trả nợ đúng hạn.
c. Áp dụng các biện pháp tư vấn cho hộ sản xuất nông nghiệp
Các TCTD cần có biện pháp tư vấn cho khách hàng để giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các HSXNN. Các