Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ sản xuất nông nghiệp huyện thanh sơn, tỉnh phú th (Trang 45)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Để nghiên cứu tiếp cận tín dụng của HSXNN trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, tác giả xác định các chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp.

- Chỉ tiêu về cơ cấu: là xác định tỷ trọng của từng tổng thể bộ phận so với tổng thể chung: Công thức tính:

di: Cơ cấu của loại tổng thể thứ i yi là mức độ của loại tổng thể thứ i ∑yi là mức độ tổng thể chung

- Chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số chỉ tiêu sau:

+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài. Công thức tính:

∆i= yi- y1 (i=2,3,4...) Trong đó: yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

+ Tốc độ phát triển (ti ): Tốc độ phát triển được dùng để phản ánh tốc

độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian liền trước đó Công thức tính:

+ Tốc độ phát triển bình quân ( ):

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. Công thức tính như sau:

Trong đó: Tn là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n yn là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n

y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

- Tỷ lệ HSXNN: Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm số HSXNN được vay vốn, từ đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến số HSXNN được vay lại cao hoặc thấp.

Tỷ lệ HSXNN

được vay =

∑HSXNN được vay ∑HSXNN điều tra

- Số tiền bình quân một HSXNN: Chỉ tiêu này nói lên số vốn bình quân mà mỗi HSXNN được vay là cao hay thấp, từ đó tìm ra nguyên nhân tại sao số vốn bình quân một HSXNN được vay lại cao hoặc thấp.

Số tiền bình quân một HSXNN vay =

∑ lượng vốn vay ∑ HSXNN vay

- Tỷ lệ số HSXNN có đủ điều kiện được vay là cho biết xem số HSXNN có đủ điều kiện vay nhiều hay ít, để từ đó xem xét sự khó khăn khi tiếp cận của HSXNN đối với nguồn vốn tín dụng chính thống.

Tỷ lệ số HSXNN có đủ điều kiện =

∑ số HSXNN có đủ điều kiện được vay ∑ HSXNN điều tra

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm của các hộ sản xuất nông nghiệp điều tra

3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động

Kết quả điều tra 90 hộ nông dân ở 3 địa phương: Xã Địch Quả, xã Tân Minh, xã Văn Miếu cho thấy một số đặc điểm sau:

Bảng 3.1. Thông tin chung về các hộ sản xuất nông nghiệp điều tra

Chỉ tiêu Số hộ % Số lao động/hộ 1 lao động 12 13,3 2 lao động 51 56,7 Từ 3 lao động trở lên 27 30,0 Số nhân khẩu/hộ

Từ 3 nhân khẩu trở xuống 21 23,3

4-5 nhân khẩu 51 56,7

Từ 6 nhân khẩu trở lên 18 20,0

Trình độ chủ hộ

Mù chữ 2 2,2

Tiểu học 16 17,8

Phổ thông cơ sở 43 47,8

Phổ thông trung học 23 25,5

Trung cấp, cao đẳng, Đại học 6 6,7

Đất đai (m2/hộ) Dưới 1000 25 27,8 Từ 1000 - 3000 52 57,8 Trên 3000 13 14,4 Tài sản phục vụ sản xuất/hộ Dưới 1 triệu 10 11 Từ 1 triệu - 5 triệu 50 55,7 Trên 5 triệu 30 33,3 Tài sản phục vụ tiêu dùng/hộ Dưới 5 triệu 4 4,5 5 - 10 triệu 29 32,2 Trên 10 triệu 57 63,3

Thu nhập bình quân/ người / tháng

Dưới 510 nghìn 16 17,8

Từ 510 - 800 nghìn 50 55,5

+ Về số nhân khẩu/hộ điều tra:

Theo kết quả điều tra cho thấy, hộ ít nhất có 2 nhân khẩu và hộ nhiều nhất có 7 nhân khẩu, bình quân số nhân khẩu trên hộ là 4,35 nhân khẩu. Tiến hành phân tổ các hộ thành 3 nhóm: Từ 3 nhân khẩu trở xuống, 4-5 nhân khẩu, trên 6 nhân khẩu. Kết quả là có 19 hộ có từ 3 nhân khẩu trở xuống (chiếm 23,3% tổng số hộ điều tra), đây là những hộ gia đình trẻ; 51 hộ có từ 4-5 nhân khẩu (chiếm 56,7%), đây là cơ cấu gia đình bình thường, phù hợp với mức bình quân chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, số lượng hộ gia đình có số nhân khẩu từ 6 trở lên là 18 hộ (chiếm 20,0%), số lượng người ăn theo cao trong khi số lao động ít, tạo ra của cải vật chất ít nên thu nhập bình quân đầu người thấp nhưng lại chi tiêu nhiều, chất lượng cuộc sống thấp làm cho khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng càng trở lên khó khăn, dẫn tới nghèo đói.

+ Về số lượng lao động/hộ:

Kết quả điều tra cho thấy số hộ chỉ có 1 lao động chiếm tỷ lệ tương đối lớn với 12 hộ chiếm 13,3% tổng số hộ, đây là những hộ neo đơn nên khả năng phát triển sản xuất kém, khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thống. Số hộ có 2 lao động là lớn nhất, có 51 hộ chiếm 56,7% tổng số hộ điều tra, những hộ này thường có số nhân khẩu đông. Tuy nhiên, số hộ còn lại có từ 3 lao động trở lên là 27 hộ chiếm 30,0%, đây là những hộ có số lao động lớn đóng góp vào lực lượng sản xuất kinh doanh của địa phương, nhu cầu sử dụng vốn để mở rộng sản xuất của các hộ này là rất nhiều.

+ Về trình độ văn hóa của chủ hộ:

Như đã đề cập ở phần lý luận, trình độ học vấn của chủ hộ là nhân tố tác động trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng mở rộng đầu tư sản xuất cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống. Theo thống kê thì có 23 chủ hộ (chiếm 25,5% tổng số hộ) có trình độ học vấn phổ thông trung học và 6,7% hộ có trình độ học vấn trung cấp và cao đẳng, đây là lực lượng lao động có khả năng tiếp thu phương thức sản xuất mới cũng như hiểu biết dễ dàng được các thủ tục khi muốn tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thống. Nhưng bên cạnh đó, số chủ hộ

có trình độ trung học cơ sở vẫn còn khá lớn với 43 chủ hộ (chiếm 47,8% tổng số hộ), đặc biệt vẫn còn có 18 chủ hộ (chiếm 20,0% tổng số hộ) có trình độ tiểu học hoặc không biết chữ; đây là lực lượng lao động có khả năng tổ chức kém cũng như khả năng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng rất là khó khăn.

3.1.2. Tình hình đất đai của hộ điều tra

Kết quả điều tra cho thấy diện tích đất của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu là không cao và ngày càng có xu hướng giảm. Bình quân mỗi hộ nông dân có khoảng 1480 m2 đất, hộ thấp nhất chỉ có khoảng 118 m2 (xã Tân Minh) và hộ cao nhất có 4.380 m2 đất (ở xã Địch Quả).

Có 52 hộ có tổng diện tích đất từ 1000 - 3000 m2 chiếm 57,8% tổng số hộ điều tra; số hộ có diện tích dưới 1000 m2 là 25 hộ (27,8%) và 13 hộ có diện tích đất đai trên 3000 m2. Những hộ có diện tích đất thấp chủ yếu tập trung ở xã Tân Minh, những hộ có tổng diện tích đất đai cao hơn thuộc 2 xã Địch Quả và Văn Miếu. Thiếu đất là một trong những yếu tố cản trở việc sản xuất kinh doanh đặc biệt là các hộ thuần nông và đây cũng là yếu tố cản trở việc tiếp cận nguồn vốn vay TDCT của các hộ nông dân.

3.1.3. Tình hình tài sản của hộ điều tra

Kết quả điều tra cho thấy, số hộ có đầu tư và mua sắm các dụng cụ và trang thiết bị phục vụ sản xuất với giá trị dưới 5 triệu đồng chiếm tỷ lệ lớn 61,1% trên tổng số điều tra. Trong đó, số hộ có tài sản phục vụ sản xuất trên 5 triệu chiếm tỷ lệ khá lớn với 32 hộ trên tổng 90 hộ điều tra, đạt 35,6%. Số lượng hộ nông dân thiếu công vụ phục vụ cho quá trình sản xuất chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ 3,3% trên tổng hộ điều tra. Điều này chứng tỏ các hộ đã có sự đầu tư và chủ động được trong công tác phục vụ sản xuất cho gia đình.

Bên cạnh đó, với khối lượng tài sản ước tính trên 10 triệu đồng nhằm phục vụ cho sinh hoạt và tiêu dùng thì có tới 63,3% hộ điều tra nằm trong khoảng này. Trong khi đó, tỷ lệ nhỏ - chỉ 4,5% hộ có khối tài sản phục vụ cho tiêu dùng ước tính dưới 5 triệu đồng, đây được xác minh là các hộ thuộc nhóm cận nghèo và neo đơn trong khu vực nghiên cứu.

3.1.4. Tình hình tham gia các tổ chức đoàn hội

Trong quá trình sản xuất và sinh sống ở nông thôn việc gia nhập các tổ chức đoàn hội là tự nguyện. Theo kết quả điều tra cho thấy 100% các hộ nông dân ít nhất là thành viên của một tổ chức đoàn hội nào đó. Thậm chí có những hộ nông dân là thành viên của 2 - 3 tổ chức đoàn hội.

Ngoài Hội nông dân thì Hội phụ nữ cũng có số thành viên đông đảo với 74 hộ (chiếm 82,2% tổng số hộ). Hầu hết các hộ nông dân là thành viên của hội này để được nhận những lợi ích, ưu ái mà xã hội dành cho họ. Thực tế cho thấy có rất nhiều chương trình dự án cho vay vốn với lãi suất ưu đãi chỉ dành riêng cho đối tượng là phụ nữ. Ngoài ra tỷ lệ hộ nông dân là thành viên của Đoàn thanh niên và Hội Cựu chiến binh cũng chiếm một tỷ lệ khá cao. Vai trò của các tổ chức đoàn hội có ý nghĩa khá quan trọng, họ nhiều khi đóng vai trò đỡ đầu cho các hộ trong quá trình làm ăn. Lợi ích của các hội mang lại là không cần bàn cãi, điều này thể hiện rất rõ ràng trong việc nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống và những vấn đề khác.

3.1.5. Tình hình thu nhập của các hộ điều tra

Tổng hợp số liệu về thu nhập của hộ nông dân điều tra tại thời điểm cuối năm 2019 trên cơ sở phân tổ thu nhập bình quân đầu người/tháng thành các nhóm khác nhau ta thấy:

Nhóm thứ nhất là những hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 510 nghìn đồng/tháng; nhóm này chiếm tỷ lệ 17,8% số hộ điều tra với 16 hộ. Những hộ có bình quân thu nhập thấp như vậy được xếp vào nhóm hộ nghèo, đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn.

Nhóm thứ hai là những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 510 - 800 nghìn đồng/tháng; nhóm này chiếm tỷ lệ lớn nhất lên tới hơn 55,5% số hộ điều tra với 50 hộ. Nhóm có thu nhập như vậy đảm bảo được mức sống tương đối tốt, có điều kiện phát triển sản xuất cải thiện kinh tế hộ nông dân, họ có nhu cầu cao về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là đối tượng cần hướng đến để giúp họ có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thống tốt hơn.

Nhóm thứ ba là nhóm có thu nhập bình quân đầu người khá cao ở mức trên 800 nghìn đồng/tháng, nhóm này chiếm tỷ lệ 26,7% với 24 hộ. Đây là tỷ lệ khá cao trong tổng số hộ điều tra, điều này chứng tỏ rằng đời sống của một bộ phận hộ nông dân ngày càng được nâng cao.

3.2. Thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của các hộ sản xuất nông nghiệp tại huyện Thanh Sơn xuất nông nghiệp tại huyện Thanh Sơn

3.2.1. Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thống với hộ nông dân Thanh Sơn Thanh Sơn

Qua sơ đồ 3.2 chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với các hộ nông dân. Trong đó, QTDND là tổ chức tín dụng giao dịch trực tiếp với hộ nông dân. Agribank là tổ chức vừa giao dịch trực tiếp với hộ nông dân, vừa thông qua kênh gián tiếp là các tổ chức Đoàn thể nhằm tăng cường mạng lưới hoạt động của mình đến với hộ nông dân. Riêng NHCSXH là giao dịch gián tiếp với hộ nông dân thông qua các tổ chức Đoàn thể vì đối tượng vay chủ yếu là các đối tượng chính sách.

Hình 3.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thống với hộ nông dân Thanh Sơn

Trong đó: Vay trực tiếp Vay gián tiếp Hợp tác 2 chiều

Các tổ chức Đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến

Agribank NHCSXH QTDND

Phòng giám đốc

Khách hàng

Các tổ chức Đoàn thể

binh và Đoàn thanh niên. Trong đó, hai tổ chức Đoàn thể có vai trò quan trọng và quyết định là Hội Nông dân và Hội Phụ nữ xã.

3.3.2. Thực trạng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân tại huyện Thanh Sơn hộ nông dân tại huyện Thanh Sơn

Để đánh giá được thực trạng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn, chúng tôi tiến hành phân tích theo hai tiêu chí sau: (1) Khả năng nhận được các khoản vay và (2) Tổng tiền vay mà một hộ nông dân nhận được.

* Phân tích khả năng nhận được các khoản vay của hộ nông dân từ khu vực tín dụng chính thống.

Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu tiếp cận thông tin vốn vay của hộ nông dân

Đánh giá cho thấy quá trình tiếp cận thông tin về vốn vay của các hộ còn chưa thực sự hiệu quả. Trên 90% số hộ vay vốn biết các phương thức vay vốn thông thường như: vay vốn từng lần, phương thức vay trả góp, phương thức vay theo hạn mức tín dụng, phương thức vay theo dự án. Tuy nhiên, nông dân còn có sự nhầm lẫn giữa cho vay theo dự án với phương thức cho vay trả góp theo từng lần. Điều này chứng tỏ các hộ chưa hiểu hết bản chất phương thức cho vay. Các hộ biết các phương thức vay trên là qua các cán bộ tín dụng ngân hàng giới thiệu, các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi sinh hoạt tại các hội nhóm như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,… Việc chọn

phương thức cho vay thông thường tùy thuộc vào điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ, nhưng thực tế, đa số các hộ lựa chọn phương thức cho vay nhờ vào sự gợi ý của cán bộ tín dụng trên cơ sở xem xét phương án sản xuất và điều kiện vay vốn của hộ.

Kết quả điều tra tại 3 xã điểm của huyện Thanh Sơn về khả năng nhận được các khoản vay TDCT với 90 hộ nông dân tham gia trả lời, cho thấy:

Bảng 3.2. Thực trạng khả năng nhận được khoản vay tín dụng chính thống của hộ nông dân huyện Thanh Sơn

Chỉ tiêu

Số hộ điều tra

(Hộ)

Số hộ có nhu cầu

vay vốn Số hộ được vay vốn

Mức vay trung bình (Tr.đ) Số lượng (Hộ) % Số lượng (Hộ) % Khoản vay Xã Địch Quả 30 30 100,00 22 73,33 22 23.7 Xã Tân Minh 30 29 96,66 21 72,41 21 34.3 Xã Văn Miếu 30 30 100 25 83,33 25 28.2 Tổng 90 89 98,88 68 75,55 68 28,7

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, n=90, 2019).

Số liệu phân tích kết quả điều tra khả năng nhận được các khoản vay tín dụng từ 3 tổ chức TDCT trên địa bàn huyện Thanh Sơn cho thấy:

(i) Trong tổng số 90 hộ điều tra tại 3 xã, có 89 hộ có nhu cầu vay tiếp vốn sản xuất, kinh doanh chiếm tỷ lệ98,88 %. Điều đó chứng tỏ rằng, hiện nay nhu cầu TDCT cho phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn huyện Thanh Sơn là rất lớn. Xét trên từng xã, nhu cầu vay vốn tại các xã Địch Quả và xã Văn Miếu là khá cao với lần lượt là 30/30, và 30/30 hộ điều tra, và nhu cầu thấp nhất là xã Tân Minh với 29/30 hộ điều tra.

(ii) Tỷ lệ hộ nhận được các khoản vay tín dụng từ khu vực chính thống chiếm tỷ lệ khá cao 75,55%/tổng hộ điều tra, 68 hộ với 68 khoản vay. Xét trên từng xã, xã Địch Quả có 22 hộ nhận được 22 khoản vay, xã Tân Minh có 21hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ sản xuất nông nghiệp huyện thanh sơn, tỉnh phú th (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)