4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.2. Thực trạng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của các hộ
hộ nông dân tại huyện Thanh Sơn
Để đánh giá được thực trạng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn, chúng tôi tiến hành phân tích theo hai tiêu chí sau: (1) Khả năng nhận được các khoản vay và (2) Tổng tiền vay mà một hộ nông dân nhận được.
* Phân tích khả năng nhận được các khoản vay của hộ nông dân từ khu vực tín dụng chính thống.
Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu tiếp cận thông tin vốn vay của hộ nông dân
Đánh giá cho thấy quá trình tiếp cận thông tin về vốn vay của các hộ còn chưa thực sự hiệu quả. Trên 90% số hộ vay vốn biết các phương thức vay vốn thông thường như: vay vốn từng lần, phương thức vay trả góp, phương thức vay theo hạn mức tín dụng, phương thức vay theo dự án. Tuy nhiên, nông dân còn có sự nhầm lẫn giữa cho vay theo dự án với phương thức cho vay trả góp theo từng lần. Điều này chứng tỏ các hộ chưa hiểu hết bản chất phương thức cho vay. Các hộ biết các phương thức vay trên là qua các cán bộ tín dụng ngân hàng giới thiệu, các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi sinh hoạt tại các hội nhóm như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,… Việc chọn
phương thức cho vay thông thường tùy thuộc vào điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ, nhưng thực tế, đa số các hộ lựa chọn phương thức cho vay nhờ vào sự gợi ý của cán bộ tín dụng trên cơ sở xem xét phương án sản xuất và điều kiện vay vốn của hộ.
Kết quả điều tra tại 3 xã điểm của huyện Thanh Sơn về khả năng nhận được các khoản vay TDCT với 90 hộ nông dân tham gia trả lời, cho thấy:
Bảng 3.2. Thực trạng khả năng nhận được khoản vay tín dụng chính thống của hộ nông dân huyện Thanh Sơn
Chỉ tiêu
Số hộ điều tra
(Hộ)
Số hộ có nhu cầu
vay vốn Số hộ được vay vốn
Mức vay trung bình (Tr.đ) Số lượng (Hộ) % Số lượng (Hộ) % Khoản vay Xã Địch Quả 30 30 100,00 22 73,33 22 23.7 Xã Tân Minh 30 29 96,66 21 72,41 21 34.3 Xã Văn Miếu 30 30 100 25 83,33 25 28.2 Tổng 90 89 98,88 68 75,55 68 28,7
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, n=90, 2019).
Số liệu phân tích kết quả điều tra khả năng nhận được các khoản vay tín dụng từ 3 tổ chức TDCT trên địa bàn huyện Thanh Sơn cho thấy:
(i) Trong tổng số 90 hộ điều tra tại 3 xã, có 89 hộ có nhu cầu vay tiếp vốn sản xuất, kinh doanh chiếm tỷ lệ98,88 %. Điều đó chứng tỏ rằng, hiện nay nhu cầu TDCT cho phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn huyện Thanh Sơn là rất lớn. Xét trên từng xã, nhu cầu vay vốn tại các xã Địch Quả và xã Văn Miếu là khá cao với lần lượt là 30/30, và 30/30 hộ điều tra, và nhu cầu thấp nhất là xã Tân Minh với 29/30 hộ điều tra.
(ii) Tỷ lệ hộ nhận được các khoản vay tín dụng từ khu vực chính thống chiếm tỷ lệ khá cao 75,55%/tổng hộ điều tra, 68 hộ với 68 khoản vay. Xét trên từng xã, xã Địch Quả có 22 hộ nhận được 22 khoản vay, xã Tân Minh có 21hộ nhận 21 khoản vay và xã Văn Miếu là 25 khoản vay với 25 hộ nhận được. Chứng tỏ rằng, hiện nay với nhiều chương trình, chính sách ưu đãi đối với khu
vực nông thôn đặc biệt là hộ nghèo thì mỗi hộ nông dân có khả năng tiếp cận được với nhiều nguồn tín dụng chính thống.
(iii) Mức vốn tín dụng bình quân của mỗi khoản vay từ khu vực chính thống là 28,7 triệu đồng. Phần lớn vốn vay tín dụng của các khoản vay tương đối nhỏ và giá trị khoản vay thực tế tại các địa phương có sự khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng vùng. Xét trên từng xã điều tra, tại xã Tân Minh tỷ lệ khoản vay cho mục đích kinh doanh, buôn bán là cao hơn các xã khác, với 12/25 khoản điều tra, chiếm tỷ lệ 48,00%. Trong khi đó tại 2 xã còn lại không có khoản vay nào sử dụng cho kinh doanh, tất cả đều phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như mua phân bón, thuê nhân công, thu hoạch lúa. Vì vậy, giá trị khoản vay tại xã Tân Minh cao hơn nhiều so với 2 xã còn lại.
Để đánh giá được khả năng nhận được các khoản vay của hộ nông dân tại từng tổ chức TDCT, nghiên cứu này đi sâu phân tích các khoản vay TDCT phân theo tổ chức cho vay. Kết quả điều tra tại 3 xã cho thấy, tham gia cho vay vào lĩnh vực NNNT bao gồm 3 tổ chức chính. Thứ nhất, là Agribank, thứ hai là NHCSXH, và hệ thống QTDND địa phương. Cụ thể:
Bảng 3.3. Tổng hợp các khoản vay TDCT phân theo tổ chức cho vay
Chỉ tiêu Đơn vị Agribank NHCSXH QTDND
Số hộ điều tra có nhu cầu vay vốn Hộ 29 34 26
- Số hộ /tổng điều tra có nhu cầu % 40,28 47,22 36,11
- Số hộ làm đơn vay vốn/nhu cầu vay % 89,66 94,12 80,77
- Số hộ làm đơn vay có đủ điều kiện vay % 79,31 82,35 65,38
Số hộ được vay Hộ 23 28 17
- Số hộ được vay trực tiếp % 39,13 0,0 100,0
- Số hộ được vay gián tiếp % 60,87 100,0 0,0
Mức vay bình quân/lượt vay Tr.đ 36.3 15.5 7.8
Số liệu phân tích cho thấy kết quả khả năng nhận được các khoản vay tại từng tổ chức TDCT của hộ trên một số mặt cơ bản sau:
(i) Số hộ có nhu cầu vay tại Agribank và NHCSXH chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể, trong 89 hộ điều tra có nhu cầu vay vốn, có 29 hộ (chiếm 32,28%) có nhu cầu vay vốn tại Agribank nhưng thực tế chỉ có 26 hộ làm đơn vay vốn và chỉ có 23 hộ nhận được khoản vay. Tại Ngân hàng CSXH có 34 hộ có nhu cầu vay (chiếm tỷ lệ 38,20%) nhưng chỉ có 32 hộ làm đơn xin vay vốn và 28 hộ nhận được khoản vay. Sở dĩ nhiều hộ muốn vay tại NHCSXH hơn vì họ được hưởng lãi suất ưu đãi cho dù là vay cho mục đích sản xuất nông nghiệp hay vay cho con đi học Đại học hoặc Cao đẳng. Mặt khác, NHCSXH cho các đối tượng vay lại là hộ nghèo, gia đình chính sách, các gia đình gặp khó khăn. QTDND chỉ có 21 hộ làm đơn xin vay (4 hộ không có tài sản thế chấp để vay) trong số 26 hộ có nhu cầu vay.
(ii) Trong tổng cơ cấu tỷ lệ khoản vay mà hộ nhận được tại khu vực chính thống, có 100% khoản vay tại NHCSXH và 60,87% khoản vay tại Agribank là hộ vay gián tiếp thông qua tổ chức Đoàn thể. Tại Agribank, các hộ có thể trực tiếp tới ngân hàng làm đơn xin vay vốn nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tài sản thế chấp và dự án sản xuất, trong trường hợp hộ không có tài sản thế chấp thì hộ có thể vay thông qua sự bảo lãnh của các tổ chức Đoàn thể như HPN, HND, HCCB. Kết quả điều tra 23 khoản vay tại Agribank, có 14 khoản vay hộ vay gián tiếp và 9 khoản vay trực tiếp tại ngân hàng. Khác với NHCSXH, QTDND lại cho các hộ vay trực tiếp không thông qua tổ chức Đoàn thể nào nên 100% các khoản vay được nhận trực tiếp, với 17 khoản vay.
(iii) Kết quả cho thấy Agribank là tổ chức có độ sâu tín dụng cao nhất trong 3 tổ chức cho vay, bình quân 36 triệu đồng/khoản vay trong khi đó QTDND là thấp nhất, chỉ vào khoảng 8 triệu đồng/khoản vay và NHCSXH là gần 16 triệu đồng/khoản vay. Điều này chứng tỏ Agribank vẫn là đơn vị tín dụng mạnh trong việc cung cấp khoản vay cho các đối tượng có nhu cầu vốn.