4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Việc thu thập số liệu bao gồm việc sưu tầm và thu thập các số liệu thông tin liên quan đã được công bố và thu thập những số liệu mới trên phạm vi huyện, xã được chọn điểm và các hộ điều tra.
2.3.2.1. Thu thập tài liệu đã công bố
Bao gồm các thông tin về sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, kinh tế hộ nông dân của xã, các tài liệu liên quan đến chính sách nông nghiệp, tài chính, tín dụng, thực trạng cung vốn tín dụng cho hộ nông dân của các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn huyện.
Những tài liệu này được thu thập chủ yếu từ những số liệu đã công bố của các cơ quan, tổ chức như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, xã; các QTDND của xã; các tổ chức hội; các bộ phận chức năng ở những xã thuộc điểm nghiên cứu.
Ngoài ra, một số thông tin được thu thập từ các cơ quan thống kê Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các bộ ngành liên quan cũng như từ các tạp chí chuyên ngành, báo chí liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet...
2.3.2.2. Thu thập số liệu mới
Số liệu mới bao gồm những số liệu phản ánh về trình độ, nhân khẩu, lao động, đất đai, tài sản, tình hình vay vốn (vay hay không vay, nguồn nào, thông qua tổ chức nào, tại sao vay, vay được bao nhiêu, thời hạn vay, lãi suất vay, thời gian vay, mục đích vay...), thu thập nguyện vọng, các ý kiến đánh giá của hộ...
Vì những số liệu này chưa có sẵn nên việc thu thập các số liệu mới được thực hiên thông qua các phương pháp sau:
* Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)
Phương pháp được thực hiện bằng cách thực địa để quan sát, phỏng vấn không chính thức cán bộ và người dân địa phương nhằm thu thập thông tin đã có tại điểm nghiên cứu. Để có những thông tin ban đầu về nâng cao năng lực tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân chúng tôi đã quan sát, phỏng vấn một số cán bộ, những người trực tiếp lãnh đạo, quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn huyện như NHNo & PTNT, QTDND, NHCSXH. Phỏng vấn một số cán bộ UBND xã, các đồng chí trưởng thôn là
những người am hiểu về tình hình địa phương. Bên cạnh đó chúng tôi tiến hành quan sát, phỏng vấn một số hộ nông dân không chủ định trước, sau đó tập hợp lại những thông tin quan sát được, những ý kiến phỏng vấn trên và tiến hành phân tích để có những nhận định ban đầu về sự năng lực cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân trên địa bàn huyện.
* Điều tra hộ: Thực hiện phương pháp này bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chọn mẫu điều tra.
Trên cơ sở các điểm nghiên cứu đã được lựa chọn chúng tôi xác định số hộ cần điều tra là 90 hộ chia đều cho 3 xã: Xã Địch Quả; Xã Tân Minh và xã Văn Miếu. Mỗi xã điều tra 30 hộ một cách ngẫu nhiên không phân biệt là hộ đó đã được vay vốn hay chưa ở các tổ chức tín dụng chính thống. Trong số các hộ này được tổng hợp thành 3 loại hộ (hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo).
Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra.
Phiếu điều tra được xây dựng cho hộ điều tra, nội dung của phiếu điều tra bao gồm thông tin chủ yếu sau:
- Những thông tin cơ bản về hộ điều tra như: Họ tên, tuổi chủ hộ, giới tính, trình độ văn hoá, số lao động, loại hộ, những tài sản chủ yếu dùng để thế chấp vay vốn, những ngành nghề sản xuất chủ yếu của hộ...
- Tình hình vay vốn của hộ gia đình như: Số lượng vốn, thời gian vay, lãi suất vay, mục đích vay vốn, nơi vay, kết quả sản xuất kinh doanh của hộ trước và sau khi vay vốn...
- Những thông tin về nhận thức của các hộ điều tra với đối với tín dụng như: ý kiến của hộ về thủ tục vay, lãi suất vay, cán bộ tín dụng, hiểu biết của hộ về tín dụng và tiếp cận vốn tín dụng chính thống…
Bước 3: Phương pháp điều tra.
- Phỏng vấn thử sau khi thiết lập phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn thử một số hộ nông dân và bổ sung, sửa đổi một số nội dung điều tra từ đó hoàn chỉnh phiếu điều tra.
ở phiếu điều tra.