Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ sản xuất nông nghiệp huyện thanh sơn, tỉnh phú th (Trang 74 - 75)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.4. Nguyên nhân của hạn chế

Hoạt động tiếp cận tín dụng của các HSXNN huyện Thanh Sơn trong giai đoạn 2017 - 2019 còn tồn tại nhiều hạn chế do những nguyên nhân sau:

3.3.4.1. Nguyên nhân từ phía hợp tác xã

Năng lực tài chính của đa số HSXNN còn thấp. Vốn đầu tư vào tài sản cố định chiếm đa số, nên vốn lưu động thiếu; phần chênh lệch nợ phải thu lớn hơn nợ phải trả tương đối lớn; tài sản, máy móc thiết bị lạc hậu, không đủ giá trị để thế chấp khi vay vốn.

Thiếu dự án đầu tư, phương án sản SXKD có hiệu quả. Tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước còn tồn tại ở một số HTX. Năng lực quản trị, điều hành của Ban quản trị chưa đáp ứng được yêu cầu, nên khó đáp ứng yêu cầu xin vay, chủ nhiệm HSXNN thường thay đổi nên tính chịu trách nhiệm chưa cao.

3.3.4.2. Nguyên nhân từ phía tổ chức tín dụng

Theo phần lớn các TCTD do trình độ lập dự án đầu tư, phương án kinh doanh; năng lực quản lý điều hành của phần lớn HSXNN chưa đáp ứng được yêu cầu nên gặp nhiều khó khăn khi làm thủ tục vay vốn; các TCTD cũng sợ mất vốn do chủ nhiệm HSXNN hay thay đổi, không có người chịu trách nhiệm đến cùng các khoản vay.

Các TCTD thường chỉ có quy định thể thức, điều kiện vay vốn cho tất cả các loại khách hàng mà chưa có quy định, hướng dẫn riêng cho từng loại HTX, đặc biệt là HSXNN, chưa chủ động, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho HSXNN xin vay vốn.

3.3.4.3. Về phía cơ quan Nhà nước

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị đinh số 88/2004/NĐ-CP về một số chính sách hỗ trợ, phát triển sản xuất nông nghiệp trong đó có chính sách tín dụng chưa được Bộ, Ngành có liên quan ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ sản xuất nông nghiệp huyện thanh sơn, tỉnh phú th (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)