Các tiêu chí đánh giá công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế của chi cục thuế quận cầu giấy​ (Trang 25 - 27)

1.2.5.1. Các tiêu chí định lượng

Ngày 22 4 2013, Tổng cục Thuế đã có Quyết định số 688 QĐ-TCT bộ ban hành chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế. Theo đó, các tiêu chí định lƣợng dùng để đánh giá công tác kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế gồm: Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra; Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm, Số thuế truy thu bình quân một cuộc kiểm tra; Số doanh nghiệp đã kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận kiểm tra; Tỷ lệ số thuế truy thu sau kiểm tra trên tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý. Cụ thể:

(1) Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra

Đây là tiêu chỉ dùng để đánh giá mức độ hoàn thành công việc kiểm tra tại trụ sở NNT mà cán bộ kiểm tra thuế đã thực hiện trong năm đánh giá. Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra bằng Số doanh nghiệp đã kiểm tra trong năm Số doanh nghiệp đang hoạt động x 100%.

(2) Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm

Tiêu chí này đƣợc tính bằng số doanh nghiệp đã kiểm tra trong năm và kết quả kiểm tra doanh nghiệp có sai phạm trên số doanh nghiệp đã hoàn thành kiểm tra trong năm (Bao gồm: số doanh nghiệp kiểm tra năm trƣớc nhƣng hoàn thành trong năm đánh giá + số doanh nghiệp bắt đầu kiểm tra và hoàn thành trong năm đánh giá).

(3) Số thuế truy thu bình quân một cuộc kiểm tra Số thuế truy thu bình

quân 1 cuộc kiểm tra =

Tổng số thuế truy thu sau kiểm tra Số doanh nghiệp đã kiểm tra trong năm (4) Số doanh nghiệp đã kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận kiểm tra

Đây là tiêu chí dùng để đánh giá khối lƣợng công việc đã thực hiện của cán bộ bộ phận kiểm tra thuế.

Công thức tính:

Số doanh nghiệp đã kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận kiểm tra =

Số doanh nghiệp đã kiểm tra Số cán bộ của bộ phận kiểm tra (5) Tỷ lệ số thuế truy thu sau kiểm tra trên tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý

Công thức tính:

Tỷ lệ số thuế truy thu sau kiểm tra trên tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý

=

Tổng số thuế truy thu sau kiểm tra x 100% Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý

1.2.5.2. Các chỉ tiêu định tính

Các chỉ tiêu định tính bao gồm:

- Tác dụng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; tạo sự công bằng giữa các NNT; tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh. Có thể đánh giá tác

dụng này thông qua xem xét tỷ lệ đối tƣợng vi phạm bị xử lý truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế (chia theo mức xử phạt).

- Ý thức tuân thủ pháp luật thuế của NNT sau khi đƣợc kiểm tra: Tiêu chí này có thể đo lƣờng đƣợc thông qua việc so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của công tác kiểm tra thuế qua các năm, đặc biệt là các đối tƣợng đã đƣợc kiểm tra (mức độ tái phạm).

- Tác dụng phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan thuế và tạo lòng tin của NNT vào hoạt động kiểm tra. Có thể đánh gia qua chỉ tiêu: Tỷ lệ công chức thuế vi phạm pháp luật trong kiểm tra; tỷ lệ công chức thuế vi phạm pháp luật bị xử lý (chia theo hình thức); những vụ việc vi phạm quan trọng và nhạy cảm đƣợc phát hiện và xử lý…

- Mức độ phát hiện những bất hợp lý của pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng qua kiểm tra thuế: Thông qua kiểm tra thuế, trên cơ sở những vị phạm của NNT, cán bộ kiểm tra thuế thực hiện truy lần, đối chiếu với quy định của pháp luật thuế và pháp luật có liên quan, đã phát hiện ra những bất hợp lý của pháp luật. Từ đó, có những đề xuất sửa đổi hoặc kiến nghị đối với cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi, đảm bảo tính phù hợp và chặt chẽ của pháp luật.

- Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra đƣợc đánh giá theo k (quý, năm) và đƣợc chia theo nhiều sắc thuế; theo hình thức kiểm tra; theo loại NNT và từng nội dung kiểm tra tƣơng ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế của chi cục thuế quận cầu giấy​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)