Bài học rút ra cho Chi cục thuế quận Cầu Giấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế của chi cục thuế quận cầu giấy​ (Trang 31)

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Chi cục thuế quận Ba Đình có thể đƣa ra một số bài học kinh nghiệm hữu ích cho Chi cục thuế quận Cầu Giấy, để xây dựng nền tảng vững chắc trong quá trình kiểm tra thuế trong thời gian tới nhƣ sau:

Chuẩn hoá lực lƣợng kiểm tra về cả số lƣợng và chất lƣợng. Tăng cƣờng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra của cán bộ công chức làm công tác kiểm tra một cách chuyên sâu, chuyên nghiệp. Tổ chức các lớp đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn thuế, kế toán chuyên sâu về theo từng lĩnh vực, đối tƣợng..., nghiệp vụ kiểm tra từng sắc thuế, quy trình quản lý thuế, kiểm tra theo nhóm ngành kinh tế và các kỹ năng khác nhƣ quan sát, phỏng vấn, phát hiện gian lận… cho lực lƣợng công chức kiểm tra viên thuế. Điều này giúp cán bộ thuế đƣợc trau dồi, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ và khả năng ứng biến với từng NNT với các đặc thù khác nhau.

Cơ cấu lại bộ phận kiểm tra thuế các cấp theo hƣớng chuyên môn hóa, hình thành các bộ phận chịu trách nhiệm một hoặc một vài khâu trong quy trình kiểm tra: bộ phận chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích rủi ro, lập kế hoạch kiểm tra; bộ phận thực hiện kiểm tra và xác định thuế.

Đẩy mạnh vận dụng các ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ công tác kiểm tra: Xây dựng hệ thống tích hợp thông tin, dữ liệu từ doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan nhƣ cơ quan Công an, Hải quan, Thanh tra chính phủ, Ngân hàng, hiệp hội ngành nghề, cơ quan thống kê... Xây dựng hoặc mua và tổ chức hƣớng dẫn sử dụng các phần mềm phân tích thông tin ĐTNT, kết hợp tham chiếu với các thông tin thu thập qua công tác quản lý để hỗ trợ công tác xác định rủi ro thuế, lựa chọn đúng đối tƣợng, đúng nội dung cần kiểm tra.

Quy định thời gian kiểm tra dài hơn để đảm bảo công chức làm công tác kiểm tra có đủ thời gian thu thập, phân tích thông tin và kiểm định nội dung phân tích.

Cần chú trọng công tác tổng kết rút kinh nghiệm cho tất cả các thành viên (cá thể) tham gia kiểm tra thuế tại trụ sở NNT. Rút kinh nghiệm về cách làm việc tập thể, sự phối hợp theo nhóm; Rút kinh nghiệm về hoạt động điều hành ở cấp tập thể, tổ, phòng, ban khi tiến hành kiểm tra. Kết quả của việc rút kinh nghiệm là những vấn đề cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục. Tài liệu tổng kết sẽ là những bài học giúp cho công tác kiểm tra thuế, thậm chí có vấn đề ích lợi cho cả ĐTNT và các cơ quan liên quan.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thuế nhằm phổ biến chính sách pháp luật, tăng cƣờng ý thức tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế của NNT, hạn chế tối đa sai sót, vi phạm về thuế, đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Việc này giúp NNT hiểu biết về chính sách pháp luật của nhà nƣớc cũng nhƣ chính sách thuế, đặc biệt là các quy định đặc thù với ngành nghề kinh doanh của đơn vị. Chi cục cần tổ chức thƣờng xuyên những hội nghị đối thoại với NNT, tổ chức tập huấn về những nội dung, vấn đề nóng nhằm giúp DN cập nhật nhanh chóng chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc khi thực thi nghĩa vụ thuế của mình.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng ph p thu thập, tổng hợp số liệu

Để tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng tài liệu thứ cấp bằng cách sử dụng trang web chính thức của Thuế Việt Nam (http://gdt.gov.vn/wps/portal), qua các báo cáo tổng kết, niên giám thống kê, tạp chí khoa học có uy tín, mạng Internet để tìm hiểu các thông tin, thống kê các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn thu thập các thông tin liên quan tới đề tài nghiên cứu từ các giáo trình liên quan đến công tác kiểm tra thuế để tìm ra khung lý thuyết phù hợp cho đề tài nghiên cứu. Và quan trọng nhất là những tài liệu liệu thứ cấp đƣợc thu thập tại các đội thuế cơ sở và tại các cơ quan chuyên môn ban ngành có liên quan.

Tài liệu thu thập gồm:

- Báo cáo tổng kết thu NSNN hàng năm của Chi cục thuế quận Cầu Giấy. - Báo cáo hàng năm về công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT của Chi cục thuế quận Cầu Giấy, với các nội dung nhƣ: số lƣợng doanh nghiệp đã kiểm tra; Số tiền thuế phải truy thu, số tiền phạt vi phạm qua kiểm tra tra; Các lỗi thƣờng hay vi phạm của doanh nghiệp đƣợc tổng hợp qua kiểm tra.

- Khai thác thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung của cơ quan thuế nhƣ: Hệ thống tự khai, tự nộp (QLT), phần mền ứng dụng đăng ký thuế (TINCC), Hệ thống thanh tra, kiểm tra (TTR), Hệ thống hỗ trợ nhập báo cáo tài chính (BCTC)...

- Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên điạ bàn. - Các tài liệu liên quan khác.

Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Dựa vào những thông tin thu thập đƣợc, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác kiểm tra thuế tại

trụ sở NNT của Chi cục thuế quận Cầu Giấy, đồng thời thấy rõ những hạn chế và cập nhật thông tin giúp công tác nghiên cứu đạt hiệu quả hơn.

2.2. Phƣơng ph p xử lý số liệu

Thông tin sau khi thu thập đƣợc, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ƣu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. .

Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

Nguồn dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu cũng nhƣ các kết quả nghiên cứu đƣợc kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện Luận văn. Các nguồn dữ liệu đƣợc phân tích, tổng hợp bao gồm: Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, đƣợc thống kê, tính toán thành những chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng công tác kiểm tra thuế tại trụ sở ngƣời nộp thuế.

-Phương pháp so sánh.

So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hƣớng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất nhƣ nhau. Trên cơ sở phân tổ, phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh số liệu liên quan đến công tác kiểm tra qua thời gian. So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau:

Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự - Phương pháp phân tích

Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích trong các chƣơng của luận văn. Chƣơng 1 của luận văn đã nghiên cứu, phân tích nội dung một số công trình khoa học có liên quan để từ đó tác giả đã nhận thức và kế thừa đƣợc những kết quả nghiên cứu trong công tác kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra thuế tại trụ sở NNT nói riêng, đồng thời tìm ra các khoảng trống còn cần phải tiếp tục nghiên cứu. Chƣơng 3, trên cơ sở những số liệu đƣợc thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT của Chi cục thuế quận Cầu Giấy.

- Phương pháp tổng hợp

Trong đề tài của mình sau khi có kết quả phân tích, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để liên kết các vấn đề, các nhân tố, các số liệu, tài liệu…, từ đó có đƣợc cái nhìn tổng thể về vấn đề đang nghiên cứu.

Ở chƣơng 1, phƣơng pháp tổng hợp thể hiện rõ nhất ở phần tổng quan tài liệu, công trình nghiên cứu. Thông qua việc tổng hợp những khía cạnh nghiên cứu, những thành công, hạn chế của các công trình đã nghiên cứu về vấn đề này tác giả đã kế thừa đƣợc những thành tựu của các công trình đi trƣớc, đồng thời tránh đƣợc sự trùng lặp trong nghiên cứu của mình.

Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng nhiều nhất trong chƣơng 3, trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo và phân tích số liệu, tác giả đã tổng hợp dữ liệu để nghiên cứu đánh giá khái quát về công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT của Chi cục thuế quận Cầu Giấy từ năm 2017 đến 2019, từ đó có đánh giá chính xác những mặt đạt đƣợc và những điểm còn hạn chế, trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp sát thực về việc hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT của Chi cục thuế quận Cầu Giấy trong chƣơng 4.

Ở chƣơng 4, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đảm bảo các giải pháp đề xuất có tính thực tiễn, hiệu quả nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu

quả công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT của Chi cục thuế quận Cầu Giấy mang tính hệ thống, đồng bộ, có tính khả thi và đƣợc áp dụng trong thực tế.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA TẠI TRỤ SỞ NGƢỜI NỘP THUẾ CỦA CHI CỤC THUẾ QUẬN CẦU GIẤY

3.1. Khái quát về quận Cầu Giấy và những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm tra thuế của Chi cục Thuế Quận

3.1.1. Khái quát về quận Cầu Giấy

Quận Cầu Giấy đƣợc thành lập theo Nghị định số 74-CP ngày 22 11 1996 của Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 9 1997. Phía Đông quận Cầu Giấy giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Tây giáp hai quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, phía Nam giáp quận Thanh Xuân và phía Bắc giáp quận Tây Hồ. Khi mới thành lập Quận Cầu Giấy có 7 đơn vị hành chính bao gồm toàn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm; diện tích đất tự nhiên của Quận là 1.210,07ha, với 82.900 ngƣời.

Ngày 05 01 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 02 2005 NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, phƣờng Dịch Vọng Hậu đƣợc thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính và dân số của hai phƣờng Quan Hoa và Dịch Vọng, từ ngày 01 4 2005, phƣờng Dịch Vọng Hậu chính thức đi vào hoạt động. Từ đó đến nay quận có 8 phƣờng: Phƣờng Dịch Vọng, phƣờng Mai Dịch, phƣờng Nghĩa Đô, phƣờng Nghĩa Tân, phƣờng Quan Hoa, phƣờng Trung Hòa, phƣờng Yên Hòa, phƣờng Dịch Vọng Hậu.

Kinh tế của quận phát triển nhanh và khá toàn diện, tạo đƣợc sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu theo đúng định hƣớng: từ “Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp” nay chuyển sang “Dịch vụ - Thương mại và Công nghiệp - Xây dựng”. Năm 2018 kinh tế của quận tiếp tục tăng trƣởng, thu ngân sách quận đạt 6.515 tỷ đồng, thu thuế

từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 102%. Chi ngân sách 2.127 tỷ đồng đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của quận. Tổng mức luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 214.632,618 tỷ đồng, tăng 15,81% so với cùng k năm trƣớc; Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nƣớc đạt 6.228,8 tỷ đồng, tăng 0,071% so với cùng k năm trƣớc. Toàn quận đã cấp 1.808 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh và 8 Hợp tác xã.

Ngành nông nghiệp trên địa bàn quận hiện thu hút hơn 4.000 ngƣời chiếm tỷ trọng gần 10% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế xã hội của quận. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quận rất thấp, điều đó cho thấy năng suất lao động xã hội trong ngành này còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của quận. Ngành thƣơng mại dịch vụ bƣớc đầu thu hút đƣợc đầu tƣ trong nƣớc vào khu vực kinh tế tƣ nhân do lợi thế của một số tuyến giao thông mới trong khu vực đang trong diện mở rộng trong quá trình đô thị hóa nhƣ đƣờng Hoàng Quốc Việt, đƣờng Xuân Thủy, đƣờng 32…

3.1.2. Giới thiệu về Chi cục thuế quận Cầu Giấy

Là một trong 28 Chi cục thuế trên địa bàn TP Hà Nội, Chi cục thuế quận Cầu Giấy vừa chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Cục thuế TP Hà Nội về nghiệp vụ cũng nhƣ về chỉ tiêu kế hoạch, vừa chịu sự lãnh đạo nhiều mặt của Ủy ban nhân dân Quận Cầu Giấy.

Chi cục đƣợc giao nhiệm vụ quản lý tất cả các nguồn thu phát sinh trên địa bàn quận bao gồm: thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế tài nguyên, thuế nhà đất, tiền thuê đất, phí, lệ phí, lệ phí trƣớc bạ, tiền sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN), các khoản thuế khác...

+ 01 Chi cục trƣởng: Đồng chí chi cục trƣởng chịu trách nhiệm toàn diện trƣớc Cục Thuế TP Hà Nội, Quận ủy, HĐND, UBND quận Cầu Giấy về toàn bộ hoạt động của Chi cục. Chỉ đạo, điều hành chung các mặt công tác của Chi cục thuế quận Cầu Giấy, chỉ đạo công tác tổng hợp dự toán thu ngân sách nhà nƣớc.

+ 03 Phó Chi cục trƣởng: Giúp Chi cục trƣởng phụ trách và lãnh đạo Đội thuế, chỉ đạo công tác kiểm tra, quản lý thu thuế các đội thuế đƣợc phân công.

Hiện nay Chi cục thuế quận Cầu Giấy có 178 cán bộ với cơ cấu bộ máy quản lý của đƣợc tổ chức nhƣ sau:

Hình 3.1: Mô hình bộ máy tổ chức của Chi cục thuế quận Cầu Giấy

(Nguồn: Báo cáo Chi cục thuế quận Cầu Giấy các năm)

Ban Lãnh đạo Chi cục thuế quận Cầu Giấy gồm: 01 đồng chí Chi cục trƣởng lãnh đạo toàn Chi cục và 03 đồng chí Phó chi cục trƣởng phụ trách các

Chi cục trƣởng và 3 Phó chi cục trƣởng trươtrưởngtrưởng Đội T u n t ru yề n h ỗ tr ợ t h u ế Đội Kê kh ai -KT T -T in h ọc -T ổn g h ợp -Nghi ệp vụ -Dự t o n -Ph p c h ế Đội Ki ểm t ra thu ế 1 Đội Ki ểm t ra n ội b Đội Qu ản Cƣỡ n g ch ế n Đội Hàn h c h ín h Nhân s ự T ài vụ Qu ản t rị Ấn c h Đội T rƣớ c b T h u k h ác Đội quả n lý th u ế li ên p h ƣờ n g Đội Ki ểm t ra thu ế 2

đội chuyên môn.

Trên cơ sở nhiệm vụ quản lý thu thuế, Chi cục thuế quận Cầu Giấy đƣợc Cục thuế TP Hà Nội giao và căn cứ vào năng lực của cán bộ thuế mà tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục ngày càng đƣợc hoàn thiện, phù hợp hơn. Từ lãnh đạo đến từng cán bộ nhân viên, các tổ đội trong Chi cục đã có sự phối hợp với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách. Chính điều đó đã giúp Chi cục thuế quận Cầu Giấy luôn hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao, tăng thu cho NSNN, đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quận Cầu Giấy.

3.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế của Chi cục thuế quận Cầu Giấy

3.1.3.1. Các yếu tố chủ quan

- Tổ chức bộ máy của Chi cục thuế quận Cầu Giấy: Số lƣợng cán bộ làm công tác kiểm tra tại Chi cục là 58 178 chiếm 32,6%). Đây là con số đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế của chi cục thuế quận cầu giấy​ (Trang 31)