nghiệp cho cán bộ kiểm tra thuế
Để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra tại trụ sở NNT thì yếu tố quan trọng nhất là cần có một đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế tinh nhuệ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu luật thuế và kế toán, có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình kiểm tra thuế NNT lớn... đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của kiểm tra thuế trong thời k mới.
Để làm đƣợc điều này, Chi cục Thuế cần rà soát, phân loại số lƣợng công chức hiện có, kiến nghị với Cục Thuế thành phố Hà Nội và các cơ quan
có liên quan tổ chức các lớp đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn thuế, kế toán chuyên sâu về theo từng lĩnh vực, đối tƣợng..., nghiệp vụ kiểm tra từng sắc thuế, qui trình quản lý thuế, kiểm tra theo nhóm ngành kinh tế và các kỹ năng khác nhƣ quan sát, phỏng vấn, phát hiện gian lận… cho lực lƣợng công chức kiểm tra viên thuế. Điều này giúp cán bộ thuế đƣợc trau dồi, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ và khả năng ứng biến với từng NNT với các đặc thù khác nhau.
Trong điều kiện không tăng đƣợc nhiều biên chế, thì phải cơ cấu lại lực lƣợng lao động trong Chi cục, tăng số lƣợng công chức làm công tác kiểm tra và giảm số lƣợng công chức làm tại các Đội Thuế liên xã, phƣờng và các Đội có liên quan trên cơ sở phân tích KPI ở mỗi vị trí việc làm.
Cần phải tập trung bồi dƣỡng, đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn thuế, nghiệp vụ kiểm tra và các kỹ năng về phân tích tài chính doanh nghiệp.
Cần có chính sách đào tạo thích hợp, tập trung cho một số viên chức có năng lực để hình thành một đội ngũ kiểm tra thuế tinh nhuệ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu chính sách chế độ, thành thạo về công tác quản lý, có khả năng áp dụng các ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các khâu quản lý thuế, kiểm tra thuế.
Đồng thời đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển lực lƣợng kiểm tra viên theo hƣớng chuyên môn hóa sâu theo từng công việc cụ thể, phù hợp với cơ chế quản lý thuế tự kê khai, tự nộp thuế và các quy trình kiểm tra. Ngƣời làm kiểm tra trƣớc hết phải là ngƣời giỏi nghiệp vụ thuế. Không thể đi kiểm tra mà yếu ớt nghiệp vụ, phải hoàn toàn chủ động trên cơ sở am hiểu nghề thuế, phải nắm vững vàng từng luật thuế, từng chế độ chính sách hƣớng dẫn thi hành luật.
Ngoài ra, cần tăng cƣờng công tác khen thƣởng, kỷ luật đối với hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở ngƣời nộp thuế. Công tác kiểm tra thuế phải đối mặt với nhiều thách thức, phải làm việc theo nhóm, tập thể và cả môi trƣờng. Trong quá trình kiểm tra, ngoài nỗ lực cá nhân là cả tập thể. Mọi cuộc kiểm tra có thể giống nhau về mặt qui trình, nhƣng kết quả khác nhau và tác động đến đời sống kinh tế cũng khác nhau. Giải thích hiện tƣợng này lệ thuộc vào hoặc là ý thức, hoặc là năng lực tổ chức và thực hiện. Ngoài việc động viên tinh thần, để kiểm tra thuế ngày càng hoàn chỉnh rất cần có khen thƣởng vật chất. Cụ thể:
- Nâng lƣơng, nâng ngạch đề bạt cho cán bộ kiểm tra hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Khen thƣởng vật chất sau mỗi lần kết thúc kiểm tra, tùy theo kết quả kiểm tra.
- Trƣờng hợp thu thuế tốt hơn, chống thất thoát thuế, ngành thuế cần dùng qũy thƣởng của mình để động viên thích đáng cán bộ làm công tác kiểm tra tốt.
- Hình thức khen thƣởng ngoài vật chất còn là các hình thức từ bằng khen của các cấp, đến huân, huy chƣơng…
- Tuyển chọn, đào tạo, nâng cao năng lực, kể cả nâng cao trong hay ngoài nƣớc về nghiệp vụ, về học hàm, học vị…
Có một vấn đề còn đang bàn cãi là hiện nay, ngành thuế xem xét tuyên dƣơng, khen thƣởng các ĐTNT, nhƣng vấn đề ngƣợc lại chƣa đƣợc đề cập. Thực tế cho thấy, nếu các ĐTNT nhận đƣợc sự trợ giúp, sự hƣớng dẫn của cán bộ kiểm tra thuế ngoài nghĩa vụ của họ, ĐTNT vẫn có thể tri ân với cán bộ thuế. Đây là một vấn đề tế nhị cần phải kiểm chứng, nhƣng trƣớc hết trong ngành thuế, trong các địa phƣơng hoàn toàn có thể sử dụng biện pháp kích thích lợi ích vật chất đối với hoạt động kiểm tra thuế.
những sai phạm trong kiểm tra nhằm ngăn chặn những hành vi vô trách nhiệm, vun vén lợi ích cá nhân, cố ý vi phạm luật pháp, vi phạm mƣời điều kỷ luật đối với cán bộ thuế. Cần xử lý nghiêm minh những trƣờng hợp vi phạm kỷ luật Ngành, vi phạm “10 điều kỷ luật của ngành”, “những tiêu chuẩn cần xây, những tiêu chuẩn cần chống”, “tiêu chuẩn văn hoá công sở và đạo đức công chức thuế” của công chức thuế nói chung và công chức kiểm tra thuế nói riêng.
Tóm lại, chỉ khi thực hiện đầy đủ, đồng bộ giữa khen thƣởng và kỷ luật thì tổ chức với mạnh, cá nhân mới tích cực rèn luyện và cống hiến tốt, công tác kiểm tra thuế mới phát triển tốt, tác dụng đối với ĐTNT và tích cực hơn.